Vận động cho nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ

Phái đoàn Việt Tân vận động cho nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ hôm 17/6/2024. Ảnh: Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 17 tháng 6, 2024, phái đoàn của Việt Tân đến Quốc Hội Hoa Kỳ, chia sẻ với các dân biểu Mỹ về tình trạng vi phạm quyền con người, đàn áp các nhà hoạt động dân chủ và môi trường của nhà nước cộng sản Việt Nam.

Việt Tân kêu gọi các dân biểu Mỹ hỗ trợ và giải cứu các tù nhân lương tâm, các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam, những người đã bị nhiều năm tù đày chỉ vì họ thực hành những quyền cơ bản của con người mà chính chế độ CSVN đã công nhận, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận. Một cách cụ thể để các vị dân biểu giúp là “bảo trợ” một tù nhân lương tâm và lên tiếng vận động cho người tù nhân lương tâm đó.

Đề tài thứ nhì không kém phần quan trọng cũng được nêu lên là tình hình kiểm duyệt trên mạng Internet, đặc biệt là trên Facebook và Youtube. Một trong những ví dụ cụ thể được trình bày đến các dân biểu là sự lạm dụng của đội ngũ dư luận viên được nhà nước bảo trợ, để giới hạn mức phố biến của trang Facebook Việt Tân trong nước.

Internet và các mạng xã hội là những phương tiện vô cùng cần thiết cho người dân trong nước tiếp cận với thế giới tự do, với những nguồn thông tin trung thực thay vì chỉ nhận được tin tức từ những cơ quan truyền thông của đảng Cộng Sản. Phái đoàn Việt Tân kêu gọi các dân biểu yêu cầu Meta, công ty mẹ của Facebook, ngưng hợp tác với Hà Nội trong việc hạn chế, cản trở quyền tự do ngôn luận của người dùng mạng xã hội nầy.

Phái đoàn tiếp xúc với văn phòng của nhiều thành viên Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Hoa Kỳ như các Dân biểu Michael McCaul (chủ tịch ủy ban), DB Chris Smith, DB Brad Sherman và DB Gerald Connolly.
Các văn phòng dân biểu bày tỏ sự quan tâm về những đề tài được trao đổi và sẽ tìm cách lên tiếng cho người dân Việt Nam thật sự hưởng được những quyền cơ bản phổ quát của nhân loại.

Một số văn phòng dân biểu Hoa kỳ còn bày tỏ sự quan tâm tới tình trạng đàn áp tôn giáo ở Tây Nguyên và họ đặc biệt lưu ý tới sự kiện chính phủ CSVN dùng mọi thủ đoạn để bắt giữ và có khả năng dẫn độ nhà hoạt động nhân quyền cho người Thượng – ông Y Quynh Bdap, từ Thái Lan về lại Việt Nam.

Cuộc vận động kết thúc tốt đẹp trong cùng ngày. Việt Tân sẽ tiếp tục liên lạc với các văn phòng dân biểu để cung cấp các tin tức cập nhật liên quan tới vấn đề tù nhân lương tâm và kiểm duyệt trên Facebook.

Một vài hình ảnh vận động các văn phòng dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ hôm 17/6/2024:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Kênh đào Phù Nam (Funan Techo) trong tổng thể lưu vực sông Mekong. Ảnh: Stimson Center/ Brian Eyler

Hệ lụy khó lường của việc Campuchia làm kênh đào Phù Nam bất chấp Hiệp định Mekong 1995

Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore tổ chức hội thảo “Kênh Phù Nam: Xác định lại khả năng kết nối, định hình lại chính trị” trong ngày 21/6/2024. Theo nhiều chuyên gia quốc tế tại hội thảo, là quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong, việc Campuchia bỏ qua quy trình Tham vấn trước mà Hiệp định Mekong 1995 quy định sẽ gây ra nhiều tiền lệ nguy hiểm cho dòng sông này.

Ông Tô Lâm (phía trái trên thảm đỏ), và ông Putin, duyệt hàng quân danh dự tại Phủ Chủ Tịch tại Hà Nội, 20 tháng Sáu, 2024. Ảnh: AP

Sự thật và dối trá qua chuyến thăm Hà Nội của Putin

TT Putin vừa làm được điều báo giới gọi là “động thái chiến lược” nhằm củng cố liên minh và chống lại ảnh hưởng của phương Tây khi đi thăm Triều Tiên và Việt Nam. Còn quá sớm để đánh giá hiệu ứng từ các chuyến thăm của TT Putin vừa rời các thủ đô của “hai nước anh em.”

Đại sứ Việt Nam Mai Phan Dũng phát biểu tại Geneva hôm 19/6/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam nói họ cam kết bảo vệ nhân quyền, hỗ trợ nhóm dễ bị tổn thương

Giới hoạt động cho nhân quyền và khí hậu Việt Nam bày tỏ sự nghi ngờ về những cam kết trên của chính phủ Việt Nam.

“Nhà nước Việt Nam nhiều lần nói rằng họ cam kết đạt được một nền kinh tế phát thải carbon ở ngưỡng bằng 0 vào năm 2050, thế nhưng hiện nay họ lại đang liên tiếp xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện than lạc hậu và độc hại nằm trong quy hoạch điện lực giai đoạn 2021-2030,” nhà hoạt động Nguyễn Văn Tráng ở Thụy Sĩ, nêu nhận định với VOA hôm 21/6.

Ông Tô Lâm, tân chủ tịch nước Việt Nam. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP via Getty Images

Pháp quyền còn lâu!

Ông Tô Lâm đã thành công trong việc thâu tóm quyền lực tuyệt đối và nếu ông ta sử dụng quyền lực đó phục vụ tham vọng của cá nhân và phe nhóm thì đó là dấu chấm hết của giấc mơ xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Không có dấu hiệu nào cho thấy ông Tô Lâm sẽ thay đổi, đảng CSVN sẽ thay đổi để kiến tạo một đất nước thượng tôn pháp luật dù ông ta có nói hươu nói vượn về nhà nước pháp quyền.