Viết cho em – Phạm Chí Dũng

Ảnh trái: Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng trước tòa ngày 5/1/2020, và TS Dũng và tác giả Phạm Minh Hoàng.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm nay ngồi trước máy tính để viết về Dũng thì tôi quả thực bối rối vì không biết phải viết gì. Đơn thuần chỉ vì em là một người có nhiều điểm “không giống ai” trong số người những phải lâm vào vòng lao lý vì đấu tranh cho Quyền Con Người.

Tôi biết Dũng vào đầu năm 2013. Gọi là biết nhưng thật ra chỉ là qua các bài viết của em ấy trên các trang mạng xã hội. Điều làm tôi ấn tượng trước tiên là kiến thức và những tin tức về các “thâm cung bí sử” của chế độ. Thắc mắc này mãi về sau mới được giải tỏa khi biết rằng Dũng từng là đảng viên, cũng như đã từng công tác tại Ban An Ninh Nội Chính thành ủy TP.HCM. Mà đã là “nội chính” thì chắc là phải biết nhiều về “nội bộ.” Mặt khác, ông thân sinh của Dũng cũng nguyên là trưởng ban tổ chức thành ủy TP.HCM, một chức vụ quan trọng trong cơ cấu tổ chức của đảng CSVN.

Cuối năm 2013, Dũng phôn và nói sẽ ghé thăm. Theo quán tính, tôi cẩn thận dặn Dũng những rắc rối vì hiện mình còn đang bị quản chế 3 năm. Nhưng cũng như mọi người khác, chẳng ai có vẻ gì lo lắng và anh em chúng tôi đã có một buổi chuyện trò lý thú.

Cái cảm nhận đầu tiên của tôi đối với Dũng là cái tính chất “ông cụ non” của em ấy. Bất cứ câu hỏi nào của tôi, cho dù rất “đời thường,” Dũng cũng đều có những biểu hiện đang “vận dụng tri óc” ở mức “căng thẳng.” Lắm lúc tôi nghĩ mình đang đối thoại với một “nhà hiền triết.” Nhưng cũng hôm ấy tôi đã đặt cho Dũng một câu hỏi mà mình nghĩ là rất “căng.” Tôi hỏi về sự bỏ đảng của em có tạo ra một phong trào bỏ đảng hay không? Câu hỏi này thì chắc chắn là “nhà hiền triết” phải căng óc ra đề trả lời. Và câu trả lời của Dũng là “Có! Nhưng nó không đến ngay trong một thời gian ngắn. Rồi sẽ có nhiều đảng viên tiếp nối nhau bỏ đảng.” Thú thật, lúc ấy tôi có cảm nhận Dũng hơi lạc quan. Và có lẽ Dũng cũng thấy điều đó nơi tôi. Rõ ràng là sống trong một chế độ độc tài, con người đôi khi hiểu và thông cảm nhau qua ánh mắt hơn là lời nói.

Tôi rủ Dũng đi ăn hủ tíu. Khi hai anh em băng qua đường thì nhận thấy chung quanh có những “động thái” bất thường. Có lẽ vì ám ảnh phim trinh thám nên tôi cảm thấy lạnh gáy. Và đúng như những gì tôi nghĩ, Dũng đã đọc được lo lắng của tôi. Em nhìn sang bên kia đường, nơi có “anh xe ôm” đang đậu nép mình sau gốc cây dầu, nơi thường ngày chả có ma nào đứng đón khách ở đó. Tôi đưa mắt nhìn Dũng. Lần này thì “nhà hiền triết” trả lời không cần suy nghĩ:

− Kệ họ, anh. Họ lảm việc của họ, mình làm việc của mình.

Nhưng bất chợt, ngay trong lúc lo lắng, tôi chợt phun ra một câu hỏi mang tính chất cực kỳ “khoa học” nhưng không kém phần hài hước:

− Ủa, nhưng mà “cái đuôi” đó của ai ? Của anh hay của em.

Tôi tưởng Dũng sẽ phá lên cười, nhưng “nhà hiền triết” vẫn mắt lạnh như tiền, tiếp tục quần thảo với tô hủ tíu. Lúc ấy tôi tự nhủ: Lấy được nụ cười của “nhà hiền triết” chắc còn khó hơn lấy ông sao trên tròi.

Vài tháng sau, Hội Nhà Báo Độc Lập ra đời và tôi cũng vinh dự trở thành một thành viên của Hội. Tiếc một điều là còn đang trong tình trạng quản chế nên không thể có mặt trong tấm hình ra mắt Hội. Nhưng điều đáng tiếc hơn cả là chỉ một thời gian ngắn sau đó, một số thành viên đã rời Hội. Với quân số còn lại, Dũng vẫn cố gắng duy trì tiếng nói của Hội trên mạng xã hội cũng như tổ chức định kỳ các buổi gặp gỡ các thành viên.

Ngày 4 tháng Bảy, 2016. Dũng rủ tôi đến tham dự phiên họp hàng năm của Hội. Tôi ngần ngại vì đang có “bánh canh.” Dũng phán: ”Anh cứ đi một cách bình thường, họ đi theo cứ để họ đi, chẳng có vấn đề gì đâu.” Cũng may, đường đi đến chỗ họp phải qua một khu chợ, “bánh canh” của tôi mất dấu. Phiên họp kết thúc tốt đẹp với khoảng 20 thành viên cùng sự tham dự của hai viên chức Tổng Lãnh Sự Mỹ. Lúc chia tay, Dũng nói:”Đấy, anh thấy em nói có sai đâu, mình cứ làm như bình thường, chẳng có gì phải lo.” Tuy nhiên, lời động viên hôm ấy lại hóa ra là lời giã biệt của hai anh em.

Nhưng đến ngày hôm nay – ngày 5 tháng Giêng, 2021, ngồi kiểm chứng lại thì Dũng có hai điều tiên đoán “sai”:

Điều thứ nhất, về việc sẽ có “nhiều đảng viên tiếp nối nhau bỏ đảng” đã không xảy ra như một phong trào. Tuy nhiên điều này Dũng thực sự chỉ “sai” trên bề nổi. Đảng CSVN tồn tại đến ngày hôm nay chỉ là vì sống trên bạo lực và quyền lợi của một thiểu số. Cái bạo lực này làm tê liệt ý chí người dân nhưng quyền lợi đã làm tha hóa từ đỉnh cao quyền lực đến một anh đảng viên cấp phường. Nếu liệt kê ra những lời tuyên bố của chính đảng CSVN, của báo chí lề phải về tham nhũng cũng như lên danh sách các cán bộ phải bị kỷ luật vì tham nhũng thì vô số kể. Điều chắc như đinh đóng cột là ngày hôm nay, người ta vào đảng không vì lý tưởng mà vì quyền lợi. Điều đó có nghĩa là đảng viên bỏ đảng trong tư tưởng chứ không phải qua lời tuyên bố. Vậy Dũng đã đúng.

Điều thứ hai, Dũng lại “sai” rõ ràng hơn với câu “việc họ, họ làm, việc mình mình làm, chẳng có gì phải sợ.” Sai vì chúng đã bắt anh vào tháng Mười Một, 2019 và Hội đã ngưng hoạt động vì mất cánh chim bằng.  Nhưng có ai trong chúng ta sẽ trách Dũng vì những cái sai này không? Tôi còn nhớ trong một lần trả lời đài báo nước ngoài, Dũng đã nói rằng “đã làm chuyện này thì phải chấp nhận nguy hiểm.” Và cái nguy hiểm ấy đã chụp lên đầu anh cũng như các thành viên khác của Hội là anh Nguyễn Tường Thụy và anh Lê Hữu Minh Tuấn.

Hôm nay, ngày 5 tháng Giêng, 2021, chỉ không đầy một buổi sáng, tòa đã kết tội Dũng với một bản án cực nặng: 15 năm tù giam, 3 năm quản chế và phải nộp phạt một số tiền khổng lồ.

Tôi vừa viết rằng lấy được nụ cười của “nhà hiền triết” chắc còn khó hơn lấy ông sao trên tròi, nhưng cuối cùng, hôm nay tôi đã thấy được nụ cười hiên ngang của anh khi đứng trước tòa. Nhưng nhìn đau xót quá.

Ước mong vận mệnh đất nước sớm đổi thay để tôi gặp lại “nhà hiền triết” của mình.

Ngày ấy dù em có cười hay không cũng không quan trọng, vì đó là ngày vui của muôn người rồi Dũng ạ.

Phạm Minh Hoàng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chất bán dẫn gắn trên bảng mạch trong bức ảnh minh họa này được chụp vào ngày 17 tháng 2 năm 2023. Ảnh: Reuters

Chuyên gia: Việt Nam đứng trước ‘cơ hội vàng’ về chip và bán dẫn, nhưng phải biết thay đổi tư duy

Việt Nam đang đứng trước “cơ hội vàng” trở thành một nước phát triển nhờ quan hệ hợp tác sâu rộng hơn với Mỹ trong lĩnh vực sản xuất chip và chất bán dẫn, một chuyên gia kinh tế phát triển nhận định với VOA, nhưng việc này chỉ có thể trở thành hiện thực khi Việt Nam đưa nền kinh tế của mình ra khỏi việc sử dụng lao động ở quy mô thấp như trong dây chuyền lắp ráp hoặc khai thác nguyên liệu thô.

Luật sư Đặng Đình Mạnh (phải) và LS Nguyễn Văn Miếng (trái) vượt thoát đến Hoa Kỳ ngày 16/6/2023. Ảnh: RFA

LS Đặng Đình Mạnh: Ăn hối lộ ‘không vụ lợi’ là ngụy biện của tư pháp Việt Nam

Trong 27 năm hành nghề tại Việt Nam, Luật sư Đặng Đình Mạnh đã tham gia bào chữa khoảng 10 năm cho hơn 50 vụ án chính trị gồm gần 100 người đấu tranh nhân quyền, dân oan tại Việt Nam.

Nhân dịp 7 quan chức thanh tra của Ngân Hàng Nhà Nước CSVN không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì được cho là “không vụ lợi” dù đã nhận tiền hối lộ từ Ngân hàng SCB, nhật báo Người Việt phỏng vấn Luật Sư Mạnh về vụ này.

Trang bìa cuốn sách ''Kỷ yếu tri ân Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ'' của Hội Đồng Hoằng Pháp, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (năm 2023). Ảnh: RFI (ảnh chụp màn hình)

Thiền sư Tuệ Sỹ – “Cọng lau nằm xuống mà đại ngàn rung chuyển”

“‘Rung chuyển đại ngàn'” tức là Rung chuyển cảm xúc. Mình cảm nhận được cái rung chuyển cảm xúc của toàn cõi mạng Việt Nam cơ. Mình có 4.900 bạn bè thôi, nhưng chưa bao giờ mình thấy là chưa bao giờ là ai cũng tìm cách nói về Ông, về cảm xúc mấy dòng, hoặc là trích mấy câu thơ của Ông. Có những người hiểu biết nhiều từ lâu rồi, họ viết những bài chia sẻ. Bài nào cũng hay, được chia sẻ rộng rãi. Mình nghĩ là không ai bảo ai, mà tại sao có một nghĩa cử văn hóa như vậy. Hóa ra là Ông nổi tiếng từ rất sớm…” (nhà văn Dạ Ngân, từ TP.HCM)

Chính giới Thụy Sĩ chào mừng cựu TNLT Châu Văn Khảm

Ngày 22 tháng 11, 2023 ông Châu Văn Khảm đã được thành phố Grand-Saconnex/Geneva trang trọng đón tiếp như một vị khách danh dự dành cho một cựu tù nhân lương tâm vừa được chính quyền Việt Nam buộc phải trả tự do vào tháng 7 vừa qua.

Đúng vào 12 giờ trưa, ông Michel Pomatto, Thị trưởng thành phố Grand-Saconnex đã đón chào ông Khảm và nhắc nhở truyền thống của thành phố này là hàng năm có buổi vinh danh những nhà đấu tranh bảo vệ tự do và nhân quyền.