Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu có thể chết trong tù

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 24 tháng 1 năm 2015, gia đình Đinh Nguyên Kha đi thăm nuôi Kha, hiện đang ở chung với tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu tại trại Xuyên Mộc cho biết anh Diệu đang tuyệt thực nhiều ngày và ở trong tình trạng sức khoẻ rất yếu.

Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu khi bị bắt là một kỹ sư xây dựng cầu đường. Ngoài việc làm mưu sinh, anh còn là một thành viên tích cực của Nhóm Bảo vệ Sự sống Gioan Phao lô Đệ Nhị tại Vinh, là một cộng tác viên của Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế. Anh từng ký tên vào các kiến nghị chống khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, kiến nghị đòi trả tự do cho Luật sư Cù Huy Hà Vũ.

Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu bị kết án 13 năm tù trong vụ xét xử 14 thanh niên Công giáo và Tin Lành ở Vinh năm 2013. Hai người bị tuyên án nặng nhất trong vụ án 14 thanh niên Công giáo – Tin Lành ở Vinh là anh Đặng Xuân Diệu và Hồ Đức Hòa, mỗi người 13 năm tù giam. Tuy nhiên anh Đặng Xuân Diệu luôn cho rằng bản thân vô tội, ngay trước tòa anh cũng tuyên bố không hề phạm tội theo như cáo buộc là âm mưu lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Hiện nay sức khoẻ của anh đang bị nguy kịch và Đại uý Phạm Xuân Huyên là một cán bộ nhà tù đã tuyên bố rằng: “Không chịu ăn thì bỏ mặc cho chết”.

Trước đây cũng có vài trường hợp các tù nhân lương tâm tuyệt thực đến chết trong tù cộng sản. Điển hình là ông Vũ Hồng Tố, một tù nhân lương tâm đã nhiều lần tuyệt thực, đặc biệt một lần 3 tháng tại trại tạm giam Hỏa Lò Hà Nội trước khi ông ta bị đưa ra xét xử phúc thẩm hồi tháng 6 năm 2014. Sau khi bị đưa về trại giam Nam Hà, Vũ Hồng Tố tiếp tục tuyệt thực để phản đối bản án, và trại giam Nam Hà đã để cho chết vào hồi tháng 11 năm 2014.

Ông Trương Văn Sương, một tù nhân lương tâm khác và một số tù nhân lương tâm người Thượng cũng đã chết ở trong tù. Khi bị bệnh ông bị nhà tù bỏ mặc, cho đến lúc chết mới đưa tới bệnh viện để hợp thức hóa cái chết của tù nhân.

Ngô Đồng

Nguồn: SBTN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm trong họp báo ngày 03/08/2024 sau khi được Trung ương đảng “bầu” làm tổng bí thư thay thế ông Nguyễn Phú Trọng mới chết. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Nỗi bất an của giới lãnh đạo Việt Nam

Nhiều nhà quan sát quốc tế thừa nhận Việt Nam đã chuyển từ chế độ đảng trị sang chế độ công an trị từ rất lâu, ít nhất là từ năm 2016, mà dấu hiệu nhận biết là Bộ Công An ngày càng phình to ra, can thiệp vào mọi mặt cuộc sống người dân, thủ đoạn đàn áp ngày càng trắng trợn và thái độ thù địch không giấu diếm đối với các quyền dân sự và chính trị cơ bản.

Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, nguyên nhân sâu xa để đảng CSVN phải thay những quan chức dân sự, quan chức kinh tế bằng các tướng tá quân đội và công an là do bị thôi thúc bởi nỗi bất an, bởi nỗi lo sợ bị mất quyền lực, bị lật đổ bởi sức mạnh của khát vọng dân chủ tự do.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư Việt Tân phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm các Anh Hùng Đông Tiến tổ chức tại Câu lạc bộ Hải Lục Không Quân Toronto, Canada hôm 25/08/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Toronto

Mùa thu Toronto nhớ về những chiến hữu trên đường Đông Tiến

Năm nay, bên cạnh những khuôn mặt thân quen, tôi còn nhìn thấy những gương mặt trẻ, những người lần đầu đến nơi này. Có lẽ họ cũng giống tôi lần đầu tới đây. Trong ánh mắt họ, tôi thấy sự tò mò, nhưng cũng bao gồm cả sự trân trọng cho những người lính đã ngã xuống. Những người “mang gươm đi mở cõi” trong văn chương, chí lớn chưa thành nhưng hồn tử sĩ vẫn làm hậu thế ngả mũ cúi chào.

Con người Việt Tân xưa và nay

Hôm nay cùng nhau ở đây, tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến, cũng là dịp để chúng ta cùng tri ân những người tiên phong, và tri ân nhau trong nỗ lực của mỗi người, với bất cứ khả năng gì và ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời của mình. 

Chúng ta có nhau! 

Sự đồng hành cùng nhau này và cùng với người dân có lý tưởng tại quê nhà, chúng ta không phải là thiểu số, mà là số đông có lương tâm, có tư duy, có sự trong sáng, có khả năng, và nhất là có tấm lòng góp gió thành bão.