Tù nhân lương tâm Phan Kim Khánh được trao giải Lê Đình Lượng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Giải thưởng Nhân quyền Lê Đình Lượng năm nay được trao cho Tù nhân Lương tâm trẻ tuổi Phan Kim Khánh. Cả hai người Phan Kim Khánh và Lê Đình Lượng đang bị giam cùng nơi tại Trại giam Ba Sao ở Hà Nam.

Đây là năm thứ 3 Giải nhân quyền Lê Đình Lượng được tổ chức trong một không khí vừa đang cao điểm của mùa dịch cúm vừa trải lòng trong một năm với nhiều thay đổi trong nước…”

Tại buổi trao giải thưởng Nhân quyền Lê Đình Lượng tổ chức tại Sydney, Australia vào ngày 11 tháng 12 vừa qua, bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong thay mặt ban tổ chức Đảng Việt Tân đã tuyên bố, người nhận giải năm nay là TNLT 27 tuổi Phan Kim Khánh. Anh là một sinh viên Đại học Thái Nguyên làm báo công dân khi bị bắt vào năm 2017 và bị tuyên án 6 năm tù vì tội “tuyên truyền chống nhà nước.”

Năm nay người thắng giải là một TNLT rất trẻ. Anh bị nhà cầm quyền CSVN bắt bỏ tù khi anh mới 24 tuổi chỉ vì anh có ước mơ, ‘Tôi muốn trở thành một người làm truyền thông thực thụ, tôi muốn góp sức cho phong trào đấu tranh cho nền dân chủ, bảo chí tại Việt Nam.’ “

Giải thưởng Nhân quyền Lê Đình Lượng do đảng Việt Tân thiết lập vào năm 2018.  Việc lấy tên  của tù nhân chính trị này cho giải thưởng “để nêu cao sự hy sinh của rất nhiều nhà hoạt động đang bị giam cầm hoặc đang đấu tranh, đồng thời nhắc nhở trước dư luận tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.” Ông Lê Đình Lượng vào năm 2018 bị kết án 20 năm tù vì cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”

Nhà hoạt động Lê Đình Lượng tại phiên tòa sơ thẩm ở Nghệ An hôm 16/8/2018. Ảnh: AFP
Nhà hoạt động Lê Đình Lượng tại phiên tòa sơ thẩm ở Nghệ An hôm 16/8/2018. Ảnh: AFP

Bà Đỗ Thị Lập, người mẹ của Phan Kim Khánh, từ xã Yên Tập, tỉnh Phú Thọ, nói với Đài Á Châu Tự Do rằng bà đã chia sẻ tin về Giải thưởng Lê Đình Lượng với anh Khánh khi thăm nuôi con tại Trại giam Ba Sao-Nam Hà, Hà Nam vào tuần qua.

“Khánh nó vui, nó cười, nó hỏi, bên kia (hải ngoại) hay bên mình? Cô nói bên kia. Cô bảo Khánh thế.” 

Nhà hoạt động Trần Thị Nga là thành viên trong Ban Giám khảo của Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng. Bà cũng là một cựu TNLT nay định cư ở Atlanta, tiểu bang Georgia của Hoa Kỳ. Bà nói cũng có rất nhiều nhà đấu tranh xứng đáng nhận giải thưởng mang tên của TNLT bất khuất Lê Đình Lượng. Bà cho biết có 3 người được đề cử cho giải thưởng năm nay là dân oan Dương Nội Trịnh Bá Phương và Phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc Lập Nguyễn Tường Thụy. Cuối cùng ban giám khảo đã chọn Phan Kim Khánh và bà cho đây là một món quà tinh thần cho cả anh Khánh và ông Lượng:

“Giải thưởng Lê Đình Lượng là một trong số những giải thưởng để cổ xúy tinh thần những anh em đấu tranh ở trong nước, đặc biệt là những anh em đang bị bách hại trong chốn ngục tù.

Năm nay thì em Phan Kim Khánh (được giải) là người đang bị giam giữ cùng trại giam Hà Nam cùng với anh Lê Định Lượng. Cũng có thể đây là món quà mà Chúa lựa chọn trao cho em Phan Kim Khánh để động viên khích động tinh thần em Phan Kim Khánh cũng như là anh Lê Đình Lượng và rất nhiều những anh em tù nhân đang bị giam giữ trong trại giam Ba Sao, Hà Nam.”

Gia đình Phan Kim Khánh nói họ yên tâm biết rằng Khánh ở trong tù vẫn vững tin. Cô Phan Thị Trang, em gái của anh Khánh chia sẻ một bức thư được anh viết cho gia đình. Trong lá thư anh viết:

“4 năm! Bố mẹ đã già thêm vì những lo toan về con trong đây…

4 năm! Đã qua đi những điều tưởng như là ác mộng, và dù hành trình phía trước, con biết cũng sẽ chẳng dễ dàng gì! Nhưng con sẽ kiên trì tiến bước. Vì đó là lẽ sống mà Chúa trao ban cho con. Sống vì quê hương, vì đồng bào mình, chỉ khi sống với lẽ sống hiến dâng đó, con mới thấy cuộc đời đáng sống và hạnh phúc ngay cả trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất.”

Cô Trang chia sẻ: “Mỗi lần mà em đọc thư của anh em em cũng rớt nước mắt, vừa thương vừa nhớ và xúc động.”

Bà Đỗ Thị Lập trong lúc chia sẻ với con trai, được anh Khánh cho biết Tù nhân Lương tâm đứng tên cho giải thưởng anh vừa nhận ở cùng trại giam và đang tuyệt thực cùng với 2 tù nhân khác là anh Hồ Đức Hòa và ông Lê Thanh Tùng.

“Khánh sức khỏe bình thường, không có vấn đề gì cả. Vừa rồi ở trại giam có một cái là ở ngoài người ta làm đá nên nước nôi không sạch. Nên vừa rồi ăn cơm có mùi hôi và Khánh bỏ một bữa không ăn. Còn mấy chú Lê Đình Lượng và Hồ Đức Hòa, hôm cô xuống là mùng 10, cháu bảo là dạo này hai chú ấy không ăn cơm. Tôi bảo là, chắc không ăn cơm là tuyệt thực à? Khánh nó mới nháy cô, nói là đúng. Hai công an ngồi nghe thì nó bảo không được nói việc ấy. Nó không cho mình nói về việc đó nữa. Nó chỉ bảo Khánh là chỉ còn 2 năm nữa (hết án). Người ta còn (án tù) lâu dài, đấu tranh, còn kiểu như Khánh thì đừng nói. Nhưng Khánh bảo cô là về báo cho Trang (người em của Khánh) cùng lên tiếng để anh em bên ngoài biết để động tác vào.”

Về thông tin ba tù nhân đấu tranh cho nhân quyền đang tuyệt thực tại trại giam Nam Hà, bà Trần Thị Nga nhận định:

“Nhiều người ở ngoài không hiểu được tình thế như vậy của những người tù nên có rất nhiều người đã phê phán tại sao TNLT ở Việt Nam lại hơi một tí lại dùng sự tuyệt thực ra. Bởi vì đó là vũ khí duy nhất để chúng tôi có thể đấu tranh bảo vệ mạng sống của mình!”

Cô Nguyễn Xoan, con dâu của TNLT Lê Đình Lượng, từ Nghệ An cho Đài Á Châu Tự Do biết, cô đã thấy có một điều gì đó không ổn khi cô đến thăm bố một ngày trước khi bà Đỗ Thị Lập thăm Khánh.

“Em nghĩ là Trại giam Nam Hà cố tình che dấu việc bố em tuyệt thực vì hôm mùng 9 tháng 12 thì gia đình em đã đi ra thăm bố và trại đã không cho em vào. Em nghĩ là trại giam Nam Hà đang cố tình gây khó dễ cho gia đình, cản trở gia đình vào. Nhưng rất may là anh Phan Kim Khánh ở chung trại tù với bố thì mới biết được thông tin đó cho nên là anh báo với người nhà và em liên lạc với gia đình của Phan Kim Khánh thì biết được chính xác việc đó.”

Cô cho biết gia đình đang rất lo lắng về người bố. Nhà hoạt động vì nhân quyền Lê Đình Lượng vào tháng 10 đã một lần tuyệt thực vì điều kiện ô nhiễm tại trại giam, cũng như bị cản trở quyền tín ngưỡng và không được dùng giấy bút. Ông ngưng tuyệt thực sau khi những đòi hỏi được đáp ứng, nhưng bây giờ thì bị tước lại.

Cô Xoan nói tiếp:

“Hiện tại em được biết sức khỏe của bố em ở trong trại tù không được tốt bởi vì điều kiện thăm khám nó không thể biết được chính xác bệnh của bố. Gia đình em chỉ biết đoán bệnh để gửi thuốc vào thôi. Gia đình em đang rất muốn là Trại Nam Hà phải đưa bố em đi ra ngoài để tham khảo một cách đầy đủ, cụ thể hơn để gia đình biết chính xác bệnh của bố, xác định hướng điều trị, để gửi thuốc trị bệnh cho bố nhanh chóng khỏi bệnh.” 

Đài Á Châu Tự Do có gọi đến trại giam để hỏi về tình hình sức khỏe và hoàn cảnh bị giam của các TNLT thì được một người không nêu tên trả lời:

“Em là phóng viên em không đủ thẩm quyền. Anh không có trả lời với em nhé. Em có là báo nhà nước thì anh cũng không trả lời, nghe chưa.”

Nguồn: RFA

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.