Tuyên bố của Phái đoàn Liên Minh Châu Âu tại VN về trường hợp sắp thi hành án tử hình ở Việt Nam

Phái đoàn Liên Minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam cùng với cơ quan đại diện ngoại giao Canada, Na Uy và Anh Quốc ra tuyên bố hôm 9/8/2023 kêu gọi các cơ quan thẩm quyền Việt Nam dừng việc thi hành án tử hình ông Nguyễn Văn Chưởng. Ảnh: Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam ra tuyên bố sau đây cùng với các cơ quan đại diện ngoại giao của Canada, Vương quốc Na Uy và Vương quốc Anh!

Tuyên bố tại nước sở tại về việc sắp thi hành án ông Nguyễn Văn Chưởng

Phái đoàn EU tại Việt Nam và các cơ quan đại diện ngoại giao của Canada, Vương quốc Na Uy và Vương quốc Anh kêu gọi các cơ quan thẩm quyền Việt Nam dừng việc thi hành án tử hình ông Nguyễn Văn Chưởng.

Chúng tôi cực lực phản đối việc áp dụng hình phạt tử hình trong mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh, đây là một hình phạt tàn ác, vô nhân đạo, hạ thấp nhân phẩm và không bao giờ có thể biện minh được, đồng thời vận động Việt Nam hoãn thi hành tất cả các án tử hình.

Ngày nay, hơn hai phần ba các quốc gia trên thế giới đã trở thành những quốc gia bãi bỏ trong luật pháp hoặc trên thực tiễn, điều này khẳng định xu hướng toàn cầu ủng hộ việc bãi bỏ án tử hình. Không có bằng chứng nào cho thấy hình phạt tử hình có tác dụng răn đe tội phạm hiệu quả hơn hình phạt tù. Hơn nữa, việc cải tạo với vai trò như một mục tiêu của luật hình sự hiện đại không thể thực hiện được bằng việc áp dụng hình phạt tử hình. Không những thế, bất kỳ sai sót nào – điều không thể tránh khỏi trong bất kỳ hệ thống luật pháp nào – đều không thể đảo ngược.

Chúng tôi sẽ tiếp tục tích cực nỗ lực để thúc đẩy xu hướng chung hướng tới loại bỏ hình phạt tử hình và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trên con đường tiến tới việc xóa bỏ này.

*****
Local statement on a forthcoming death penalty case in Vietnam!

The Delegation of the European Union to Vietnam issues the following statement together with the diplomatic missions of Canada, the Kingdom of Norway and the United Kingdom.

Local statement on the forthcoming execution of Mr. Nguyen Van Chuong

The EU Delegation to Vietnam and the diplomatic missions of Canada, the Kingdom of Norway and the United Kingdom call on the Vietnamese authorities to halt the execution of Mr. Nguyen Van Chuong (decision No. 02/2023/QD-CA).

We strongly oppose the use of capital punishment at all times and in all circumstances, which is a cruel, inhuman and degrading punishment and can never be justified, and advocate for Vietnam to adopt a moratorium on all executions.

Today, more than two thirds of the countries of the world have become abolitionist in law or practice, which confirms a global trend in favour of the abolition of the death penalty. No evidence exists to show that the death penalty serves as a more efficient deterrent to crime than imprisonment. Moreover, rehabilitation as an objective of modern criminal law is rendered impossible by the application of capital punishment. Furthermore, any errors – inevitable in any legal system – are irreversible.

We will continue to actively work to further the universal trend towards the eradication of the death penalty and stand ready to support Vietnam on a path towards abolition.

Nguồn: FB European Union in Vietnam

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.