Vấn nạn “nhạt chính trị” nơi nghị trường Quốc Hội

Quốc Hội, cơ quan được cho là "cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nước CHXHCNVN", (điều 69, Hiến Pháp). Ảnh: Mạng Pháp Luật
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tình trạng lười dự họp của các vị đại biểu Quốc Hội đang trở thành căn bệnh trầm kha, thể hiện sự bế tắc trong phương pháp tổ chức hệ thống chính trị theo mô hình dân chủ trá hình của Đảng Cộng Sản.

Hôm 16 tháng Bảy, 2019, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN đã đánh giá kỳ họp thứ 7 của Quốc Hội bế mạc giữa tháng 6 vừa qua. Tại đây, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ Tịch Quốc Hội than vãn về tình trạng vắng mặt ngày càng nhiều của các vị đại biểu Quốc Hội.

Theo bà Ngân thì trong kỳ họp Quốc Hội vừa qua, “mỗi ngày vắng không dưới 30 đại biểu, có ngày vắng 100 người. Khi họp ở đoàn đại biểu Quốc Hội, có đoàn vắng đến 50%, có 7 đại biểu thì vắng 4, 5 người thì vắng 3.”

Đồng quan điểm với bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ Nhiệm Uỷ Ban Đối Ngoại Nguyễn Văn Giàu bất lực chia sẻ: “Có vấn đề rất lớn nhưng khi lấy ý kiến thì phiếu thu về quá ít. Gần 500 đại biểu Quốc Hội mà thu về hơn 300 là thế nào?”

Ngoài ra, Chủ Nhiệm Uỷ Ban Tư Pháp Lê Thị Nga nêu lên thực trạng do vắng đại biểu và lý do khác dẫn đến chất lượng thảo luận ở tổ tại một số đoàn không cao và có hiện tượng họp tổ nghỉ sớm.

Trong khi đó, Phó Chủ Tịch Quốc Hội Uông Chu Lưu băn khoăn về tình đạng đáng quan ngại này, ông nói nếu chỉ rút kinh nghiệm chung chung như mọi kỳ thì sau đó sẽ không thu được gì để kỳ sau tốt hơn.

Cũng theo ông Uông Chu Lưu, thì cách nói ở báo cáo trên Quốc Hội vẫn hồng quá, lạc quan quá, trong khi tình hình xã hội bao nhiêu chuyện đang rất nóng.

Lời kêu ca của bà  Kim Ngân chẳng có gì lạ. Nó phản ảnh đúng thực trạng đã trở thành kinh niên bao nhiêu năm qua. Rằng thực chất Quốc Hội Việt Nam vẫn là thứ quyền lực mang tính biểu trưng, nhằm tô vẽ cho bộ mặt dân chủ trá hình của Đảng Cộng sản.

Về danh nghĩa được ghi nhận trong Hiến Pháp, Quốc Hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân Dân [1]. Tuy nhiên, thực chất các đại biểu Quốc Hội có đến 95% là các đảng viên cấp cao từ trung ương tới địa phương, vừa nắm giữ các chức vụ trong đảng, vừa nắm giữ các chức vụ trong chính quyền. Được dựng lên theo hình thức “đảng cử dân bầu”.

Chính vì vậy, họ chỉ làm theo nghị quyết đảng, chỉ đạo của đảng, có họp hành hay biểu quyết cũng chỉ mang tính hình thức cho có. Ấy thế nên mới có chuyện ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng dám nói Hiến Pháp quan trọng … sau cương lĩnh của Đảng Cộng Sản.

Hay như bà Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trước hàng trăm vị đại biểu “đại diện cho ý chí và nguyện vọng của người dân”, lại ngang nhiên phán huỵch toẹt về Dự Luật Đặc Khu là “Bộ Chính Trị đã quyết rồi”.

Chính cái sự vô lý trên, cho nên các đại biểu Quốc Hội thường chỉ đến ngồi họp cho có mặt. Nhàm chán, không biết làm gì nên nhiều vị chọn chơi game, nói chuyện riêng hoặc ngủ gật để giết thời gian.

Thế cho nên nhiều người ví von Quốc Hội giống như phường Chèo, thích thì đến, không thích thì thôi khỏi.

[ S ] – FB Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Không ngoài dự đoán của giới quan sát, chính phủ Việt Nam đã bơm tiền cứu ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan, ngăn chặn một vụ sụp đổ dây chuyền cả hệ thống tài chính quốc gia. Nhưng cứu được không? Và bao nhiêu tiền là đủ?

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.