Ủy Ban Nhân Quyền LHQ từng phán quyết ra sao trong vụ việc cầm tù nhà báo?

Nhà hoạt động Đỗ Nam Trung tại phiên tòa hôm 16/12/2021 ở Nam Định. Ảnh VOA (screenshot of Bao Ve Phap Luat)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Như đã biết thì Việt Nam vừa có ba phiên toà xử các nhân vật vì tội tàng trữ, tuyên truyền chống phá Nhà nước. Ở phiên toà nào thì lập luận cũng đơn giản là luật thì phải theo, không nên nói nhiều, nhà nước pháp quyền thì phải thế.

Tuy nhiên, thời kỳ quốc tế thì Việt Nam với tư cách là một quốc gia của Liên Hiệp Quốc cũng phải tuân thủ luật pháp và nghĩa vụ quốc tế. Đây cũng là nhu cầu của Việt Nam trong nhiều quan hệ với nước lớn, công lý dựa trên luật pháp như ta hay nghe.

Vậy pháp luật quốc tế nói gì về việc bắt một người vì người đó trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài và viết lách có nội dung làm Nhà nước không hài lòng?

Ngắn gọn, Ủy Ban Nhân Quyền (UN Human Rights Committee) từ chối lập luận cho rằng một chính quyền có thể bỏ tù người phát ngôn vì cho rằng cô ta không đưa ra chứng minh thuyết phục khi chỉ trích chính quyền tham nhũng, và rằng ngôn luận đó có thể gây phương hại cho công cuộc đấu tranh thống nhất dân tộc. Nói cách khác, chuyện bảo vệ uy tín của cho chính quyền không liên quan gì đến chuyện một dân tộc có thống nhất hay không.

Năm 1991, một nhà báo người Cameroon tên là Albert Womah Mukong gửi bị vong lục (communication) lên Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (được thành lập theo Công Ước về Quyền Dân Sự, Chính Trị) khiếu nại chính quyền Cameroon vi phạm một số quyền con người của ông.

Cụ thể, Womah Mukong cho rằng chính quyền Cameroon đã bắt giam, kết án tù ông vì (1) ông đã viết một vài tài liệu, cuốn sách phê phán tình hình chính trị, chỉ trích chính quyền Cameroon làm trì trệ đất nước, mô tả lại trải nghiệm khắc nghiệt của ông khi bị tạm giam, cũng như kêu gọi thiết lập nền dân chủ đa đảng tại quốc gia này, và (2) ông đã trả lời phỏng vấn BBC trong thời gian ông lưu trú ở Anh, và tiếp tục lên án giới chức Cameroon. Tất nhiên là sách và các tác phẩm của Womah Mukong, ví dụ như quyển Tù Nhân không Tội Ác (Prisoner without a Crime), đều bị chính quyền Cameroon cấm lưu hành. Tại thời điểm của khiếu nại, Womah Mukong đã được phóng thích.

Để phản hồi, chính quyền Cameroon thì cho rằng họ bắt Womah Mukong là căn cứ theo Pháp lệnh số 62/OF/18 năm 1962 về tội “đầu độc công luận trong nước và quốc tế” thông qua buổi phỏng vấn với BBC. Chính quyền Cameroon nói rằng Womah Mukong không thể chứng minh rằng các cáo buộc của ông về tệ nạn tham nhũng tràn lan, và Womah Mukong đã đổ lỗi cho người dân Cameroon vì sự chậm tiến của quốc gia mình. Vì vậy, nhà cầm quyền nói rằng hành vi của Womah Mukong đã phá hoại công cuộc đấu tranh lâu dài của dân tộc Cameroon nhằm tiến tới thống nhất dân tộc. Cần lưu ý rằng Cameroon chịu sự phân chia, nội chiến nặng nề từ cộng đồng dân nói tiếng Pháp và nói tiếng Anh. Xung đột kéo dài đến tận ngày hôm nay.

Trên cơ sở đó, chính quyền Cameroon đề nghị Ủy Ban Nhân Quyền hai vấn đề (1) tuyên bố rằng Pháp lệnh 62 (vào thời điểm khiếu nại đã bị bãi bỏ) là nằm trong phạm vi giới hạn quyền được phép của Công Ước (nhằm mục đích an ninh quốc phòng), và (2) khi xem xét Pháp lệnh 62 có nằm trong phạm vi giới hạn không thì phải đánh giá thêm tình hình chính trị, văn hoá, lịch sử của Cameroon.

Ủy Ban Nhân Quyền không giải thích nhiều cho kết luận của mình, nhưng Ủy Ban từ chối lập luận của chính quyền Cameroon và đồng ý với khiếu nại của Womah Mukong. Quan điểm của Ủy Ban đó là biện pháp hạn chế của chính quyền Cameroon trong vụ việc này (bắt bỏ tù người phát ngôn vì lý do cho rằng phát ngôn của họ “không được chứng minh đầy đủ,” và “ảnh hưởng đến công cuộc đấu tranh thống nhất dân tộc”) là không thoả đáng, không cần thiết cho mục đích bảo vệ thống nhất dân tộc, dù là nó mong manh. Ủy Ban cũng cho rằng đàn áp các tiếng nói ủng hộ dân chủ đa đảng và nhân quyền không thể giúp đạt được mục tiêu bảo vệ và thúc đẩy đoàn kết dân tộc. Quan điểm này về sau được đưa vào Bình Luận Chung của Liên Hiệp Quốc về quyền tự do ngôn luận.

Sau đó, vào năm 2005, Ủy Ban một lần nữa kết luận Cameroon vi phạm quyền tự do ngôn luận của một nhà báo khi chính quyền Cameroon tiến hành bắt bớ và tra tấn sau khi nhà báo này đưa ra các báo cáo về bạo lực của cảnh sát.

Link hai vụ việc để tham khảo:

Tất nhiên đây là về mặt pháp lý thực định. Về mặt triết lý sau quyết định này còn dầy dặn hơn nữa chứ không hời hợt như một số lý luận ủng hộ bản án của chính quyền. Chúng ta có thể tranh cãi về mặt chính trị rằng Ủy Ban làm vậy là áp đặt giá trị phương Tây, hoặc làm hỏng công cuộc đấu tranh của người Cameroon. Nhưng pháp lý thì vẫn là pháp lý, và nó phải được tuân theo, ít nhất là để đánh giá một quốc gia có đang nói sai về mức độ tuân thủ cam kết quốc tế về quyền con người của mình hay không.

Luật Sư Lê Nguyễn Duy Hậu

Nguồn: FB Le Nguyen Duy Hau

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.