Từ câu chuyện gang thép Thái Nguyên đến mong ước về nền “kinh tế độc lập, tự chủ, hiệu quả, hiện đại”

Ông Phạm Minh Chính "khảo sát" tận nơi dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang Thép Thái Nguyên (Tisco 2), một dự án ngàn tỷ đắp chiếu suốt 15 năm nay. Ảnh: Lao Động
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chẳng biết căn cớ nào mà đầu tháng cô hồn năm Nhâm Dần, ông Thủ Tướng gốc công an Phạm Minh Chính lại có nhã hứng đi thăm đống sắt vụn ngàn tỷ ở Gang Thép Thái Nguyên. Vẫn cái áo kaki xanh rêu đẫm mồ hôi từ 2 năm trước đã xông xáo vào Nam ra Bắc, hô hào truy vết F0, F1, F2… phong tỏa, ngăn sông cấm chợ gây ra bao nhiêu cơn ác mộng kinh hoàng nay lại tái hiện.

Ông đội mũ cối, chống nạnh, chỉ tay, chân gác lên một đống sắt hoen rỉ, chỉ đạo “phải làm sao giải quyết nhanh chóng, đúng qui định luật pháp, hiệu quả, tiết kiệm…” Cứ thể như sau mấy lời đao to búa lớn của ông, đống sắt vụn đó sẽ được hô biến thành những cỗ máy ngon lành, nhà máy sẽ hoạt động trơn tru, mang lại hàng ngàn lao động, doanh thu ngàn tỷ… bla bla. Đám dân đen lan truyền tấm hình của ông trên mạng xã hội kèm lời bình phẩm “Không x.l thì không phải C.s.”

Cái đống sắt vụn khổng lồ được đầu tư bởi nguồn vốn ngân sách có dự toán ban đầu là 3.843 tỷ đồng, được điểu chỉnh tăng thêm 8.100 tỷ và đã thanh toán hết 95% cho tổng thầu EPC, đã qua 3 đời thủ tướng và nhiều đời chủ tịch, vẫn nằm trơ gan cùng tuế nguyệt, phơi mưa nắng suốt 15 năm qua. Nó là cục xương mắc ngang cổ đám quan chức Tisco, khiến nhiều viên chức tập đoàn đi tù. Nhưng ai cũng biết, đám “tôm tép” lãnh đạo cấp tổng công ty đó chỉ là “dê tế thần.” “Trùm cuối” là Nguyễn Tấn Dũng, Hoàng Trung Hải thì đã an hưởng cuộc sống hưu trí vương giả, “làm người tử tế.” Còn ông “nguyên Bộ Trưởng” Trần Tuấn Anh thì hàng ngày đi đánh golf và họp. “Lò” nào dám đụng tới đám đó?

Trước khi hết nhiệm kỳ bộ trưởng, Trần Tuấn Anh đã khôn lỏi đem 12 đại dự án thua lỗ cả triệu tỷ đồng ngân sách của Bộ Công Thương, trong đó có cái đống sắt vụn Gang Thép Thái Nguyên, chuyển qua cho Ủy Ban Quản Lý Vốn Nhà Nước của Nguyễn Hoàng Anh “đổ vỏ.” Tuấn Anh phủi tay sạch sẽ, về ngồi ghế Trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương, uống trà tán phét, gần gũi bên cạnh “người lái đò vĩ đại” để tiện bề thăng tiến. Coi như một bước lui để đợi thời.

Ông phó thủ tướng gốc Tàu là Hoàng Trung Hải về Hà Nội ngồi ghế bí thư hết nhiệm kỳ rồi “hạ cánh an toàn.” Siêu Bộ Công thương chi phối cả nền kinh tế để lại cho một tay chạy cờ bên khối Đoàn Đội chuyển sang là Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo “mua cái gì, bán cái gì.” Cứ thế, cái đoàn tàu kinh tế quốc gia do một lũ ma cô “Xuân tóc đỏ” dẫn dắt lèo lái, mỗi năm lại để lại những núi Nợ sau to hơn đống Nợ trước, kiên định con đường tiến lên CNXH.

Trong 12 đại dự án thua lỗ cả triệu tỷ của Bộ Công Thương, thì dự án Gang Thép Thái Nguyên của Tisco là một dự án khó xử lý nhất. Có thể nói là không có một giải pháp nào ngoài việc nhanh chóng đem mớ sắt vụn đó bán ve chai, được đồng nào quí đồng đó. Nếu “cái lò ông Trọng” có “thiêng” thì đem Nguyễn Tấn Dũng, Hoàng Trung Hải, Trần Tuấn Anh ra xử cũng thu hồi, bù đắp được phần nào ngân khố quốc gia. Nhưng ông Tổng Tịch ở tuổi gần đất xa trời, bộn bề trăm mối, diệt sao cho xuể giặc tham nhũng nhung nhúc nảy nở trên cái xác thể chế đang trương nứt, lở loét? Vả lại, ông cũng liệu sức ông, chẳng bao giờ dám đụng vào những nhân vật có “yếu tố nước ngoài” đứng sau bảo trợ. Vì “đánh chuột” nhưng không được làm “bể” cái chế độ toàn trị Cộng Sản mà ông thờ phụng, nên ông phải biết chọn “chuột” mà đánh.

Đọc cái chỉ đạo chung chung của ông thủ tướng công an về việc tìm giải pháp cho đống sắt vụn ngàn tỷ Gang Thép Thái Nguyên, không rõ ông Chính dựa vào căn cứ thực tế nào?

Tiền ngân sách thì cạn kiệt không thể bơm tiếp vào cái “hang chuột” Tisco. Đống thiết bị phơi mưa nắng 15 năm, ngay ở thời điểm được chuyển sang Việt Nam cũng đã là đồ phế thải bên Tàu. Nay đối tác EPC đã biệt tăm biệt tích, ôm tiền về nước, để lại đống rác thải công nghiệp mà nếu ở bên Tàu thì còn phải mất tiền xử lý. Khả năng để phục hồi, sửa chữa chắc chắn tốn kém gấp nhiều lần đầu tư mới. Vậy thì ông Chính có ký… ba vạn chín nghìn cái nghị quyết cũng chỉ như mớ giấy chùi. Ông Chính biết rõ như thế. Nhưng tại sao đầu tháng cô hồn, ông lại đem cái xác chết Gang Thép Thái Nguyên “xới” lên cho thối um? Ông định “làm tiền” ai đây?

Cho kẹo ông cũng chẳng dám đụng tới thầy mình là Nguyễn Tấn Dũng. Còn đụng tới “trùm xã hội đen” Hoàng Trung Hải, không cẩn thận ông còn “đi” nhanh hơn cả Trần Đại Quang. Thế thì ông chỉ còn “cửa” kiếm chác ở chỗ Trưởng Ban Kinh Tế TW Trần Tuấn Anh mà thôi. Dạo này, ông “nguyên bộ trưởng” cũng im hơi lặng tiếng. Hẳn ngài bận rộn với đám thê thiếp hoa hậu, người mẫu, bận đi chơi golf, massage…?

Mới đây, nghe nói đám chóp bu CSVN qua bên Singapore xin tư vấn để xây dựng nền kinh tế tự chủ, độc lập, hiện đại. Ngẫm mà thương thay cho cái dân tộc văn hiến mấy ngàn năm, giữa thời đại rực rỡ tên vàng Hồ hố, vẫn không thoát được kiếp đi làm cu-li cho bọn “tư bản giãy chết.” Hết học Liên Xô, Trung Quốc, Nhật, Hàn rồi quay qua học Singapore, mấy chục năm “đẽo cày giữa đường,” cái hay thì không học nổi người ta lấy một chữ, cái tồi bại, lưu manh của đám Tàu, Nga thì chiếm hết phần thiên hạ. Vậy mới biết công nghiệp “học tập đạo đức tư tưởng Hồ hố” đã thấm đến xương tủy của thể chế này, làm thối rữa cái gốc văn hóa dân tộc vốn đã bị mai một, hủy hoại đi phần lớn bởi thứ “văn hóa cộng sản” độc hại.

Nhân vụ đi Singapore để học hỏi xây dựng nền kinh tế “độc lập, tự chủ”, người viết xin dẫn lại bài cũ để nói về cái “định hướng mới” của ông Thủ Tướng Chính. Bài viết cũ đồng thời làm câu trả lời cho tính khả thi của những đường lối kinh tế kiểu “thày bói xem voi” vừa ngu dốt thảm hại, vừa chụp giựt khôn lỏi đúng với bản chất “côn đồ làm công an, lưu manh làm chính trị.”

Liệu Việt Nam có thể trở thành “kỳ tích Châu Á?”

Cho đến khi nào, nền kinh tế tư bản thân hữu tồi tệ có cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” này được dẹp bỏ. Những hệ thống công quyền và quản lý nhà nước thực chất là thứ gông ách, bảo kê cho những doanh nghiệp sân sau của đám viên chức chóp bu CSVN không còn tồn tại. Và quan trọng hơn cả là thể chế chính trị không bị ngoại bang lũng đoạn, chi phối, khi nạn tham nhũng bị đẩy lùi …Lúc đó, mới có hy vọng một nền kinh tế “độc lập, tự chủ, hiện đại, sáng tạo…” được nảy mầm trên đống tro tàn cũ. Có lẽ, đó là một “giấc mơ ban trưa” mà thôi.

Tân Phong

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.