Việt Á – cuộc đảo chính không tiếng súng của Tô Lâm

Vụ bộ xét nghiệm Covid-19 Việt Á - cuộc đảo chính không tiếng súng của To Lâm? Ảnh: RFA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thời gian qua thông tin về vụ kit xét nghiệm “đểu” Việt Á và những liên minh ma quỉ trục lợi trong đại dịch Covid-19 dần được hé lộ, cùng với sự tích cực của những kênh thông tin “lề trái,” “lề phải” và cả “lề giữa” đã thu hút gần như toàn bộ sự quan tâm của dư luận. Chẳng có thế lực thù địch nào sai khiến đám quan chức cộng sản từ cỡ bự, cỡ trung, tới cỡ li riu hăng hái chia chác nhau những khoản tiền hoa hồng hàng trăm tỷ đồng được đánh đổi bởi hàng vạn sinh mệnh người dân.

Căm giận, phẫn uất, khinh bỉ… có lẽ tất cả từ ngữ biểu thị tình cảm bi phẫn trong ngôn ngữ tiếng Việt không thể diễn tả hết tâm trạng của những người là nạn nhân trong tấn thảm kịch mà nguyên nhân từ sự bất lương, táng tận lương tâm và ngu xuẩn của hệ thống chính trị CSVN trong chính sách chống dịch vừa qua. Bao nhiêu nhân mạng đã chết oan uổng, bao nhiêu gia đình tan nát, bao nhiêu bi kịch tang thương, nước mắt, khổ đau…? Không bao giờ có thể đo đếm hết.

Không cần bom đạn của “giặc Mỹ cọp beo,” chỉ cần một chiến dịch “chống dịch như chống giặc,” đổ hàng núi tiền để xét nghiệm diện rộng, truy bắt và đem nhốt hàng trăm ngàn F0, F1, F2… để chọc mũi lấy tiền suốt gần 2 năm cũng đủ để hủy hoại cả nền kinh tế, tiêu hủy phần lớn động lực phát triển xã hội, đẩy hàng triệu người vào bần cùng, hàng ngàn đứa trẻ mất cha, mất mẹ… Tất cả để đổi lại những tài khoản khổng lồ nhanh chóng đút túi đám quan chức từ Bộ Y Tế, quan chức chính phủ CSVN…

Những phân tích và thông tin diễn biến về bữa tiệc thịt người của bầy kền kền Đỏ này thì có lẽ sẽ còn dài, còn nhiều và không chỉ có Việt Á, Bộ Y Tế và toàn bộ hệ thống chính trị xứ Đông Lào. Người viết sẽ không đi sâu vào chi tiết vụ việc mà lui lại một bước để nhìn bức tranh toàn cảnh được rõ ràng hơn.

Bộ Trưởng Công An Tô Lâm (phải) được đầu bếp "Thánh Rắc Muối" Nusret Gökçe đưa miếng thịt bò dát vàng lên tận miệng trong chuyến công du Anh Quốc, đầu tháng 11/2021. Ảnh chụp từ clip TikTok của nusr_et
Bộ Trưởng Công An Tô Lâm (phải) được đầu bếp “Thánh Rắc Muối” Nusret Gökçe đưa miếng thịt bò dát vàng lên tận miệng trong chuyến công du Anh Quốc, đầu tháng 11/2021. Ảnh chụp từ clip TikTok của nusr_et

Có lẽ, nếu không có vụ miếng bò dát vàng của ngài Bộ Trưởng Tô Lâm, thì không có vụ kit xét nghiệm “đểu” Việt Á.

Từ một sự kiện có lẽ hoàn toàn tình cờ khi hình ảnh ngài Bộ Trưởng Tô Lâm đớp miếng thịt bò dát vàng trở thành hiện tượng “lan tỏa” trên báo chí quốc tế và mạng xã hội khiến cho đám chóp bu nóng mặt. Những kẻ không ưa gì Tô Lâm đã nhân đó định “tiện tay dắt dê” bứng ngài Bộ Trưởng Tô Lâm ra khỏi vị trí “dưới 1 người, trên muôn người.” Sức ép dư luận quá lớn, ông Tổng Tịch cũng phải lẩy Kiều ý nhị rằng “nghĩ mình thể diện quốc gia, quan trên trông xuống, người ta trông vào” và đe rằng sẽ “xử.” Lời cảnh cáo của Tổng Trọng đã khiến ngài bộ trưởng công an lộn tiết. Và không rõ ai đã tham mưu diệu kế “lấy cháy rừng, chữa cháy rừng” bằng một vụ Việt Á kinh thiên động địa, lật ngược hoàn toàn thế cờ.

Người hôm trước lẩy “Kiều” răn đe Tô Lâm thì nay phải bối rối biện minh cho tấm huy chương lao động hạng ba cho Việt Á. Cả một hệ thống ma quỉ kiếm ăn trên xác người của Bộ Y Tế và sự hậu thuẫn nhiệt thành của toàn bộ bộ máy chính trị từ TW tới địa phương đang dần hé lộ. Người ta sẽ thấy bóng dáng chiếc áo đẫm mồ hôi của ngài thủ tướng, thấy thấp thoáng cái đầu nghiêng lệch của ông chủ tịch nước, thấy cái mặt thịt của ông Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thanh Long – đệ ruột của ông Tổng Tịch gửi gắm vào nắm Bộ Y Tế trước đại hội đảng vừa qua, cả hàng ngũ tướng tá trong quân đội, Viện Quân Y…

Tất cả đều có phần trong bữa tiệc xác người ngập ngụa này. Không một ai là không liên can, dự phần. Nhưng điều quan trọng nhất là chỉ Tô Lâm mới là người nắm được toàn bộ “thóp” và vai trò của từng người trong vở kịch hoàn hảo này. Từ vị thế chuẩn bị trở thành “dê tế thần” cho hệ thống thì Tô Lâm đã biến tất cả thành “dê.” Đây thực sự là một cuộc đảo chính hoàn hảo, cực kỳ ngoạn mục, không tiếng súng.

Bằng việc phanh phui Việt Á và vai trò của tất cả những mắt xích trong liên minh ma quỉ này, Tô Lâm đã ngầm khẳng định vị trí độc tôn và thực sự nắm quyền lực thống trị trên bàn cờ quyền lực của chính trường Việt Nam. Nhưng điều này, không hứa hẹn rằng hệ thống mục ruỗng tha hóa tới tận cùng này sẽ tốt hơn. Nó chỉ là một cuộc thanh trừng và lật đổ của các phe nhóm trong hệ thống quyền lực CSVN.

Nó không đem đến một xã hội bớt tham nhũng, dân chủ và minh bạch hơn. Những con sâu nho nhỏ, sâu to to có thể bị đem ra công diễn một vở kịch Công Lý sau khi tất cả băng đảng và nhóm lợi ích trong hệ thống phải ngồi lại để “hiệp thương” ngã giá với nhau. Nhưng giờ đây, không phải là ủy ban trung ương, không phải là Tứ Trụ có quyền quyết mà kẻ nắm trong tay những bí mật bẩn thỉu nhất, nắm trong tay súng… kẻ đó là người có quyền quyết định sinh mạng chính trị của từng vị trí trong toàn bộ hệ thống. Đó không phải ai khác chính là Tô Lâm.

“Tiên thủ hạ vi cường,” “dĩ độc trị độc,” dùng “lò” trị “lò” là những chiêu pháp có thể thấy được thời gian qua mà Tô Lâm đã sử dụng. Nhưng ván cờ quá lớn, nó khiến cho người dân được thấy một tấn trò làm tiền ghê tởm bằng sinh mạng người dân được tất cả hệ thống chính trị toa rập, vắt kiệt sức dân trong cơn khốn cùng bằng mọi thủ đoạn bẩn thỉu, đốn mạt nhất nhân danh vì sức khỏe của cộng đồng, vì sự an toàn của mọi người…

Hãy nhớ rằng, hàng chục ngàn tỷ tiền từ ngân sách đã chi cho hệ thống công an, quân đội để quây bắt, phong tỏa, truy tìm và giam giữ những người bệnh trong các khu tập trung chứ không chỉ riêng có 4.000 tỷ đồng mua xét nghiệm sinh phẩm của Việt Á. Nhưng vấn đề ở đây là chỉ có Bộ Công An và Tô Lâm là có trong tay các phương tiện, các nguồn lực và phương tiện để không chỉ độc quyền thông tin, độc quyền công bố các thủ đoạn trục lợi của những phe nhóm khác, đồng thời cũng ngầm khủng bố và đe dọa toàn bộ hệ thống chính trị của đảng và chính quyền. Qua nước cờ Việt Á, Tô Lâm chính thức lên ngôi “vua.”

Hãy xem toàn bộ 500 nghị gật đã im thít trước scandal “bò dát vàng” của Tô Lâm. Hãy nhớ rằng, miếng bò dát vàng của Tô Lâm hay 800 tỷ hoa hồng của Việt Á chia chác cho các quan chức đều là sinh mạng và nước mắt của người dân. Về bản chất nó không khác gì nhau. Giờ đây, bằng việc phanh phui Việt Á, chiêu “giết gà dọa khỉ” đã quá rõ ràng, rất nhiều những thành phần chóp bu trong hệ thống quyền lực của đảng và chính quyền CSVN đã dự phần trong các vụ áp phe Việt Á hay không phải Việt Á cũng đều sống trong sợ hãi trước Tô Lâm.

Vụ Việt Á thực chất là một cuộc đảo chính không tiếng súng, qua đó Tô Lâm đã chính thức lộ diện là kẻ quyền lực nhất trong mô hình quyền lực kim tự tháp của CSVN chứ không phải Nguyễn Phú Trọng. Sẽ không có công lý nào cả mà Việt Nam chìm sâu vào trong một tương lai bất định, dưới gông ách của một chính quyền công an trị ngày một hà khắc hơn.

Và một điều đáng buồn hơn cả, là phản ứng xã hội Việt Nam trước một vụ án tham nhũng khủng khiếp, một thảm kịch về lương tri và băng hoại đạo đức tới tận gốc rễ của toàn bộ hệ thống chính trị xã hội… với một vị thế khán giả nhiều hơn của những nạn nhân, không có những xúc cảm bi phẫn đủ lớn để có thể có một hành động phản kháng hay thể hiện bất bình. Một số những kênh Youtube “lề giữa” như changchang tv hay vivietnamthinhvuong… cũng nỗ lực đưa tin, phân tích dựa trên những nguồn tin đã công bố và được phép công bố từ hệ thống quyền lực CNVN, cũng chỉ nhận được vài trăm lời comment giận dữ thoáng qua.

Nó cho thấy một não trạng đáng sợ của người Việt Nam, rằng họ đã dần quen với bất công, với cái ác, với tệ nạn tham nhũng đầy rẫy và trở thành “văn hóa” ở xứ Đông Lào… Họ chỉ nghe những câu chuyện này như xem một bộ phim mà thôi. Đa số không nhận thức rằng họ chính là nạn nhân của hệ thống này hoặc mặc nhiên chấp nhận nó. Đó là một não trạng của một dân tộc đang tự băng hoại và diệt vong.

Tân Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.