Vấn nạn “cường hào ác bá” ở nông thôn Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tưởng rằng vụ thu phí khi cho trâu bò ra đồng ăn cỏ ở Thanh Hóa đã trở thành chuyện quá khứ; nhưng nay lại tái diễn khi một hợp tác xã ở thôn Thống Nhất, xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình ra chỉ thị: muốn cho trâu bò ra đồng ăn cỏ, người dân nơi đây phải đóng phí cho hợp tác xã.

Báo Tiền Phong dẫn lời người dân địa phương cho biết là nhà nào không đóng phí mà đưa trâu, bò ra thả thì sẽ bị người của hợp tác xã xua đuổi. Tương tự, cách thôn Thống Nhất không xa, người dân thôn Hoành Vinh, xã An Ninh, cũng đang tức giận khi thôn này cũng bị “thu phí đồng cỏ”.  Ngoài thu “phí đồng cỏ”, hợp tác xã này còn “thu phí bảo trì đường bộ” đối với những nhà dân có máy cày, máy gặt. Không những vậy, các hợp tác xã này còn đặt ra nhiều khoản phí vô lí mà Bộ Tài Chánh ước tính có khoảng hơn 1000 loại đang bị các địa phương lạm thu.

Cảnh tận thu đang ở diễn ra ở nông thôn hiện nay như cường hào, ác bá thời phong kiến. Họ đè đầu, cưỡi cổ người dân, tận thu bằng mọi giá. Từ trẻ mới sinh có tên trong hộ khẩu là phải nộp phí như người lớn, đến các cụ già nằm liệt giường và cả người tàn tật. Chính quyền tự ý đặt ra biết bao khoản thu bất hợp lý từ thuế vườn tạp với đất, nhà, an ninh quốc phòng, phòng chống lụt bão, văn nghệ, thể dục thể thao, quỹ phòng chống thiên tai, cho đến phí vệ sinh môi trường, phí làm đường, phí xây nhà văn hóa…

Có một chuyện hết sức vô lý ở đây là các khoản thuế này không được công khai, không được niêm yết để người dân đọc và hiểu. Bên cạnh đó, mặc dù hết sức bất bình trước hàng trăm loại thuế, phí mà họ phải è cổ đóng góp, thế nhưng, hầu hết bà con nông dân chẳng ai dám phản đối và thậm chí cũng không dám nêu lên thắc mắc với chính quyền về mục đích sử dụng của các khoản thu. Chính quyền lấy lý do là đồng thuận của dân nhưng thực tế là bắt dân phải đồng thuận để lấy cơ sở đó nhằm đè đầu tận thu. Và nếu không thu đủ thì lại o ép, ức hiếp người dân. Nhất là trong việc đi xin giấy tờ nơi chính quyền xã, nếu người dân chưa nộp thì chính quyền sẽ không chịu làm cho bất kỳ giấy tờ gì.

Nông dân, thành phần chiếm trên 70% dân số Việt Nam, những người ngày đêm ‘bán mặt cho đất, bán lưng cho trời’ cơm chưa đủ no, áo chưa đủ lành, với mức thu nhập quá thấp,  thu nhập hằng tháng có nơi chỉ trông chờ vào mấy mảnh ruộng nhỏ, không có nghề gì làm thêm, phải gánh chịu hàng trăm khoản thuế phí khác nhau. Tất cả họ khi được hỏi về các khoản thuế, phí, và lệ phí mà họ phải đóng hàng năm đều cùng chung một tâm trạng: vô cùng bức xúc, lại mang nhiều gánh nặng thuế phí trên vai, người dân chịu đủ mọi mặt.

Với việc lạm thu quá nhiều loại thuế, phí như hiện nay đang chất gánh nặng lớn lên vai người dân ở các vùng nông thôn, miền núi, làm suy kiệt sức dân khiến người dân ngày càng bức xúc. Bên cạnh đó còn làm chậm công cuộc cải cách thủ tục hành chính, tinh giản bộ máy nhà nước. Vì khi đó phải sử dụng nhiều giấy tờ thủ tục, tốn kém thời gian, tiền bạc của nông dân, của các cơ quan nhà nước do phải làm thủ tục, xử lý việc nộp thuế, phí… Thực tế là chỉ trong một cái xã nhỏ mà bộ máy cán bộ quá cồng kềnh, từ bộ máy cán bộ làng đã lên vài chục người, đến thôn thì cả trăm người và lên đến xã, cộng tất cả cán bộ lại có thể lên tới cả ngàn người gồm cán bộ có biên chế và cán bộ cộng tác.

Làm thế nào để người nông dân dễ thở hơn, nạn cường hảo phải bãi bỏ? Một câu hỏi có thể kể ra rất nhiều giải pháp như là mở mang thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu; đầu tư mạnh tay hơn về cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp… Nhưng quan trọng nhất vẫn là tìm các giải pháp hạn chế các khoản phí để giúp nông dân có mức chênh lệch hợp lý giữa giá bán so với giá thành. Để làm được điều này, cần từng bước xóa bỏ các khoản thuế, phí, lệ phí vô lý cho nông dân, nông nghiệp. Việc giúp nông dân thoát khỏi gánh nặng phí và lệ phí sẽ giúp họ đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tạo ra nhiều của cải cho xã hội.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.