Tuyên bố về 50 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm (cập nhật)

Các Tổ chức Xã hội Dân sự VN

Dân chúng tại Hà Nội trong một lần mang biểu ngữ “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam” biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 9/12/2012. Ảnh: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images

Nhân sự kiện đánh dấu 50 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (19/1/1974-19/1/2024), một số tổ chức xã hội dân sự trong nước cùng các cá nhân trong và ngoài nước đã góp tiếng nói của mình trong công cuộc đấu tranh chung qua một Bản Tuyên Bố như bên dưới.

***

(Cập nhật ngày 18/1/2024)

Tuyên bố về 50 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm

Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Geneve 1954, toàn bộ phần lãnh hải phía Nam vĩ tuyến 17 của Việt Nam do Pháp kiểm soát được giao lại cho quân đội Quốc Gia Việt Nam, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Sau khi Việt Nam Cộng Hòa được thành lập dựa trên cơ sở kế thừa của Quốc Gia Việt Nam thì Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý hành chính của Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày 19 tháng 1 năm 1974, lợi dụng cuộc nội chiến ở Việt Nam, Trung Quốc đã đem quân đội đến cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa, giết hại 74 chiến sĩ Hải Quân Việt Nam và chiếm đóng từ ngày đó đến nay .

Ngày 19 tháng 1 năm nay (2024), đã trải qua 50 năm, quần đảo Hoàng Sa đã mất vào tay Trung Quốc. Xét về quyền lợi của dân tộc, của tổ quốc Việt Nam thì quân Trung Quốc là bọn xâm lược, là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Những quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vì chống quân xâm lược Trung Quốc phải được lịch sử Việt Nam dù bất cứ chính quyền nào quản lý, vinh danh như những anh hùng của dân tộc Việt Nam chống quân xâm lược Trung Quốc trong hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước.

Trước đây tổ chức Công Đoàn Việt Nam đã có kế hoạch xây dựng Đài tưởng niệm Hoàng Sa ở Đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, nhưng sự việc còn dang dở. Hôm nay đã gần 50 năm ngày mất Hoàng Sa, chúng tôi yêu cầu chính quyền:

1. Công khai thừa nhận 74 quân nhân VNCH đã hy sinh ở Hoàng Sa vì chống quân xâm lược Trung Quốc, bảo vệ biển đảo là sự kiện phải được ghi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam.

2. Xây dựng đài tưởng nhớ đến sự kiện lịch sử này.

3. Truyền thông rộng rãi cho nhân dân đặc biệt là các thanh thiếu niên luôn luôn ghi nhớ quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam bị quân Trung Quốc cưỡng đoạt bằng vũ lực, vi phạm luật pháp quốc tế.

4. Nhà cầm quyền tiếp tục đấu tranh kiên quyết, bền bỉ bằng mọi hình thức, biện pháp với Trung Quốc nhằm đòi lại Quần đảo Hoàng Sa về tổ quốc Việt Nam.

Ngày 15 tháng 1 năm 2024

Các tổ chức xã hội dân sự:

1. Lập quyền dân: Ông Nguyễn Khắc Mai đại diện
2. Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh: GS Nguyễn Đình Cống đại diện
3. Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự: TS Nguyễn Quang A đại diện
4. Câu lạc bộ Phan Tây Hồ: TS Hà Sĩ Phu đại diện
5. Diễn Đàn Bauxite Việt Nam: GS Nguyễn Huệ Chi đại diện
6. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng: Ông Lê Thân đại diện

Các cá nhân:

1. Nguyễn Thị Kim Chi, nghệ sĩ, CLB Lê Hiếu Đằng, tp HCM
2. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội
3. Hoàng Hưng, nhà thơ, tp HCM
4. Mạc Văn Trang, nhà giáo, tp HCM
5. Nguyễn Đình Cống, Giáo sư Xây dựng, Hà Nội
6. Lê Phú Khải, nhà báo, Ban chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng
7. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, CLB Lê Hiếu Đằng
8. Vũ Trọng Khải, PGS Chính sách nông nghiệp, tp HCM
9. Thiều Thị Tân, hưu trí, CLB Lê Hiếu Đằng, tp HCM
10. Trần Hữu Quang, PGS.TS Xã hội học, Saigon
11. Đinh Hoàng Thắng, TS, nguyên Đại sứ VN ở Hà Lan, Hà Nội
12. Nguyễn Quang A, TS Tin học, Hà Nội
13. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, Đà Lạt, Lâm Đồng
14. Lâm Ái, giáo viên hưu trí, Nha Trang
15. Lê Thân, hưu trí, CLB Lê Hiếu Đằng, Saigon
16. Bùi Nghệ, Kỹ sư hưu trí, CLB Lê Hiếu Đằng, Saigon
17. Phan Hoàng Oanh, TS Hóa, Saigon
18. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
19. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y Khoa, Australia
20.Nguyễn Mai Oanh, ThS Kinh tế Phát triển, Saigon
21. André Menras, nhà giáo Việt-Pháp, Pháp
22. Phan Đắc Lữ, hưu trí, Saigon
23. Phạm Xướng, giáo viên hưu trí, Phú Quốc, Kiên Giang
24. Phan Thành Khương, nhà giáo nghỉ hưu
25. Lê Phước Sinh, Cựu giáo chức, tp HCM
26. Nguyễn Thị Kháng Trâm, hưu trí, Tp HCM
27. Nguyễn Phú Yên, nhà giáo hưu trí, Thừa Thiên Huế
28. Nguyễn Tiến Dân, Nhà Giáo, Hà Nội
29. TS Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư Danh dự Đại học Liège, Bỉ
30. Nguyễn Thanh Văn, Nhà báo, Cộng Hòa Liên Bang Đức
31. Tuệ-Hải Nguyễn, hưu trí, Canberra, Australia
32. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư tin học, Thụy Sĩ
33. Nguyễn Trọng Hoàng, bác sĩ, Paris, Pháp
34. Đỗ Thịnh, Hà Nội, 82 tuổi, tiến sĩ, nhà nghiên cứu khoa học xã hội, nhà giáo, hưu trí
35. Duc Pham, kỹ sư xây dựng, Texas, USA
36. Trần Đình Giang (Mr), Civil Engineering
37. Phạm Văn Nam, hưu trí, Hà Nội
38. Trần Thị Thanh, hưu trí, Hà Nội
39. Nguyễn Khuê, hưu trí
40. Lê Anh Hùng, nhà báo tự do, Kim Giang, Hà Nội
41. Huỳnh Quốc Huy, Kỹ sư Cơ khí nông nghiệp hưu trí, Nam California, Hoa Kỳ
42. Kha Lương Ngãi, nguyên phó TBT báo SGGP, Ban chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng

Để tham gia ký tên xin vui lòng gởi email về địa chỉ: nui99bien@gmail.com

Nguồn: Bauxite Việt Nam

(Quý vị nào muốn tham gia ký tên xin vui lòng gởi về email nui99bien@gmail.com để cập nhật)