Từ Sri Lanka nghĩ tới Việt Nam

Hàng chục ngàn người dân Sri Lanka tràn vào Dinh Tổng Thống ở thủ đô Colombo. Ảnh: AFP via Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những biến động dồn dập trên thế giới trong tuần qua che mờ một sự kiện lớn xảy ra ở một nước nhỏ nhưng có ảnh hưởng toàn cầu: Người dân Sri Lanka biểu tình buộc tổng thống và thủ tướng nước này phải chạy trốn. Từ hoàn cảnh chính trị kinh tế của đất nước Nam Á này không thể không nghĩ tới Việt Nam vì giữa hai nước có nhiều điểm tương đồng.

Sri Lanka, tên khác là Ceylon, người Việt có thời gọi Tích Lan, là một đảo quốc nhỏ ở gần mũi cực Nam Ấn Độ. Tên chính thức của đảo quốc là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Dân Chủ Sri Lanka (Democratic Socialist Republic of Sri Lanka), dân số khoảng 22 triệu người, 74,9% dân số là người sắc tộc Sinhalese, 15,4% là người sắc tộc Tamil.

Cũng như Việt Nam, Sri Lanka trải qua cuộc nội chiến hơn 30 năm giữa hai sắc tộc lớn Sinhalese và Tamil làm hàng trăm ngàn người thiệt mạng. Hòa bình lập lại năm 2009 sau khi chính phủ của Tổng Thống Mahinda Rajapaksa dẹp tan được lực lượng vũ trang Hổ Tamil (Liberation Tigers of Tamil Eelam – LTTE). Nhưng sau ngày chiến thắng, ông Rajapaksa đưa đất nước vào thể chế độc tài gia đình trị dưới vỏ bọc “xã hội chủ nghĩa” và gắn bó với các quốc gia cùng thể chế như Trung Quốc, Nga, và Pakistan.

Ông Mahinda Rajapaksa thất bại trong cuộc bầu cử 2015, chấm dứt 10 năm cầm quyền, nhưng gia đình ông giành lại được quyền lực trong cuộc bầu cử tháng Mười Một, 2019, khi em trai ông là Gotabaya Rajapaksa, 73 tuổi, cựu bộ trưởng quốc phòng thời nội chiến, được bầu làm tổng thống.

Ông Gotabaya sau đó bổ nhiệm anh trai Mahinda, 76 tuổi, làm thủ tướng. Trong cuộc bầu cử quốc hội tháng Tám, 2020, đảng Mặt Trận Nhân Dân Sri Lanka (SLPP) của gia đình Rajapaksa giành chiến thắng áp đảo và gia tộc Rajapaksa chiếm đến năm ghế quan trọng trong chính phủ, gồm Basil Rajapaksa (bộ trưởng Tài Chính), Chamal (Quốc Vụ Khanh), Namal, con của Mahinda (bộ trưởng Thanh Niên), Yoshitha, cũng con của Mahinda (chánh văn phòng Phủ Thủ Tướng), và Shasheendra, con của Chamal (bộ trưởng Nông Nghiệp).

Đem đất nước ra cầm cố

Với quyền lực bao trùm, cộng với ý thức hệ “xã hội chủ nghĩa” du nhập từ Liên Xô, Cuba, và Trung Quốc, gia đình Rajapaksa thực tế đã dẫn dắt Sri Lanka “xuống hố cả nút” mà cuộc khủng hoảng hôm nay là hậu quả. Nhật báo The New York Times nhận định: “Thảm họa đang phơi bày ở Sri Lanka là sự tích lũy nhiều nguyên nhân – kinh tế phá sản vì nợ, tham vọng địa chính trị của Trung Quốc, đại dịch, hỗn loạn của thị trường lương thực và nhiên liệu toàn cầu do cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine – nhưng bao trùm là sự ngạo mạn và bất cẩn của triều đại Rajapaksa.”

Để mua chuộc sự trung thành của giới tinh hoa chính trị Sri Lanka, ngay sau khi giành được quyền lực năm 2005, Mahinda Rajapaksa làm ngơ trước nạn tham nhũng, ra sức vơ vét và xây dựng nhiều công trình hạ tầng lớn, mà tiêu biểu là hải cảng Hambantota ở quê hương ông.

Ông bắt đầu một chương trình vay mượn rất nhiều tiền mà chủ nợ chính là Trung Quốc vào lúc Bắc Kinh cũng vung tiền để thu phục các nước nhỏ nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với Ấn Độ. Trung Quốc nhanh chóng trở thành chủ nợ lớn nhất của Sri Lanka, phần lớn tiền vay đổ vào các dự án phồn hoa, tham nhũng và lãng phí nhưng điều kiện vay rất khắc nghiệt.

“Gia đình Rajapaksa đã đem chủ quyền quốc gia của Sri Lanka ra cầm cố,” The New York Times nhận định. Năm 2019 chính phủ Sri Lanka phải chuyển giao quyền sử dụng cảng Hambantota và 15.000 mẫu đất liền kề cho Trung Quốc trong 99 năm do không trả được tiền vay và trường hợp đó thường được dẫn chứng như một ví dụ tiêu biểu cho chính sách “ngoại giao bẫy nợ” của Bắc Kinh. Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), tỷ lệ nợ so với tổng sản lượng quốc gia của Sri Lanka tăng từ mức 91% năm 2018 lên 119% năm 2021, vượt xa khả năng trả nợ của nước này.

Trong khi đó, chính phủ Sri Lanka của các thành viên gia tộc Rajapaksa lại đưa ra những chính sách tự gây hại như giảm thuế cho giới chủ doanh nghiệp để kích thích kinh tế, cấm nhập cảng phân bón hóa học để tiết kiệm ngoại tệ… Việc giảm thuế dẫn tới thâm hụt ngân sách giữa lúc ngành du lịch – ngành kinh tế chính của đảo quốc – bị đình đốn vì đại dịch. Việc cấm nhập cảng phân hóa học làm cho sản lượng trà – sản phẩm nông nghiệp chính – và lúa gạo bị giảm khoảng 43%.

Chính phủ tiết kiệm được $400 triệu từ việc cấm nhập cảng phân bón nhưng phải chi ra thêm $450 triệu để nhập cảng gạo. Khi nhận ra sai lầm và hủy bỏ lệnh cấm nhập phân bón thì chiến tranh Ukraine nổ ra, nguồn cung cấp phân bón bị tắc nghẽn và giá cả leo thang. Đến đầu năm nay, Sri Lanka không còn ngoại tệ để nhập cảng hàng hóa khiến cho vật giá tăng đến chóng mặt.

Người cùng khổ thức tỉnh

Giá cả tăng cao ở tất cả những mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, khí đốt, thuốc men… đẩy cuộc sống người dân vào cảnh cùng khổ, điện thường xuyên bị cúp, xe lửa giảm số chuyến vì không đủ dầu. Bất mãn với tình trạng kinh tế cùng cực, người dân đã biểu tình chống đối, đòi Tổng Thống Rajapaksa từ chức.

Vì xe cộ không có xăng dầu để hoạt động, hàng ngàn người từ các vùng xa xôi đi bộ nhiều giờ về thủ đô để tham gia biểu tình. Cuộc biểu tình kéo dài từ tháng Ba năm nay, ngày càng đông, làm sụp đổ chính phủ vào đầu tháng Tư, khi Thủ Tướng Mahinda Rajapaksa cùng 26 thành viên nội các, kể cả thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Sri Lanka, phải từ chức.

Cuộc biểu tình lên tới cao trào vào cuối tuần qua, khi người dân tràn vào khu dinh thự của tổng thống và phóng hỏa đốt nhà riêng của thủ tướng tạm quyền Ranil Wickremesinghe.

Hai người này kịp tẩu thoát xuống một tàu tuần tiễu trong vịnh Colombo trước khi người biểu tình tràn ngập dinh thự của họ. Từ nơi lẩn trốn, Tổng Thống Rajapaksa ra thông báo quyết định từ chức vào thứ Tư, 13 tháng Bảy, còn thủ tướng cũng sẽ từ chức vào cuối tuần này.

Tin mới nhất là ông Basil Rajapaksa (cựu bộ trưởng tài chính) em trai tổng thống và thủ tướng nhưng có sổ thông hành công dân Hoa Kỳ, bị chặn tại phi trường Colombo sáng thứ Ba 12 tháng Bảy khi tìm cách lên máy bay đào thoát khỏi đất nước.

Theo AP, Tổng Thống Gotabaya Rajapaksa cũng bị chặn ở phi trường khi định đào thoát, nhưng qua ngày thứ Ba cùng vợ và hai nhân viên an ninh rời đất nước trên chiếc phi cơ của Không Quân Sri Lanka, hướng về thủ đô Male của Maldives, một đảo quốc nhỏ cách đó khoảng 600 km về phía Tây Nam.

Lời cảnh cáo

Hiện những người biểu tình vẫn chiếm cứ các dinh thự và lãnh đạo các đảng chính trị đối lập cho biết Quốc Hội sẽ họp vào ngày 16 tháng Bảy và một tổng thống tạm quyền sẽ được bầu ra vào ngày 20 tháng Bảy để điều hành đất nước cho đến kỳ bầu cử năm 2024.

Cuộc khủng hoảng ở Sri Lanka là lời cảnh cáo mạnh mẽ cho các nền kinh tế đang phát triển về bất ổn xã hội gây ra từ lạm phát. Gia tộc Rajapaksa có tham vọng xây dựng đất nước phồn vinh theo con đường xã hội chủ nghĩa từ nguồn tiền của Trung Quốc nhưng thực tế đã phơi bày đó chỉ là một ảo tưởng. Đây là lời cảnh cáo sinh động cho những quốc gia độc tài đang rắp tâm đi theo mô hình Trung Quốc như Lào, Miến Điện, Pakistan, và Việt Nam. Dự kiến, con cờ domino đổ sau Sri Lanka sẽ là Lào.

So với Sri Lanka, Việt Nam cũng có một thể chế độc tài toàn trị – không phải gia đình trị mà là đảng trị với quy mô tham nhũng và bất tài không kém, cũng lệ thuộc vào nguồn tiền của Trung Quốc và cũng đang chịu tác động của các vấn đề toàn cầu như khan hiếm lương thực và nhiên liệu, lạm phát leo thang, đồng tiền mất giá và đa số dân chúng bất mãn nặng nề do đời sống bị cùng khổ.

Cái khác là Việt Nam không có các chính đảng đối lập như Sri Lanka, không có một lực lượng vũ trang biết kiềm chế, không nổ súng vào người biểu tình để bảo vệ những kẻ độc tài tham nhũng. Nhưng cái thiếu lớn nhất có lẽ là người dân Việt Nam vẫn chưa thoát được nỗi sợ hãi thâm căn cố đế để đứng lên đòi quyền sống, phế bỏ độc tài như người dân Sri Lanka đang thể hiện.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.