Vì sao canh bạc MobiFone – AVG thất bại?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Canh bạc này bắt đầu từ cuối năm 2014, khi ông Phạm Nhật Vũ chủ nhân của công ty cổ phần Nghe Nhìn Toàn Cầu (An Viên Group – AVG) thông báo và yêu cầu Bộ Truyền Thông và Thông Tin (Bộ 4T) cho biết ý kiến về một công ty ngoại quốc muốn mua công ty AVG với giá khoảng 500 triệu Mỹ Kim và sẽ đặt cọc trước 10 triệu Mỹ Kim.

Bộ 4T đã hỏi ý kiến Bộ Công an thì Bộ này cho rằng, vì an ninh quốc gia không nên bán cho công ty ngoại quốc. Do đó, năm 2015 Bộ 4T đã chỉ đạo Tổng công ty quốc doanh MobiFone lên kế hoạch mua 95% cổ phần của công ty AVG với sự hợp tác của Bộ Tài Chánh và Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, giá thỏa thuận là 8.900 tỷ đồng tương đương 350 triệu Mỹ Kim.

Nhưng canh bạc giữa MobiFone và AVG không chỉ dừng ở 4 Bộ nói trên mà còn có sự liên hệ đến một công ty tư vấn có tên là AMAX, giữ vai trò thẩm định giá công ty AVG để cho MobiFone mua. Dư luận cho rằng công ty tư vấn AMAX là cánh tay nối dài của Tập Đoàn Bản Việt do bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái của ông Nguyễn Tấn Dũng làm chủ. Theo Thanh tra chính phủ thì công ty tư vấn AMAX đã làm phù thủy nâng tài sản của AVG từ 209 tỷ đồng lên thành 16.565 tỷ đồng. Từ đó, theo tính toán của Thanh Tra Chính Phủ thì vụ mua bán này đã làm thiệt hại vốn nhà nước tại doanh nghiệp này khoảng 7.006 tỷ đồng. Nói cách khác là bọn con buôn ma mãnh đã âm mưu cùng với những quan chức nhà nước, bán một món hàng cho nhà nước với giá cắt cổ để trục lợi và chia chác với nhau.

Điều lý thú hơn nữa là một ngày trước khi Thanh tra chính phủ công bố kết luận điều tra về những sai phạm của canh bạc này, thì được tin mưu đồ này đã chấm dứt. Ngày 13 tháng 3, ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Truyền Thông và Thông Tin đã khẩn báo cho Ban Bí Thư, Thường Trực Chính Phủ, Tổng Thanh Tra Chính Phủ rằng hai chủ bài MobiFone và AVG đã chấm dứt vụ mua bán, dưới sự chủ trì của ông Tuấn trong phiên họp kéo dài 6 tiếng đồng hồ vào ngày 12 tháng 3, 2018.

Ông Trương Minh Tuấn tại một buổi làm việc với MobiFone trước đây. Ảnh: H.Trang/Zing.

Cuộc mua bán giữa MobiFone và AVG đúng là một canh bạc và kẻ chủ mưu không ai khác hơn là Trương Minh Tuấn sinh năm 1960, lúc đó là Thứ trưởng thường trực Bộ 4T và Phạm Nhật Vũ sinh năm 1972, một đại gia từ Nga chuyên đầu tư về khoáng sản và truyền thông.

Vấn đề đặt ra là tại sao vụ mua bán này đã xong từ năm 2016, tức là MobiFone đã chuyển xong tiền cho AVG, thế nhưng bây giờ AVG lại chấm dứt hợp đồng bán và trả lại cho MobiFone lên đến 11.000 tỷ đồng. Tính theo thương vụ thì MobiFone có lợi trong vụ chấm dứt hợp đồng mua bán hiện nay. Nhưng tại sao Thanh tra chính phủ vẫn yêu cầu điều tra và truy tố các nhân sự liên hệ?

Thứ nhất, Trương Minh Tuấn xuất thân là cán bộ Tuyên Giáo và có nhiều quan hệ với giới báo chí lề đảng. Ông Tuấn được coi là một ‘sĩ quan báo chí’ của phe ông Nguyễn Tấn Dũng trong 10 năm (2006 – 2016) ông Dũng làm Thủ tướng, chuyên trách những bài đánh bóng ông Dũng trong lúc chuẩn bị cuộc đua ghế Tổng bí thư giữa ông Trọng và ông Dũng. Ông Tuấn lọt vào ghế Trung Ương Đảng trong Đại Hội XII (tháng 1/2016) là nhờ sự giúp đỡ của phe ông Dũng.

Với mối quan hệ như vậy, ông Trương Minh Tuấn đã là đích nhắm của ông Trọng trong chiến dịch “đốt lò” sau khi thanh toán những củi tươi như Vũ Huy Hoàng (Bộ Công Thương) bị cách chức Bộ trưởng, Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng (Tập Đoàn Dầu Khí) bị vào tù. Nội vụ đã bị Thanh Tra Chính Phủ điều tra từ hơn một năm nay, nhưng lại không công bố kết luận điều tra. Chờ đến khi sắp xong vụ xử đại án Tập đoàn dầu khí, ông Trọng mới lên tiếng chính thức ‘Đây là vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm…’ để ra lệnh cho Ban bí thư bắt đầu vào cuộc.

Thứ hai, Phạm Nhật Vũ là em út của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, hiện đang là chủ tịch An Viên Group. Tập đoàn này có nhiều công ty con trong đó có Công ty AVG, Công ty Truyền Thông và Viễn Thông An Viên, Công ty Truyền Thông Trí Thức… Nói chung, ông Phạm Nhật Vũ là một trong số ít ông trùm về lãnh vực Truyền thông kỹ thuật số ở Việt Nam hiện nay. Ông Phạm Nhật Vũ cũng được coi là một nhân vật có nhiều mối quan hệ ngầm với các quan chức của chế độ.

Ông Phạm Nhật Vũ – Ảnh: SN

Năm 2010, công ty của ông Phạm Nhật Vũ đã giành được độc quyền phát sóng giải thi đấu V-League trong vòng 20 năm nhờ mối quan hệ với bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái của ông Dũng. Cũng qua mối quan hệ này, ông Phạm Nhật Vũ đã quen biết ông Trương Minh Tuấn từ lúc ông Tuấn được đưa về làm Thứ trưởng Bộ Truyền Thông và Thông Tin từ tháng 2, 2014. Việc ông Phạm Nhật Vũ thông báo cho Bộ 4T về công ty ngoại quốc sẵn sàng mua công ty AVG 400 triệu Mỹ Kim, trong thực tế chỉ là quả bong bóng được hai ông Vũ và ông Tuấn thổi lên để qua đó dàn dựng vụ MobiFone mua AVG vì cho đến nay không có bất kỳ văn kiện hay bằng chứng nào về sự kiện này.

Khi ông Trương Minh Tuấn và ông Phạm Nhật Vũ biết là canh bạc gian đã bị lộ và chính thức bị điều tra, họ đã vội vã tổ chức cuộc họp hôm 12 tháng 3, gọi là đàm phán ngưng hợp đồng mua bán giữa MobiFone và AVG. Trò hề ở đây là việc mua bán đã hoàn tất – tiền trao, cháo múc xong hẳn hòi, mà lại có thể quay ngược để ngưng hợp đồng hơn một năm sau.

Tuy AVG trả lại tiền MobiFone; nhưng ông Trương Minh Tuấn khó thoát được tội mà ông Nguyễn Phú Trọng đã từng dùng cho các ‘con dê tế thần’ trong chiến dịch dựng lò đốt củi tham nhũng. Đó là “tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, với án tù không dưới 10 năm.

Nói tóm lại, vụ MobiFone mua AVG rõ ràng là một sự cấu kết ăn chia giữa quan chức nhà nước và các đại gia. Họ núp dưới những luật rừng của chế độ như Luật Đầu Tư, Luật Quản Lý, thậm chí còn lôi cả những Bộ Tài Chánh, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư vào làm chứng cho ván bạc tiền tỷ để rút ruột ngân quỹ nhà nước. Chẳng trách chi, món nợ công càng ngày càng chất cao như núi, lãnh đạo tham nhũng ngày càng béo mập và người dân nhiều thế hệ sẽ tiếp tục eo lưng, oằn cổ trả nợ.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.