Vì sao Bác sĩ tim Nguyễn Quang Tuấn đi tù?

Bác Sĩ Nguyễn Quang Tuấn, Giám Đốc Bệnh Viện Bạch Mai (trong ảnh) bị cơ quan Cảnh Sát Điều Tra khởi tố hôm 21/10/2021 về tội "Vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" theo điều 222, Bộ Luật Hình Sự. Ảnh: Cafef
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bác Sĩ Nguyễn Quang Tuấn, nguyên Giám Đốc Bệnh Viện Tim Hà Nội, trước khi được chọn làm giám đốc bệnh viện Bạch Mai là người không xa lạ với người dân thủ đô. Ngày 21 tháng Mười vừa qua, Bác Sĩ Tuấn bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 222 Luật Hình Sự, khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi.

Cụ thể, tội của Bác Sĩ Tuấn trong chức vụ giám đốc Bệnh Viện Tim có thể tóm tắt là “câu kết với nhà thầu, định giá, mua sắm, làm tăng chi phí vật tư, thiết bị y tế gây thất thoát ngân sách nhà nước trên 40 tỷ đồng.40 tỷ tương đương khoảng 2 triệu Mỹ kim. Đây là thủ thuật khai khống, thổi giá lên để hưởng lợi thường thấy trong các cơ quan nhà nước. Sự kiện giám đốc một bệnh viện lớn giữa thủ đô bị ngã ngựa đã khiến nhiều dư luận quan tâm và cho rằng đáng tiếc đối với một bác sĩ có thành tích tốt trong ngành y.

Nhiều người cho rằng, nếu trước đây ông Tuấn tiếp tục ngồi ghế chuyên môn là một bác sĩ, một chuyên gia tim mạch giỏi nghề thì đâu đến nỗi nào. Việc ông được đề cử chức giám đốc của một bệnh viện lớn chẳng những không làm cho ông nổi tiếng hơn mà chỉ tạo cơ hội cho ông lao vào quyền lợi vật chất để tay nhúng chàm. Nhiều người đã cho rằng Bác Sĩ Tuấn đã ngồi sai ghế. Nói cách khác, nếu ông cứ đóng vai là nhà chuyên môn, một thầy thuốc giỏi cứu người thì con đường thăng tiến trong nghề sẽ thênh thang, vì đó chính là sở trường.

Ông đã bỏ sở trường để bước vào sở đoản là công tác quản lý nhiều chồng chéo. Ông lên ngồi ghế giám đốc, tức bước vào một cơ chế để từ đó có thể là thứ trưởng, bộ trưởng rồi thủ tướng, là ủy viên trung ương, có nghĩa là rơi vào vòng luẩn quẩn của quyền lực chính trị. Nó khác hẳn với quyền lực của nhà khoa học luôn được mọi người trọng vọng.

Và khi đã dính vào quyền lực chính trị thì quyền và lợi phải đi cùng với nhau và phục vụ lẫn nhau. Trường hợp Bác Sĩ Tuấn quyền chưa to nên rất tiếc số lợi mà ông hưởng có thể chỉ vài tỷ trong số 40 tỷ gọi là làm thiệt hại ngân sách nhà nước để bị truy tố ra tòa. Sự nghiệp của một thầy thuốc được mô tả là giỏi phải chấm dứt nửa đường quả là một điều quá đau. Nhưng đó cũng chính là bản chất của bộ máy độc tài, độc đảng đã làm biến chất một người chuyên môn khi cho nắm trong tay quá nhiều quyền và lợi. Đây không phải là người duy nhất trong ngành y bị đồng tiền bất chánh quyến rũ và đốn ngã. Ngày 4 tháng Mười Một, một thứ trưởng Bộ Y Tế cũng đã bị khởi tố vì có liên quan đến vụ án buôn bán thuốc trị bệnh giả ở Công ty cổ phần VN Pharma.

Bác Sĩ Tuấn có thể nghĩ rằng khi ông ở vị trí giám đốc một bệnh viện lớn và quan trọng nhất nhì thủ đô, không chỉ có quyền về chuyên môn mà còn có quyền sinh sát bộ máy vận hành trong cơ chế mà ông đang nắm. Nhưng cái mà ông không thể ngờ là bên cạnh ông cũng có những kẻ khác đang dòm ngó và tìm mọi cách đẩy ông đi hầu giành lấy chỗ quan trọng này để hưởng quyền và lợi.

Đó là bi kịch của những cuộc đấu đá ngầm và thường xuyên trong bộ máy công quyền. Ngay trong bộ máy đảng, cũng không hiếm những cuộc tranh giành quyền lực ở cấp cao nhất trong những kỳ đại hội đảng. Nói cách khác, Bác Sĩ Tuấn không phải là một trường hợp đặc biệt vì ông chỉ là một cán bộ hàng trung cấp. Ông bị đi tù không chỉ vì lợi ích thu tóm được khi làm giám đốc mà còn vì sự tranh giành ngầm giữa các phe nhóm trong Bệnh Viện Tim.

Qua gần 70 năm cầm quyền một mình một chợ, bộ máy hành chánh của đảng CSVN hiện rõ là một bộ máy tham ô, nhũng lạm có hệ thống và ngày càng phát triển. Và vì thế, những ai bị cuốn vào bộ máy này thì trước sau gì tay cũng nhúng chàm hoặc bị nó làm cho thân bại danh liệt vì lý do này hay lý do khác. Vấn đề quan trọng là những hành vi tham ô có được bảo kê, che giấu giỏi hay bị kẻ khác khui ra sau khi không còn ở trong vị trí quyền lực. Ở đây Bác Sĩ Tuấn đã bị khui ra khi không còn là giám đốc Bệnh Viện Tim cho thấy ông bị người ta đưa vào tròng và đàn em còn lại của ông không còn khả năng để giúp ông tiếp tục che giấu hành vi của mình.

Tóm lại, Bác Sĩ Tuấn đi tù không phải vì ông ngồi sai ghế từ lãnh vực chuyên môn qua quản trị mà đó chính là hệ quả của những đấu đá quyền lực ngầm giữa các phe nhóm trong đảng, trong chính phủ núp dưới vỏ bọc chuyên môn mà thôi.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.