Vì sao côn an xé to vụ án Tịnh Thất Bồng Lai

Tịnh Thất Bồng Lai ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ảnh: kienthuc.net
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong khi vụ án kit xét nghiệm của công ty Việt Á đang lình xình chung quanh trách nhiệm của một số cán bộ cao cấp trong Bộ Y Tế, Bộ Khoa Học – Công Nghệ thì vụ Tịnh Thất Bồng Lai ở Long An trở nên một đề tài nóng trên mạng xã hội tuần vừa qua. Tịnh Thất Bồng Lai là một cơ sở từ thiện do tư nhân thành lập từ năm 1990, sinh hoạt theo hệ phái Bửu Hương Kỳ Sơn, một dòng tu được Phật Thầy Tây An thành lập vào năm 1849 để cứu đời, nhưng không phải là tổ chức tôn giáo thuần túy.

Ngày 4 tháng Giêng, 2022 sau khi công an Long An  đột nhập vào Thiền Am khám xét một cách vô cớ, họ đã bắt giữ người đứng đầu Tịnh Thất Bồng Lai là ông Lê Tùng Vân và ba đệ tử liên hệ với cáo buộc tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước;” nhưng côn an lại cho báo chí của đảng và đám dư luận viên thổi lớn lên hai tội nữa là “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”và “loạn luân.”

Có thể nói là từ ngày 4 đến ngày 8 tháng Giêng, Côn An Long An và đám dư luận viên đã tung tràn ngập những “tội lỗi” của ông Lê Tùng Vân và Tịnh Thất Bồng Lai với mục đích vẽ ra hình ảnh xấu xa và đồi trụy của Tịnh Thất và việc ra tay của côn an là chuyện phải làm.

Nhưng những ai theo dõi từ đầu vụ án đều thấy qua hành động đột nhập vào Tịnh Thất Bồng Lai của công an Long An, qua các hành động bắt giữ vài người để gọi là “điều tra” chỉ là màn xảo thuật che dấu đòn tấn công vào các tổ chức xã hội dân sự theo kiểu đầu voi đuôi chuột. Vì sau những màn “tung tin giả tạo” nào là ông Lê Tùng Vân và Tịnh Thất Bồng Lai mang tội “lừa đảo,” “lợi dụng quyền tự do” và “loạn luân” thì đến ngày 7 tháng Giêng, côn an Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An mới chính thức khởi tố vụ án với tội danh “lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích người khác” mà không đề cập gì đến tội “lừa đảo” hay “loạn luân.”

Dụng tâm của côn an khi tung ra cái gọi là “tội loạn luân “ trong Tịnh Thất Bồng Lai nhằm thu hút sự quan tâm của số đông như những con cừu non nhẹ dạ và CSVN nghĩ rằng đây là “độc chiêu” nhằm đánh sập Tịnh Thất Bồng Lai trong phút chốc. Thế nhưng, côn an và lãnh đạo CSVN đã hoàn toàn sai.

Thứ nhất người dân không dễ dàng tin vào những điều được “tiết lộ” từ hàng ngũ côn an,  khi mọi việc còn trong vòng điều tra.

Thứ hai, quan trọng hơn, hai tội danh lừa đảo và loạn luân không còn được đề cập đến nữa, mà chính “tội loạn luân” này ban đầu do côn an đưa ra đã khuấy động dư luận theo dõi vụ án. Báo chí quốc doanh cũng theo đuôi côn an tung tin, làm phóng sự tưởng tượng chung quanh tội loạn luân chưa được chứng minh này.

Nói cách khác, vụ án Tịnh Thất Bồng Lai bị khởi tố mà theo côn an là do có nhiều người khiếu nại là cơ sở này dùng hình thức từ thiện để quyên góp tiền bạc làm lợi ích riêng. Hiện có 1 người bị cấm đi khỏi nơi cư trú và 3 người bị bắt giữ để điều tra thêm.

Những người trong Tịnh Thất Bồng Lai có lợi dụng nuôi trẻ mồ côi để chiếm đoạt tài sản của ai đó hay không thì côn an sẽ điều tra và đưa ra kết quả cuối cùng vì họ đang giam giữ người. Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao côn an lại mớm cho báo chí a tòng dựng lên tội lừa đảo và loạn luân để tấn công mạnh mẽ vào Tịnh Thất Bồng Lai vào thời điểm này? Có hai lý do để côn an làm như vậy.

Thứ nhất theo chỉ đạo của tuyên giáo trung ương, phải làm giảm nhiệt của dư luận đang mạnh mẽ và liên tục lên án vụ công ty Việt Á cấu kết với hệ thống tham nhũng của Bộ Y Tế, Bộ Khoa Học-Công Nghệ và Học Viện Quân Y. Hành động của 3 đơn vị cấp trung ương này đã bôi tro trét trấu vào mặt Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng và Tiêu Cực, biến hoạt động đốt lò của ông Trọng thành trò hề.

Thứ hai, làm giảm bớt sức nóng của kỳ họp bất thường của Quốc Hội từ ngày 4 tháng Giêng mà nội dung có liên quan tới những tiêu cực của Bộ Y Tế trong việc mua sắm thiết bị, vật tư y tế phòng chống Covid-19 trong đó có vụ Công ty Việt Á. Người dân theo dõi cuộc họp cho là các lãnh đạo không trả lời nổi hay ú ớ trước những lời chất vấn của các đại biểu về những sai phạm và trách nhiệm của chính quyền trong vụ dập dịch vừa qua.

Thứ ba, CSVN muốn lèo lái làm giảm bớt sự phẫn nộ của người dân đối những sai phạm của Bộ Y Tế, không phải chỉ vì vụ kit xét nghiệm mà còn là những vụ tham nhũng kéo dài nhiều năm nay với 3 thứ trưởng bị kỷ luật và 1 cựu bộ trưởng bị cách chức trưởng ban chăm sóc bảo vệ sức khỏe cán bộ trung ương – bà Nguyễn Thị Kim Tiến.

Nói tóm lại,  đảng đã cho côn an dàn dựng màn đấu tố nhằm vào Tịnh Thất Bồng Lai trong những ngày vừa qua chỉ với mục đích chữa cháy cho uy tín chế độ. Cái gọi là uy tín mà đảng muốn vớt vát lại sau khi đã quá bết bát trong vụ công ty Việt Á và bản án kỷ luật hàng loạt cán bộ tham ô ở Bộ Y Tế.  Bởi xét ra, vụ án lợi dụng tự do dân chủ của Tịnh Thất Bồng Lai là quá nhỏ nhưng được cho tô vẽ, xé to để đẩy lên thành tội nào là lừa đảo, loạn luân đã cho thấy ý đồ bất chánh, phi luật pháp của côn an.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.