Tưởng Kinh Quốc và sự mở đường cho tiến trình dân chủ Đài Loan

Cố Tổng thống Đài Loan Tưởng Kinh Quốc (trái) và Tưởng Giới Thạch. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Bài viết nhân ngày mất của Tưởng Kinh Quốc, 13/1/1988 – 13/1/2019)

Tháng 3 năm 1978, Tưởng Kinh Quốc, con trai của Tưởng Giới Thạch và lúc đó là thủ tướng của Trung Hoa Dân Quốc được Quốc hội bầu làm tổng thống. Ông tại vị cho đến năm 1988, với 2 nhiệm kỳ kéo dài 10 năm.

Trong 10 năm làm tổng thống, Tưởng Kinh Quốc gần như duy trì các chính sách được thiết lập bởi Quốc Dân Đảng hết 8 năm đầu. Riêng trong 2 năm cuối, ông đã thực hiện các cải cách chính trị mang tính bước ngoặt, làm tiền đề cho tiến trình dân chủ Đài Loan.

Thời điểm đánh dấu các cải cách chính trị đáng kể đầu tiên là tháng 3 năm 1986. Tưởng Kinh Quốc khi ấy đã chỉ định một ủy ban gồm 12 người để xây dựng kế hoạch dỡ bỏ thiết quân luật, hợp pháp hóa các chính đảng mới và thực hiện các cải cách chính trị quan trọng khác.[1]

Tháng 5 năm 1986, lần đầu tiên kể từ năm 1947, các cuộc đàm phán được tổ chức giữa Quốc Dân Đảng và một phe đối lập, đó là Hiệp hội nghiên cứu ngoài đảng về chính sách công (Tangwai Research Association for Public Policy, TRAFPP). Mặc dù TRAFPP là bất hợp pháp, song việc Quốc Dân Đảng công nhận sự tồn tại của nó về mặt chính trị trên thực tế là bước quan trọng hướng tới dân chủ.[2]

Tháng 9 năm 1986, tiếp tục lấn tới để tăng cường vị thế chính trị trước sự nhượng bộ của Quốc Dân Đảng, các nhà lãnh đạo của TRAFPP đã thành lập Đảng Dân Tiến. Bất chấp các khuyến nghị của chính Quốc Dân Đảng rằng cần giải tán đảng này và bắt giữ các lãnh đạo của nó, Tưởng Kinh Quốc đã để nó hoạt động.

Ngày 06/12/1986, trong cuộc bầu cử Quốc hội, Đảng Dân Tiến ra tranh cử, 11 người của nhóm Chu Thanh Ngọc trúng tuyển vào Quốc hội, 12 người của nhóm Khang Ninh Trường trúng tuyển vào Viện Lập pháp. Quốc Dân Đảng tuy không thất bại song thu được số phiếu thấp hơn dự kiến và thấp nhất từ trước cho đến bấy giờ (thực tế chỉ 69,87% so với dự kiến hơn 70%).[3]

Ngày 17/12/1986, Tưởng Kinh Quốc chỉ thị nhóm nghiên cứu Luật An ninh Quốc gia với nguyên tắc giảm sự khống chế đến mức thấp nhất đối với nhân dân.[4]

Ngày 18/01/1987, Quốc Dân Đảng tiếp nhận yêu cầu của Đảng Dân Tiến, theo đó, đảng đoàn Ủy viên Lập pháp của Đảng Dân Tiến được lập một văn phòng tại Viện Lập pháp để có chỗ làm việc. Chế độ hai đảng bắt đầu xuất hiện trong Quốc hội của chính quyền Đài Loan.[5]

Ngày 20/01/1987, các tù nhân chính trị trong sự kiện Cao Hùng – vốn là cuộc đối đầu bạo lực vào cuối năm 1979 giữa chính phủ và những người ngoài đảng, trong đó có các thành viên của các tổ chức phản đối độc đảng, đòi hỏi dân chủ – được tha trước thời hạn.[6]

Ngày 05/02/1987, Viện trưởng Hành chính Du Quốc Hoa chỉ thị các cơ quan hữu quan nghiên cứu lại vấn đề đăng ký và tăng số trang đối với báo chí. Động thái này cho thấy chính quyền của Tưởng Kinh Quốc muốn chấm dứt chế độ cấm báo chí trong hơn 30 năm qua.[7]

Ngày 21/02/1987, lệnh cấm đối với tổ chức tôn giáo Nhất Quán Đạo được thu hồi. Các tín đồ Tân Ước trước đây bị coi là “tà giáo” nay được phép đến nhà thờ của họ để lễ bái tự do.[8]

Làn gió đổi mới của cải cách cũng thổi vào các trường trung học và đại học. Các báo của sinh viên trước đây bị kiểm duyệt bởi ban huấn đạo nay có thể được kiểm duyệt bởi các giáo sư do sinh viên lựa chọn. Một số cấm đoán trong trường đối với sinh viên nay cũng được thào dỡ.[9]

Ngày 14/07/1987, Tưởng Kinh Quốc tuyên bố dỡ bỏ thiết quân luật sau 38 năm tồn tại của luật này. Ba tháng sau, Thường vụ Trung ương Quốc Dân Đảng thông qua nghị quyết cho phép người dân viếng thăm gia đình ở đại lục, kết thúc thời gian cách biệt với đại lục cũng ngần ấy năm.[10]

Cũng trong năm 1987, Tưởng Kinh Quốc đã bổ nhiệm Phó Tổng thống Lý Đăng Huy, một người Đài Loan bản địa, làm chủ tịch Quốc Dân Đảng và chỉ định ông làm tổng thống kế nhiệm, chấm dứt chế độ gia đình trị và phe nhóm trị, cho dù điều này bị Quốc Dân Đảng phản đối.[11]

Ngày 13/01/1988, Tưởng Kinh Quốc qua đời, để lại niềm tiếc thương cho nhiều người và cả các đảng phái đối lập. Kế thừa các tiền đề được tạo dựng bởi Tưởng Kinh Quốc, Lý Đăng Huy lên làm tổng thống và thực hiện các cải cách tiếp theo khiến tiến trình dân chủ đi xa hơn.

Bên cạnh các cải cách chính trị, các thành tựu kinh tế thời Tưởng Kinh Quốc có tác dụng bổ trợ cho tiến trình dân chủ Đài Loan. Trong những năm ông tại vị, kinh tế Đài Loan đã tăng trưởng ngoạn mục với tốc độ có khi lên tới hơn 14%. GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương năm 1980 đã là hơn 4.000 USD, và gấp đôi 8 năm sau đó.[12]

Theo thời gian, Đài Loan đã chuyển đổi thành công và êm thắm từ độc tài sang dân chủ mà không có các cuộc cách mạng lật đổ và trở thành một trong các quốc gia dân chủ nhất thế giới ngày nay xét về nhiều phương diện, như bầu cử minh bạch, báo chí tự do và xã hội dân sự phát triển.

Trong nhiều nhân tố thúc đẩy tiến trình dân chủ Đài Loan, vai trò của Tưởng Kinh Quốc, tuy chỉ thể hiện rõ nét trong hai năm cuối cầm quyền, song có ý nghĩa mở đường cho những đổi thay tích cực cho dân chủ về sau.

Khi đánh giá vai trò cá nhân của Tưởng Kinh Quốc, có quan điểm cho rằng chủ trương cải cách và dân chủ hóa của ông thể hiện mạnh mẽ ý chí và quyết tâm của ông, với tư cách là người đứng đầu, trước các xu hướng bất đồng và chống đối.

Dù còn những tranh cãi rằng Tưởng Kinh Quốc liệu thực hiện các cải cách là vì lợi ích của quốc gia hơn là lợi ích đảng phái, hay ngược lại, vì lợi ích đảng phái hơn là lợi ích quốc gia, thì có lẽ câu trả lời không quá quan trọng, vì điều quan trọng thực sự là kết quả có hậu của các cải cách đó đối với tiến trình dân chủ Đài Loan.

Nguyễn Trang Nhung

Chú thích:

[1][2] What Motivated the KMT in Taiwan’s Democratization?
https://www.ketagalanmedia.com/2017/09/30/what-motivated-kmt-taiwan-demo…

[3][4][5][6][7][8][9][10] Hoàng Gia Thụ, Đài Loan: Tiến trình hóa rồng

[11] Về đạo đức người cầm quyền trường hợp Park Chung-hee và Tưởng Kinh Quốc
http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhin-ra-the-gioi/…

[12] GDP đầu người (PPP) của Đài Loan
https://www.indexmundi.com/taiwan/gdp_per_capita_(ppp).html

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.