Vì sao không muốn vào đảng?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phát triển đảng viên trong thời kỳ đất nước hòa bình cũng là một vấn đề mà đảng CSVN quan tâm và đang vấp phải nhiều khó khăn. Hàng năm, mặc dù số lượng đảng viên mới được báo cáo gia tăng đáng kể nhưng chưa bao giờ đạt được chỉ tiêu đề ra. Ngày nay “vào đảng” chưa phải là nguyện vọng tha thiết, nhất là ở hầu hết các doanh nghiệp ngoài nhà nước và một bộ phận trung lưu, giàu có mới nổi nhờ làm giàu bằng kinh tế thị trường.

Vừa qua báo Zing tại Việt Nam đã giới thiệu một ý kiến của bà Phạm Thị Lâm, bí thư chi bộ đảng phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội về chuyện phát triển nhân sự tại chi bộ mà bà đảm trách. Đây là một khu vực được cho là tập trung nhiều người giàu của thủ đô Hà Nội nhờ vào tốc độ phát triển đô thị nhanh chóng và kinh doanh nhiều ngành nghề hái ra tiền.

Đáng lẽ khi kinh tế phát triển, nhóm người khá giả gia tăng thì công tác phát triển đảng tăng theo. Nhưng ngược lại theo lời bà Lâm, chi bộ này 13 năm nay chưa kết nạp được một đảng viên mới nào. Cũng theo lời bà Lâm, độ tuổi của đảng viên ở đây trong khoảng từ 60 đến 65 tuổi, là độ tuổi khá cao. “Chúng tôi rất khó khăn tìm nguồn mới để kết nạp,” bà Lâm than thở. 13 năm là thời gian quá dài và những người đảng viên còn lại sắp bước vào tuổi “cổ lai hy.” Đó cũng là hình ảnh của một đảng chính trị đang trong thời kỳ rệu rã sau một thời gian dài đứng trên đỉnh cao độc tài toàn trị.

Khổ tâm của bà Lâm không chỉ ở chi bộ phường Vĩnh Tuy mà đó là hiện tượng chung tại những thành phố lớn trên cả nước. Số đảng viên mới phát triển hiện nay đa số tập trung trong khu vực nhà nước, các đơn vị quân đội và doanh nghiệp quốc doanh vì họ bị buộc phải tham gia nếu muốn được thu nhận vào làm việc. Còn ở thành thị, các khu doanh nghiệp mới nổi sau này, ít ai ngó ngàng đến đảng vì họ còn bận làm giàu.

Bởi lẽ khi người ta muốn vào đảng, trước hết là để ăn theo vòng hào quang quá khứ, kế đến là đi tìm quyền lợi nhằm thoả mãn những gì chưa có. Trong tình trạng một đảng toàn trị, chỉ có bộ áo cộng sản của đảng viên mới bảo đảm quyền và lợi trong cuộc sống, và thuộc vào giai cấp đứng trên và đứng trước trong xã hội.

Nhưng giờ đây, trong những khu đô thị, tầng lớp trung lưu khá giả đã có cuộc sống thoải mái về tiền bạc và tài sản nhờ kẻ hở của kinh tế thị trường, họ đang bận rộn với những chuyện chạy áp-phe, làm ăn, buôn bán, móc nối với tầng lớp cầm quyền. Nếu tham gia đảng thì phải đi họp, phải công tác và nhất là phải ngồi nghe những lý luận vừa xa vời vừa cũ rích, trong khi lý thuyết cộng sản đã tàn lụi trên khắp thế giới. Ngoài ra, từ ngày ông Trọng tung ra cái gọi là đốt lò chống tham nhũng với Quy Định 47 rồi 37 mới đây cấm đảng viên không được làm điều này điều nọ, tức đảng viên đã bị giới hạn khả năng làm giàu và tìm cơ hội tiến thân thì thử hỏi họ vào đảng để làm gì?

Đã từng có một thời gian sau Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt, một số các nước nhỏ vùng lên tranh đấu đòi độc lập từ thực dân Tây phương. Lợi dụng cơ hội này, Liên Xô mở rộng ảnh hưởng của mình, thúc đẩy các cuộc đấu tranh giai cấp bằng bạo lực cách mạng khắp thế giới. Tại Việt Nam, bằng chiêu bài chống thực dân Pháp chiêu mộ được quần chúng thành đảng viên tham gia chống Pháp. Nhưng đơn giản họ chỉ là những người yêu nước và nhất là chưa biết chủ nghĩa cộng sản là gì, như nhiều người thú nhận sau khi bị vỡ mộng.

Bước sang thế kỷ 21, điều quan trọng hơn hết khiến người ta ngày càng xa lánh đảng cộng sản, vì cái gọi là lý tưởng cộng sản hay chủ thuyết cộng sản giờ đây chỉ còn là bề nổi của một quá khứ đầy tội ác. Vì trong thực tế, đảng CSVN là một bộ máy chuyên chế bảo vệ quyền lực cho một thiểu số thống trị, đang xa rời quần chúng và vô cùng tàn bạo. Kiên định xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lời tuyên truyền vô nghĩa được chứng minh bằng sự tan rã của Liên Xô cuối thế kỷ 20.

Tóm lại đảng CSVN ngày nay, tuy cái vỏ bên ngoài được bôi màu đỏ để giữ màu sắc xã hội chủ nghĩa, nhưng bên trong đã biến thành chủ nghĩa cơ hội. Vào đảng là để kiếm “quyền” và “lợi,” nhưng khi “lợi” không còn mà còn bị cấm đoán đủ điều qua những Quy Định 47 rồi 37 thì tham gia để làm gì?

Phạm Nhật Bình

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12 hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Trung ương 12: Đại hội XIV của Tô Lâm đã khởi động

Sau Hội nghị Trung ương 12, đảng CSVN không còn là trung tâm quyền lực tập thể mà đã chuyển sang mô hình đơn cực duy nhất, nơi chính sách được hoạch định bởi ý chí của một cá nhân.

Giai đoạn tới có thể là chương đầu tiên của kỷ nguyên mới, nhưng kỷ nguyên mới ấy thuộc về ai, vì ai, và kéo dài bao lâu, đó vẫn là dấu hỏi lớn. Lịch sử, như ta đã biết, không phải là thứ có thể lập trình sẵn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 08/05/2025. Ảnh: Evgenia Novozhenina/ POOL/ AFP

Trung Quốc: Tập Cận Bình chuẩn bị ‘nghỉ hưu’?

Sắp có một “thay đổi lớn” trên chính trường Trung Quốc? Theo truyền thông ở Bắc Kinh, trong cuộc họp hôm 30/06/2025 Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản nước này không còn nhắc đến “Tư tưởng Tập Cận Bình,” hay vai trò “Hạt nhân” của lãnh đạo tối cao mà đã “xem xét” các quy định hoạt động của đảng. Pierre Antoine Donnet trên mạng Asialyst chờ đợi ông Tập chuẩn bị “rút lui khỏi chính trường.” Nhưng sự rút lui đó phải chăng là vỏ bọc bề ngoài?

Tân Thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko tham dự phiên họp Quốc hội Ukraine tại Kyiv ngày 17/7/2025. Ảnh: Andrii Nesterenko/ AFP via Getty Images

Cải tổ nội các Ukraine: Ba mục tiêu chính của Tổng thống Zelensky

Lần đầu tiên kể từ khi Nga phát động chiến tranh tháng 2/2022, Ukraine tiến thành cải tổ nội các quy mô lớn. Chính phủ mới do một phụ nữ điều hành và một nhà ngoại giao nữ được bổ nhiệm làm đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ. Chủ đích chính của lần cải tổ nội các này là củng cố mối quan hệ với Mỹ, đồng minh và là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Kyiv.

Tân Thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko tham dự phiên họp của Quốc hội Ukraine, Kyiv ngày 17/7/2025. Ảnh: Reuters/ Andrii Nesterenko

Chân dung tân nữ Thủ tướng Yulia Svyrydenko

Với hình ảnh một nhà kỹ trị năng động, tân Thủ tướng Yulia Svyrydenko đang được kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi tích cực cho Ukraine.

Bà được đánh giá là người dễ làm việc cùng, không câu nệ thủ tục, luôn lắng nghe ý kiến từ những người có kinh nghiệm, hỗ trợ thế hệ trẻ và có khả năng xử lý nhân sự khéo léo, đồng thời am hiểu sâu sắc về truyền thông.