Việt Nam/Đại dịch: Hàng vạn người tiếp tục rời các trung tâm kinh tế, về quê

Hàng ngàn người đi qua Bình Phước để về quê sau khi rời bỏ các trung tâm sản xuất lớn, tháng 10/2021.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hàng chục ngàn người rời khỏi các trung tâm kinh tế ở miền nam Việt Nam để về quê trong những ngày gần đây, khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng vào lúc con số lây nhiễm COVID-19 giảm nhiều, báo chí trong nước tường thuật.

Từ TP.HCM, chia sẻ nhận định với VOA, nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Khanh, một nhà bình luận, nói người dân không còn có thể chờ đợi những gói cứu trợ được chính quyền hứa hẹn nhưng không đến tay họ; trong khi đó, bà Ngô Thị Oanh Phương, một nhà hoạt động xã hội, cho rằng đã đến lúc phải đánh giá đúng hơn về giá trị của người lao động.

Các báo, đài trong đó có Tiền Phong, Thanh Niên, VOV, kenh14, v.v… trong ngày 4/10 và một vài ngày trước liên tục đưa tin cho hay hàng chục ngàn người đã và đang rời khỏi các trung tâm kinh tế gồm TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai, chủ yếu đi bằng xe máy, thậm chí có người đi xe đạp hoặc đi bộ.

Những người dân này đi về quê ở hàng chục tỉnh miền Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, miền Trung và miền Bắc, xa nhất là tỉnh Hà Giang.

Báo chí chính thống và nhiều người sử dụng mạng xã hội đăng nhiều bài và ảnh về những hoàn cảnh thương tâm là một số người phải xe đạp hoặc đi bộ hàng trăm kilomet để về quê, trong đó có cả phụ nữ có thai, có người đổ bệnh, bị biến chứng…

Cách đây ít ngày, báo chí và mạng xã hội cho hay dọc đường, hàng ngàn người phải tạm nghỉ hoặc chờ đợi vạ vật ven đường, màn trời chiếu đất, nhất là tại những ranh giới một số tỉnh, thành nơi nhà chức trách tìm cách ngăn cản việc người dân di chuyển với lý do phòng chống dịch.

Có một số video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy cảnh xô xát giữa những người dân với cảnh sát hoặc cảnh người dân thắp hương “tế sống” cảnh sát vì bị chặn đường.

Thông tin từ báo chí nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước hôm 4/10 nói rằng các tỉnh đang “hỗ trợ” người dân, đồng thời cũng nêu lên quan ngại rằng việc hàng chục ngàn người “tự ý,” “tự phát” về quê làm tăng nguy cơ dịch bệnh lây lan.

Người dân thắp hương, vái lạy cảnh sát giao thông khi bị chặn đường về quê ở TP.HCM, 1/10/2021
Người dân thắp hương, vái lạy cảnh sát giao thông khi bị chặn đường về quê ở TP.HCM, 1/10/2021

 

Theo quan sát của VOA, một số người ví von trên mạng rằng việc người dân đang “chạy dịch như chạy giặc” là hậu quả của chính sách “chống dịch như chống giặc,” ý nói về các biện pháp phong tỏa của chính quyền làm tắc nghẽn các hoạt động kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên, nhạc sĩ Tuấn Khanh, người thường xuyên bình luận về thế sự trên mạng xã hội, cho rằng việc người dân rời bỏ TP.HCM và các trung tâm sản xuất lân cận hiện nay không phải là “chạy dịch” mà là chạy khỏi những lời hứa không được thực hiện của chính quyền, sau khi đã “chung sức” với chính quyền phòng chống dịch trong một thời gian dài tới 3 tháng. Ông Khanh nói:

“Trong quá trình đó, họ đã mệt mỏi chờ đợi kết quả những lời hứa về việc hỗ trợ, giúp đỡ những người công nhân ở lại. Và người ta nhìn thấy chính quyền không đối xử đúng với người công nhân theo đúng tinh thần họ hứa.”

Dẫn lại thông tin về một số vụ người dân xuống đường đòi cứu trợ hoặc đòi minh bạch về cứu trợ, ông Tuấn Khanh nhận xét:

“Nó phải có lý do, nó cho thấy câu chuyện là cứu trợ không đến đủ với người dân. Rõ ràng chúng ta thấy nhà nước làm không đủ cho nên mới xảy ra chuyện đó.”

Là người thời gian qua thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, phong tỏa, bà Ngô Thị Oanh Phương cho VOA biết bà quan sát thấy các chính sách và chương trình hỗ trợ của chính quyền TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai “không được tổ chức khoa học, không tiếp cận với thực tế, bất cập, không mang lại sự an tâm cho người lao động.”

Theo cách hiểu của bà Phương, người lao động ngoại tỉnh ở TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai hiện nay rơi vào cảnh “nghèo đói và bất an,” vì vậy, họ lựa chọn là bỏ những nơi này để về quê, tuy rằng cũng nghèo đói nhưng không bất an khi có người thân, chòm xóm chung quanh.

Ở một khía cạnh khác, việc người lao động rời bỏ các trung tâm sản xuất cũng phát đi lời cảnh báo rằng chính quyền và doanh nghiệp đã đến lúc phải đánh giá cho đúng về giá trị của người lao động, bà Phương bình luận. Bà nói thêm:

“TP.HCM và những nơi cần những người lao động nên xem xét lại để thay đổi chính sách cho rõ ràng hơn, có chính sách tốt hơn, đảm bảo hơn cho người lao động, đây là thời điểm để thay đổi mức lương và chất lượng người lao động, các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, an sinh xã hội phải cải thiện. Lời hứa và hành động phải đảm bảo một cách rõ ràng.”

Lúc này, chính quyền trung ương cần phải đổ tiền về để cứu các trung tâm kinh tế gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…, bà Phương đề xuất.

Nguồn: VOA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.