Vì sao Hội nghị thượng đỉnh Trump – Un lần 2 thất bại

Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un tại Hội nghị thượng đỉnh lần 2 ở Hà Nội hôm 28/2/2019. Ảnh: AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sự kiện ông Trump cắt ngắn cuộc họp, bãi bỏ buổi ăn trưa và nhất là hủy việc ký thông cáo chung giữa hai phái đoàn hôm 28 tháng 2 vừa qua, đã là dấu hiệu cho thấy sự thất vọng của ông Trump về kết quả hội nghị lần 2 tại Hà Nội.

Tuy kết quả Hội nghị lần trước ở Singapore khá mơ hồ với cam kết: “Hoa Kỳ sẽ có những biện pháp tương xứng nếu Triều Tiên hoàn toàn phi hạt nhân hóa”, nhưng ít ra hai phía còn ký chung một bản thông cáo để làm nền tảng cho những cuộc thảo luận kế tiếp. Sự thất bại của hội nghị lần này tại Hà Nội chính là không có một định hướng chung cho những thảo luận tương lai, dù Ngoại trưởng Mike Pompeo cố vớt vát sự hy vọng rằng “các cuộc đàm phán giữa hai nước sẽ sớm được nối lại”.

Tại cuộc họp báo sau Hội nghị, ông Trump đã cho biết sự thất bại nói trên chính là vấn đề trừng phạt. Ông Trump nói: “Họ muốn dỡ bỏ các lệnh trừng phạt toàn diện. Chúng tôi chưa thể đáp ứng điều đó. Họ sẵn sàng tháo gỡ phần lớn những khu vực (khu Trung tâm nghiên cứu khoa học hạt nhân Yongbyon) mà chúng tôi muốn, nhưng chúng tôi không thể dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp trừng phạt vì điều đó.”

Như vậy mấu chốt ở đây là bên nào “ra tay” trước. Ông Trump chấp nhận tháo gỡ lệnh trừng phạt trước hay là ông Un phải tháo gỡ và đình chỉ mọi thử nghiệm khu hạt nhân Yongbyon.

Tuỳ theo góc nhìn của từng bên, từng người về kết quả thượng đỉnh, nhưng đa số các bình luận gia quốc tế đã cho rằng não trạng của hai bên vẫn tiếp tục trò chơi “ai thắng ai”, nối dài từ những cuộc đàm phám 6 bên của hơn 10 năm trước.

Nếu không có sự đột phá bằng những hành động cụ thể từ một phía, các cuộc hội nghị kế tiếp nếu có cũng chỉ làm tốn thời giờ của nhân loại mà thôi.

Lý Thái Hùng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Trung ương 12 kết thúc hôm 19/7/2025, ra thông báo kỷ luật cách tất cả các chức vụ cũ đối với (từ trái) Nguyễn Xuân Phúc, cựu Chủ tịch nước và cựu Thủ tướng Chính phủ; Võ Văn Thưởng, cựu Chủ tịch nước và Vương Đình Huệ, Cựu Chủ tịch Quốc hội

Thấy gì qua việc kỷ luật Phúc, Thưởng và Huệ?

Những gì diễn ra trong vụ kỷ luật lần này phản ánh một thực tế trái ngược: Sự tùy tiện, bất nhất và mang màu sắc chính trị nhiều hơn là pháp lý, cho thấy sự khủng hoảng điều lệ đảng Cộng Sản và niềm tin đang ngày một lan rộng ngay trong nội bộ tầng lớp lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam.

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII. Ảnh: Truyền hình HTV

Trung ương 12 tiết lộ gì về nhân sự đại hội XIV?

Đặc biệt, sự im lặng đầy ẩn ý đối với Thủ tướng Phạm Minh Chính là một tín hiệu chính trị phức tạp. Không bị nêu tên, không bị kỷ luật – nhưng cũng không được xác nhận tái nhiệm. Điều này cho thấy ông đang bị cô lập và chờ thời điểm bị “rút lui” trong danh dự.

Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cấm xe xăng/dầu: Việt Nam vs Úc

Mấy bữa nay, đi xe Grab là nghe giới tài xế taxi xôn xao chuyện TP.HCM sắp sửa ra chánh sách cấm xe xăng dầu trên một số tuyến đường, bắt đầu từ đầu năm 2026. Cụ thể là mấy anh tài xế Grab, Be gì đó phải chuyển qua chạy xe điện hết.

Nghe thì cũng hay, vì ai mà không muốn không khí sạch sẽ, môi trường xanh hơn. Nhưng mà nói thiệt…