Từ Độc tài đến… diệt vong

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kết cục nào cho một độc tài?

Năm 1989, khi bức tường Berlin sụp đổ – biểu tượng cho một thời đại chia rẽ, hận thù, và hệ thống Cộng sản chủ nghĩa thống trị một nửa thế giới sau hơn 70 năm tồn tại đã tan rã. Người ta tràn đầy hy vọng rằng thế giới đã bước sang một kỷ nguyên mới, với Hòa bình, Dân chủ và Nhân Quyền. Cảm hứng từ khoảnh khắc lãng mạn đó đã vút lên, ngân nga trong những giai điệu đẹp đẽ, mê đắm của Klaus Meine.

Những lớp thanh niên ngất ngây với “Wind of Change” trong chuyến lưu diễn của Scorpion ở sân vận động Lenin năm 1989, có lẽ phải bàng hoàng chua xót khi nhận ra thực trạng cay đắng, sau 30 năm, họ vẫn đang phải cố gắng tồn tại trong một xã hội nhầy nhụa, với gông ách của độc tài cùng mối lo lắng cơ cực “cơm, áo, gạo, tiền”.

Những gì mà chúng ta phải chứng kiến, lại là sự trở lại của những mô hình nhà nước toàn trị với những “Tần Thủy Hoàng” ở Trung Quốc hay “Sa hoàng” ở Nga. Đã có những thể chế độc tài sụp đổ, có những kết cục bi thảm dành cho những kẻ từng tột đỉnh quyền lực như Nicolae Ceaușescu, Saddam Hussein, Gadaffi hôm qua…, nhưng vẫn ngạo nghễ những Putin, Tập Cận Bình hay Kim Chính Ân hôm nay.

Dù cho loài người đã nỗ lực suốt hàng ngàn năm qua để tiến hóa các mô hình xã hội, hướng đến Dân chủ hơn, Tự do hơn nhưng dường như một nửa của thế giới vẫn luôn có khuynh hướng quay ngược trở lại bóng tối thời Trung cổ, nơi mà quyền lực tối thượng quốc gia chỉ nằm trong tay các “Hoàng đế”. Có quá nhiều kẻ luôn muốn mình “muôn năm”, “vĩ đại”. Và câu hỏi được đặt ra là “Kết cục nào dành cho một độc tài?”

Câu trả lời thật khó khăn vì những độc tài tàn ác nhất đã chết già trong những dinh thự và yên nghỉ ở những hầm mộ to lớn có người canh gác, xác được ướp tẩm và được trưng bày để người đời đến chiêm ngưỡng “dung nhan”. Những đoàn cừu vẫn xếp hàng để tỏ lòng tôn kính với kẻ đã từng giết hại hàng triệu người và đẩy quốc gia vào vòng lầm than.

Những Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành, cho đến ngày hôm nay, vẫn được rất nhiều người tôn sùng là Thánh nhân. Hẳn nhiên, các độc tài trên khắp thế giới luôn muốn được như vậy. Không ai trong số chúng muốn một kết cục như Gadaffi hay Saddam Hussein.

Không kẻ nào muốn thấy những tượng đài của mình hôm nay, sẽ bị kéo đổ như của Lê Nin, Stalin và bị dân chúng đập đầu, phỉ báng. Dù vậy, mâu thuẫn giữa việc xây dựng những tượng đài “lãnh tụ” ngàn tỷ và bánh mì cho đám dân đen đói khát thường lại không được những thể chế độc tài quan tâm.

Điều này, khiến cho “đám đông quần chúng” đến lúc nào đó phẫn uất vì không thể “ngắm tượng đài” để quên đi cơn cào xé của cái dạ dày trống rỗng, vào một ngày đẹp trời, thường lấy những biểu tượng đó để trút cơn căm giận khôn cùng. Thể chế độc tài nào vẫn duy trì được mức độ của “quan hệ biện chứng khách quan” đó trong vòng kiểm soát, vẫn còn đủ bánh mì cho đám dân nghèo khổ cầm hơi và đủ súng đạn, nhà tù để trấn áp. Chừng đó, những “lãnh tụ” vẫn “muôn năm” và “sáng ngời đạo đức cách mạng.”

Với một câu trả lời như vậy, thật khó thuyết phục được nhiều người. Giờ đây, nếu những nhà độc tài nào trên thế giới thiếu bánh mì cho đám dân đen có thể vay tiền và mì ăn liền của Trung Quốc, nếu thiếu súng đạn thì có thể nhờ cậy Putin giúp đỡ.

Những Maduro, Assad hay Kim Chính Ân vẫn có thể ung dung hưởng thụ “thành quả cách mạng” đó thôi? Tuy nhiên, còn sớm để mà nói đến kết cục của những độc tài “bé xinh” này, hay tương lai của những “Hoàng đế” và “Sa hoàng” ra sao, nhưng số phận của những dân tộc hay quốc gia có những “lãnh tụ vĩ đại” thì chẳng có gì sáng sủa hay an lành.

Syria và bài học cho Việt Nam?

Donald Trump đã lựa đúng ngày 13, Thứ 6, tháng 4 để gửi những món quà “đẹp, mới và thông minh” đến cho nhà cầm quyền Assad và Sa hoàng Putin. Hơn 100 quả phi đạn hành trình đã tấn công hàng loạt đến những căn cứ sản xuất hay chứa vũ khí hóa học. Có vẻ lời thề của Sa hoàng sẽ “giáng trả thích đáng” hay “bắn rơi tất cả các tên lửa và phá hủy các bệ phóng” của Mỹ đã rơi tõm vào hư không.

Tổng thống Nga Putin (phải) và Tổng thống Syria Bashar Assad tại Căn cứ không quân Hmeimim tại Syria. Ảnh: AP

Sức mạnh tàn phá hủy diệt của những vũ khí chiến tranh mà nước Mỹ trút cơn giận dữ xuống thể chế độc tài Assad và những kẻ đang chống lưng cho tên tội phạm nhân loại ở đất nước này đang làm rung động tới tận gan ruột những kẻ trước nay vẫn còn say cuồng sức mạnh của “nước Nga vĩ đại”, “Trung Hoa vĩ đại”.

Tất nhiên, truyền thông lề Đảng sẽ ra rả điệp khúc lên án chiến tranh, những hình ảnh thương tâm, đổ nát sau những đợt oanh kích tràn ngập trên những mặt báo. Việt Nam sẽ lại đưa ra những đề nghị “giữ gìn hòa bình thế giới”, các bên bình tĩnh giải quyết bằng đàm phán… bla bla. Trò hề này dù đã cũ mèm nhưng vẫn sẽ tiếp tục vì không có kịch bản thay thế.

Không ai có thể phủ nhận chiến tranh là một ác mộng tồi tệ nhưng chẳng mấy ai quan tâm đến căn nguyên và những kẻ gây ra điều tệ hại đó. Những nhà độc tài thường luôn chuẩn bị một cuộc chiến thường trực với chính người dân của mình từ sớm và những quốc gia theo chủ nghĩa bá quyền thì thường ưa thích kiếm tìm những cuộc chiến để trở nên “vĩ đại” hơn.

Hình ảnh những đứa trẻ Syria đang co giật, ngáp thở như những con cá bị vứt lên trên bờ cát nóng khi bị tấn công bởi chất độc hóa học thần kinh bởi quân đội Assad, khiến cho hàng triệu người chứng kiến phải đau nhói và giận dữ. Nó cho loài người thấy sự độc ác là không có giới hạn và tham vọng quyền lực là vô biên.

Ở địa ngục Syria, tấn thảm kịch nhân đạo đang cướp đi sinh mệnh hàng trăm ngàn người dân vô tội. Một cuộc chiến khởi nguồn từ mâu thuẫn bùng phát giữa người dân yêu Dân chủ và Tự do bị nhà cầm quyền Assad đàn áp tàn bạo. Sự trỗi dậy của lực lượng Hồi giáo cực đoan IS ở các nước Trung Đông và sự tham gia của các cường quốc để duy trì bàn cờ địa chính trị, quân sự trong khu vực cũng như tìm kiếm nguồn tài nguyên dồi dào từ đất nước này đã đẩy Syria vào vòng xoáy không có lối thoát.

Chiến tranh luôn là phương thức nhanh nhất để những chế độ độc tài dành được quyền lực và bảo vệ quyền lực như Mao Trạch Đông từng nói “Chính quyền đẻ ra từ họng súng”. Chiến tranh cũng là sự tiếp nối của chính trị dưới một phương thức khác – phương thức cuối cùng để con người quyết định cho mình sự Tôn nghiêm hoặc phỉ báng, Tự do hay Nô lệ.

Đó là cách thức con người hủy diệt lẫn nhau cũng như tự bảo vệ cuộc sống, những giá trị và lý tưởng của mình trước kẻ thù. Muốn có Hòa bình, hãy chuẩn bị Chiến tranh – câu thành ngữ nổi tiếng này có thể được coi là định luật sinh tồn của các chủng tộc hay quốc gia. Và dù muốn hay không thì nó vẫn là yếu tố quyết định những ngả rẽ của lịch sử.

Những kẻ khờ khạo, yếu hèn thì luôn nói “Tôi yêu hòa bình, tôi ghét chiến tranh, tôi muốn làm bạn với tất cả”. Nhưng vấn đề ở chỗ, một thế giới không có chiến tranh thì trên Thiên đường cũng không tồn tại.

Số phận một dân tộc hay quốc gia tùy thuộc vào sự lựa chọn và chuẩn bị của cuộc chiến trong tương lai ra sao. Số phận của những nhà độc tài tùy thuộc vào sự lựa chọn kẻ thù của chúng là ai. Những nhà cầm quyền lựa chọn Nhân dân làm kẻ thù như chính quyền Assad, Kim Chính Ân hôm nay, kết cục của họ sẽ sớm được định đoạt bởi chính người dân của đất nước đó và những thế lực do Mỹ và Phương Tây hỗ trợ. Còn những “lãnh đạo” CSVN thì sao?

Tân Phong,
ngày 15.04.2018

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.