Vài kết luận nhãn tiền rút ra từ Đại Hội 20 đảng Cộng Sản TQ – Thấy gì qua hình ảnh Hồ Cẩm Đào…

Cựu Tổng Bí Thư, Chủ tích Nước Hồ Cẩm Đào bị cặp nách điệu ra khỏi đại hội 20 đảng Cộng Sản Trung Quốc. Ảnh: Twitter
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm nay Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (BCH TƯ ĐCS TQ) khoá 20 sẽ có phiên hội nghị thứ nhất để bầu Tổng bí thư (TBT), 25 Uỷ viên Bộ chính trị (UV BCT) và 7 Uỷ viên Thường vụ (UVTV) BCT. Chưa bầu cũng biết ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục là TBT và Chủ tịch TQ nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp, bất chấp điều khoản giới hạn 2 nhiệm kỳ mà các TBT tiền nhiệm Giang Trạch Dân và Hồ Cầm Đào phải tuân thủ. Xa hơn nữa, Đại hội 20 ĐCS TQ mở đường cho ông Tập trở thành lãnh tụ trọn đời, vượt qua cả Đặng Tiểu Bình, có quyền lực lớn nhất kể từ Mao.

Muốn hay không muốn, các nước láng giềng, và cả bàn cờ chính trị thế giới, phải đối mặt với ông Tập Cận Bình trong 5 năm nữa. Vì thế, từ cách hành xử và vị thế của ông Tập Cận Bình trong Đại hội 20 ĐCS TQ, nên rút ra các biện pháp đối phó.

1.

Ông Hồ Cẩm Đào TBT ĐCS và Chủ tịch TQ 2 nhiệm kỳ (14/11/2002- 14/11/2012), dù cưỡng lại, nhưng đã bị xách nách, ép buộc rời khỏi hội trường Đại hội 20 ĐCS TQ trong phiên bế mạc, trước lúc biểu quyết các nghị quyết của đại hội. Video quay lại cho thấy ông Hồ Cẩm Đào ngồi ngay bên trái ông Tập Cận Bình. Thủ tướng Lý Khắc Cường ngồi bên phải ông Tập. Khi bị xách nách kéo lên, ông Hồ Cẩm Đào đã cưỡng lại, sau đó đưa tay vớ tài liệu của ông Tập, ông Tập đưa tay ra giữ lại. Nhân viên phục vụ chặn tay ông Hồ Cẩm Đào. Khi không cưỡng lại được, bị áp tải đi, ông Hồ Cẩm Đảo cúi xuống nói với ông Tập điều gì đó, vỗ vai ông Lý Khắc Cường, sau đó đi khá nhanh, thẳng người, không có chút nào biểu hiện sức khoẻ yếu. Hành động cưỡng bức áp tải cựu TBT Chủ tịch Hồ Cẩm Đào diễn ra cạnh ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường, trước mắt và trong sự im lặng của 2295 đại biểu.

Tại sao ông Tập Cận Bình lại đối xử với ông Hồ Cẩm Đào như vậy? Ông Hồ Cẩm Đào là ân nhân của ông Tập Cận Bình. Ông Hồ Cẩm Đào đã đưa ông Tập Cận Bình vào BCT và vào thẳng UV TV BCT ngay tại đại hội 17 (2007), sau đó đặt ông Tập Cận Bình vào vị trí TBT và Chủ tịch TQ tại đại hội 18 (2012).

Không biết vô tình hay cố ý, sự áp tải ông Hồ Cẩm Đào diễn ra khi đã cho phép các phóng viên nước ngoài vào dự khán phiên bế mạc, nên video mới lọt ra ngoài. Còn truyền thông nhà nước TQ thì đưa tin ông Hồ Cẩm Đào rời phòng họp với lý do “cảm thấy sức khoẻ yếu”.

Có 4 điều quan trọng nhãn tiền rút ra từ biến cố trục xuất cưỡng bức ông Hồ Cẩm Đào.

a/. Ông Tập Cận Bình bất chấp ơn huệ, tình nghĩa của bậc tiền bối đã đưa ông Tập lên ngôi quyền lực cao nhất TQ.

b/. Ông Tập Cận Bình cũng không đếm xỉa đến sĩ diện và uy tín của ông Hồ Cẩm Đào từng giữ vị trí Chủ tịch TQ trong suốt 10 năm. Vụ trục xuất cưỡng bức ông Hồ Cẩm Đào là hành động sỉ nhục ông Hồ Cẩm Đào, đồng thời cũng chẳng đoái hoài đến thanh danh của vị trí TBT và Chủ tịch TQ. Đó là màn kịch chưa từng xảy ra trong các kỳ đại hội ĐCS TQ từ khi nước CHND Trung Hoa ra đời vào ngày 1 tháng 10 năm 1949.

c/. Vụ trục xuất cưỡng bức ông Hồ Cẩm Đào trước hết là để cho kết quả biểu quyết bằng giơ tay về các nghị quyết đại hội 20 suy tôn vai trò trung tâm hạt nhân của ông Tập Cận Bình không thể có một phiếu nào chống đối.

c/. Đó còn là hành động để dằn mặt tất cả những ai có ý định chống lại ông Tập, dọn đường cho ông Tập giữ ngôi thống trị TQ trọn đời.

Bài học rút ra từ màn trục xuất cưỡng bức ông Hồ Cẩm Đào:

Đối với ân nhân và với vị thế oai phong của bậc tiền bối TBT – Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào mà ông Tập Cận Bình còn hành xử như vậy, thì các “đồng chí nước ngoài” đừng cậy nhờ vào tình giai cấp quốc tế, càng không thể chờ mong vào cùng chung ý thức hệ, càng không thể cậy trông vào tình nghĩa, ơn huệ, hay xu nịnh, van lơn. Trong tâm niệm của ông Tập Cận Bình, chỉ có quyền lực và lợi ích. Đó là quyền lực và lợi ích của cá nhân ông Tập Cận Bình, bao gồm quyền lực và lợi ích của quốc gia ông cai trị.

2.

Điều khoản giữ quyền thống nhất Đài Loan bằng bạo lực được đưa vào điều lệ ĐCS TQ cho thấy ông Tập Cận Bình không từ bỏ bạo lực trong giải quyết xung đột quốc tế. Từ đó để thấy tranh chấp ở Biển Đông với TQ phải được chuẩn bị như thế nào. TQ sẽ luôn dùng bạo lực để đe doạ và khuất phục đối thủ yếu trong tranh chấp ở Biển Đông.

3.

Quy định TBT không quá 2 nhiệm kỳ trong điều lệ ĐCS TQ có hiệu lực với Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào nhưng lại vô nghĩa đối với Tập Cận Bình. Thêm một lần minh chứng, với các nhà độc tài như Stalin, Mao Trạch Đông, Tập Cận Bình… điều lệ ĐCS là công cụ để mở rộng quyền lực, bắt đối thủ phải tuân theo điều lệ, còn cá nhân nhà độc tài thì ở ngoài vòng điều lệ. Với các nhà độc tài, điều lệ thay đổi theo nguyện vọng và mục đích của họ. Năm 2018, dưới quyền lực của mình, ông Tập đã bỏ giới hạn 2 nhiệm kỳ cho chức vụ chủ tịch và phó chủ tịch nước trong Hiến pháp, nhưng vẫn giữ nguyên hạn chế 2 nhiệm kỳ cho vị trí thủ tướng.

Từ đó để tìm đến con đường mà văn minh nhân loại đã đúc kết sau hàng trăm năm. Rằng chọn lãnh đạo đất nước phải là sự lựa chọn của toàn dân.

4.

Tạo hoá không dành sự khôn khéo riêng cho một ai. Phải luôn tiên lượng rằng đối thủ khôn khéo không kém thì may ra mới giảm bớt được tổn thất. Khi cùng trên một mặt bằng, sự khôn khéo có ảnh hưởng chỉ trong một giới hạn. Khi đối thủ mạnh hơn bội phần, thắng bại không thể chỉ dựa vào khôn khéo. Trước một con cọp đói hung dữ, sự khôn khéo của con nai con chỉ kéo dài sự sống thêm vài giây, trước khi bị cọp nuốt chửng.

Ông Tập cận Bình là nhà độc tài sáng trí. Trung Quốc sẽ mỗi ngày một hùng mạnh. Trung Quốc càng hùng mạnh thì ông Tập càng hành xử bạo ngược. Chỉ có đối lực mạnh hơn Trung Quốc mới kiềm chế được sự bạo ngược của ông Tập.

5.

Có người đặt câu hỏi vì sao trên phông của đại hội 20 ĐCS TQ không có ảnh Marx hay Lenin?

Đại hội 8 (1956) phông trắng. Đại hội 9 (1969), 10 (1973) có cờ và ảnh Mao Trạch Đông. Đại hội 11 (1977) gồm cờ, ảnh Mao Trạch Đông và Hoa Quốc Phong. Từ đại hội 12 (1982) cho đến nay, chỉ có cờ và búa liềm, không có ảnh cá nhân nào.

Từ khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời (1949), ảnh Marx và Lenin chưa từng thấy xuất hiện trên phông của các đại hội ĐCS TQ. Thực ra, lãnh đạo nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ đi theo đường lối của Marx hay Lenin. Họ chỉ cóp nhặt từ Marx và Lenin những gì có lợi cho sự thống trị của họ.

Thể chế thay đổi, lãnh đạo thay đổi, tư tưởng thay đổi. Sẽ đến lúc cờ và búa liềm của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa biến mất trên phông các đại hội, như đã từng biến mất ảnh Mao Trạch Đông và Hoa Quốc Phong. Buộc số phận con người mãi mãi phải theo một ai đó là chống lại quy luật biến đổi không ngừng của vũ trụ.

TS Nguyễn Ngọc Chu

Nguồn: Bauxite Việt Nam

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.