Từ Vụ ’Hát Nhép’ Nhìn Lại Những Vụ Gian Dối Ở VN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 77.7 kb
Lâm Diệu Khả “hát nhép” theo tiếng hát của Dương Bái Nghi.

Đọc về vụ cô bé váy đỏ Lâm Diệu Khả diễn trong lễ khai mạc Olympics chỉ hát ’vờ’ còn giọng thật lại của một em khác, nhiều người Việt Nam không khỏi có cảm giác đó là chuyện không lạ với họ.

Trong hàng chục năm dưới thời bao cấp những lần “đánh tráo” như thế này là chuyện ’thường ngày ở huyện’.

Ở độ tuổi của cô bé bảy tuổi Dương Bái Nghi có giọng hát hay nhưng lại không được xuất hiện trên sân Tổ Chim, một số em thi vào Nhạc Viện Hà Nội phải ngậm ngùi khi thấy con cái các thầy cô giáo hay quan chức được ưu tiên.

Theo các cựu lưu học sinh ở Moscow, khi các thiếu niên Việt Nam phải trải qua kỳ thi để được sang Liên Xô cũ học nhạc, những chuyện gian lận trong việc tuyển chọn lại xảy ra.

Một cựu sinh viên Nhạc Viện Hà Nội nói có những học sinh Việt Nam được xem là có năng khiếu sang học ở Liên Xô khi đó đã làm giáo viên nước sở tại ngạc nhiên vì các em ’dốt quá’.

Đã có lúc Liên Xô phải cử chuyên gia đích thân sang tuyển ở Việt Nam vì những vụ chạy chọt để được du học miễn phí làm giảm chất lượng các khóa học của họ.

Thế nhưng khi họ về, trừ những trường hợp đỗ đầu mà các chuyên gia rất ấn tượng và rất nhớ, những em được điểm thấp hơn vẫn bị tráo tên.

Nếu không có các vụ như thế có lẽ số nghệ sỹ Việt Nam thành công ở ngoài biên giới Việt Nam có lẽ còn nhiều hơn nhiều so với hiện nay.

Người thật việc không thật

JPEG - 19.3 kb

Những chuyện lừa dối khác liên quan tới khả năng của các học viên cũng phổ biến trong các lĩnh vực ngoài âm nhạc.

Các học sinh phổ thông trước những buổi có khách đến ’dự giờ’ đều được chuẩn bị kỹ.

Trường, lớp bỗng nhiên vô cùng sạch sẽ và em nào trông sáng sủa sẽ được gà bài.

Khi khách đến tham gia giờ học, dù có bao nhiêu cánh tay giơ lên khi câu hỏi được đưa ra, các bạn học sinh đều biết ai sẽ được thầy cô gọi trả lời.

Tới các kỳ thi học sinh giỏi, các em cũng sẽ không ngạc nhiên nếu trong tốp đi thi có nhiều con em giáo viên hay những người quen thân với họ.

Ngựa quen đường cũ

JPEG - 10.1 kb

Khi các em học hết phổ thông, thi vào đại học và được chọn đi học nước ngoài, mức độ gian dối tăng thêm gấp nhiều lần.

Ngay cả khi thời cộng sản Đông Âu đã qua đi hiện tượng “đánh tráo” lưu học sinh vẫn không hết.

Tại Ba Lan, nền dân chủ sau 1989 vẫn cho một số học bổng dù ít hơn trước để các sinh viên được chọn từ Việt Nam tiếp tục có mặt trên các giảng đường đại học của họ.

Đây là lỗ hổng tạo ra hiện tượng có những thanh thiếu niên chạy vạy chỉ tiêu qua nhà chức trách Việt Nam, đặc biệt là Đại sứ quán ở Warsaw vào được khóa học tiếng để lên đại học.

Có những người thậm chí chưa học xong cả phổ thông trung học ở Việt Nam nên việc học theo kịp bậc đại học ở Ba Lan là quá khó và thường bị đuổi sau một hai năm đầu, cho dù đã sang được Ba Lan.

Còn tại chính Việt Nam, chế độ cộng điểm đại học cho nhiều đối tượng ưu tiên, từ sống ở vùng cao tới con thương binh, liệt sĩ cũng là cơ hội để người ta gian dối.

Hiện tượng sửa lý lịch, hộ khẩu để vào đại học không phải là chuyện hiếm khi xảy ra.

Và lợi ích của việc gian dối trong các xã hội thiếu minh bạch thường do các cá nhân hưởng nhưng tác hại thường lại đổ cho xã hội.

Nguyễn Hùng
bbcvietnamese.com

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.

Các nhà hoạt động môi trường bị bắt khi đang cố gắng bảo vệ chuyên ngành của mình (Trong số đó, có người đã ra tù). Ảnh: Dự án 88

Khi chủ tịch nước Việt Nam thăm Liên Hiệp Quốc, việc “cân bằng lượng khí thải carbon” biến mất ở nhà

Dù cuộc gặp giữa Biden và (Tô) Lâm có thuận lợi đến đâu theo quan điểm của công chúng Việt Nam, Lâm nhiều nhất cũng chỉ giành được một cái bắt tay với Biden khi cả hai đều ở New York để tham dự “Hội nghị Thượng đỉnh về Tương lai” (Summit of the Future) của Liên Hiệp Quốc trong tuần này.