Tỷ phú Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tình cờ đọc được tuyên bố này của bầu Đức: “Phải có tên trong danh sách tỷ phú thế giới chứ không đơn thuần là người giàu Việt Nam.”

Chỉ qua cách nhìn, động lực của ông ta thì thấy rõ cách làm giàu cũng như tham vọng của giới triệu, tỷ phú Việt: Phải thành công bằng mọi giá, phải giàu hơn mọi người và phải có tiếng trên thế giới!

Cho nên mới có chuyện ồn ào về nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, muốn cống hiến 155 triệu bảng Anh cho trường Linacre College, để được đổi tên thành Thao College. Nguyện vọng của bà là để góp phần cải tiến môi trường giáo dục. Nhưng bà quên rằng, chính tại quê hương của bà mới là nơi cần được đầu tư, giúp đỡ để cải thiện một nền giáo dục vốn dĩ quá đỗi lạc hậu.

Tầng lớp giàu có Việt Nam khác hẳn giới tỷ phú trên thế giới: Kín tiếng, kín đáo và không ngừng làm việc, đầu tư, sáng tạo,… để chính phục những mục tiêu đề ra. Họ không ầm ĩ nhưng vẫn cứ giàu và rất giàu!

Giới tỷ phú quốc tế chắc chắn có những tham vọng kinh khủng nhưng họ khiêm tốn hơn và sự thành công vượt bậc của họ cũng góp phần quan trọng cho sự phát triển của xã hội, trong mọi lĩnh vực.

Giới triệu và tỷ phú Việt Nam khó lòng thành công bằng chính đôi bàn tay lương thiện và khối óc sáng tạo. Đơn giản vì cơ chế chính trị lắc léo, không minh bạch cộng với sự quan liêu và tham nhũng trong mọi ngóc ngách xã hội khiến cho bất cứ công ty hay tập đoàn nào cũng bị chi phối, kiểm soát và thao túng bởi chính quyền.

Sự yểm trợ và bảo kê của nhà cầm quyền khiến cho các cá nhân hay tập đoàn trở nên giàu có một cách nhanh chóng. Nhưng bản chất của mối quan hệ ấy lại rất phũ phàng và tàn nhẫn một khi chính quyền muốn ra tay trừng phạt hay có sự tranh giành quyền lực nơi hậu trường chính trị.

Từ Phạm Nhật Vượng, tỷ phú đình đám với thương hiệu xe hơi vượt biên giới Việt đến bầu Đức nổi tiếng với những phi vụ liên quan đến đất đai và môi trường tại Việt Nam, Lào và Campuchia, có ai dám chắc rằng đằng sau sự giàu có của họ, không có bàn tay của chính quyền?

Cái bệnh nổ cho đã, tự sướng, để cho thế giới phải biết đến mình, chính là căn bệnh trầm kha của xã hội. Tất cả chỉ biết chạy theo thành tích, theo danh vọng hão huyền, theo hình thức nhưng lại không hề có lương tâm, trách nhiệm để xây dựng những nền móng vững chắc và nhân bản cho mọi sự phát triển cân đối và hài hoà trong xã hội Việt Nam.

Nguồn: FB Lâm Bình Duy Nhiên

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.