Việt Nam đang trở thành bãi rác của Trung Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tại hội thảo do Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương (CIEM) và Dự Án GIG của Cơ quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hôm 11 Tháng Sáu, ông Nguyễn Năng Toản, giám đốc Trung Tâm Logistics – Tổng Công Ty Tân Cảng Sài Gòn, cho biết hiện nay Cảng Sài Gòn có gần 8,000 container rác thải và phế liệu dồn ứ. Tình trạng này khiến cảng Sài Gòn lâm vào tình trạng quá tải và đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm môi trường toàn thành phố do rác thải độc hại.

Được biết, số rác thải trên xuất phát từ các nước phương Tây trên đường nhập về Trung Quốc, tuy nhiên việc tái chế rất tốn kém nên Trung Quốc đột ngột thay đổi chính sách, cấm nhập khẩu và đổ số rác này sang nước có cơ chế quản lý lỏng lẽo là Việt Nam. Sự việc này khiến không ít nhà hoạt động môi trường Việt Nam phẫn nộ. Điều đáng nói, thực trạng hàng hóa, rác thải Trung Quốc độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam đã không còn là chuyện mới. Tuy nhiên mức độ đang ngày càng nghiêm trọng hơn, đầu độc sức khỏe người dân, phá hoại kinh tế và khiến Việt Nam đứng trước nguy cơ trở thành bãi thải của Trung Quốc.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, cái bẫy của thương mại tự do đang khiến Việt Nam dễ trở thành bãi phế thải các loại hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc. Mối họa nhập hàng hóa kém chất lượng từ Trung Quốc ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng như: gạo giả, sữa bột giả, trứng giả, trái cây nhuộm chất hóa học, dư lượng thuốc trừ sâu, thịt đông lạnh hư thối, rác thuốc đã lên nấm mốc… thậm chí các loại phụ gia gây ung thư cũng được bày bán khắp nơi, đầy rẫy ngoài chợ, thậm chí cả trong siêu thị. Những chất độc đó đang hàng ngày, hàng giờ hiện diện và gặm nhấm sức khỏe của người dân Việt Nam.

Không chỉ đưa thực phẩm bẩn, hàng hóa độc hại vào thị trường Việt Nam, Trung Quốc còn biến thị trường Việt Nam thành “sân sau’’ sản xuất hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể, báo Thanh Niên dẫn thông tin từ Hiệp Hội Giấy và Bột Giấy cho biết, sau khi Trung Quốc tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó có sản xuất giấy, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã sang Việt Nam tìm cách liên doanh sản xuất bột giấy tái chế ngay trên đất Việt Nam. Lượng bột giấy “sạch” sau sản xuất sẽ cuộn, ép xuất cảng về Trung Quốc.

Mô hình này còn được nhân rộng sang các lĩnh vực khác như khai khoáng, luyện kim, sản xuất xi măng, dệt nhuộm, may mặc, chế biến cao su, đường cao tốc… Theo đó, công thức chung là những thành phẩm sạch sẽ được đưa về Trung Quốc, còn nhà máy, dây chuyền sản xuất và chất thải môi trường độc hại, bệnh tật thì người dân Việt Nam gánh chịu.

Một nguy cơ khác được nhiều chuyên gia cảnh báo đó là việc Trung Quốc đóng cửa 85 dự án điện than và 18 nhà máy bị ngừng cấp phép xây dựng, do lượng khí thải từ những nhà máy này gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thế nhưng ở Việt Nam, nhiều dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện than đa phần do Trung Quốc đầu tư lại được phê duyệt như: Trung tâm nhiệt điện Long An, nhà máy nhiệt điện Quảng trạch 1, 2, BOT nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2, dự án BOT nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2. Điều đó khiến dư luận lo ngại Trung Quốc sẽ di dời toàn bộ hệ thống nhà máy nhiệt điện không sử dụng sang cho Việt Nam dưới vỏ bọc đầu tư, biến Việt Nam trở thành bãi rác thải công nghệ lạc hậu, độc hại.

Thấy việc phát triển nhà máy nhiệt than phải trả cái giá quá đắt, nhiều nước trên thế giới gần như xóa sổ toàn bộ những nhà máy này. Thế nhưng ở Việt Nam những dự án đầu tư nhiệt điện than lại nở rộ. Phải chăng Việt Nam đang đi ngược lại với xu hướng của thời đại? Trong khi đó, theo nghiên cứu, số người chết yểu liên quan đến nhiệt điện than ở Việt Nam là 4.300 người mỗi năm. Tương lai, hàng loạt các nhà máy nhiệt điện than của Trung Quốc kéo sang thì không biết dân Việt Nam sẽ sống như thế nào.

Sự cảnh giác và lo ngại của người dân đối với các nhà máy nhiệt điện do Trung Quốc đầu tư là hoàn toàn có căn cứ. Thực tế là ở Việt Nam hiện đang có hàng loạt các nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điển hình là nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, 2, 3 gây ô nhiễm toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, 2 hủy hoại môi trường không kém. Lạ một điều là tất cả các nhà máy trên do Trung Quốc xây dựng, thế nhưng dường như Việt Nam không lấy đó làm bài học thực tiễn.

Có thể nói, với lợi thế giá rẻ và không bị ràng buộc về mặt chất lượng cộng với sự tiếp tay của nhiều quan chức táng tận lương tâm của Việt Nam, nhiều mặt hàng “Made in China” đang được nhập về Việt Nam một cách thoải mái. Chính Việt Nam đã tự biến mình thành nơi tiêu thụ “thượng vàng hạ cám” của Trung Quốc. Trung Quốc thả sức tung hoành biến Việt Nam vốn đã lệ thuộc nay trở thành “sân sau” tiêu thụ hàng hóa, rác thải, phế liệu.

Việt Nam lâu nay đã trở thành nơi trung gian tiêu thụ hàng hóa cho Trung Quốc, điều mà lẽ ra có thể tránh được nếu chính quyền có các chính sách quản lý nhập khẩu rõ ràng. Sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc đang tạo ra 2 mối nguy hại lớn cho Việt Nam: trước hết đó là môi trường sống của hàng trăm triệu người Việt đang bị đe dọa bởi việc nhập cảng thiết bị, công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm cao từ Trung Quốc. Thứ hai là với việc nhập cảng thiết bị, công nghệ lạc hậu đang phá hoại nền kinh tế Việt Nam một cách âm ỉ và có hệ thống.

Để khắc phục tình trạng này, xây dựng một hàng rào kỹ thuật thương mại nghiêm ngặt là việc Việt Nam cần phải làm ngay, không thể chậm trễ. Bên cạnh đó, cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thông qua những chính sách về hỗ trợ nghiên cứu công nghệ, đầu tư… Đồng thời, cần có chính sách để thoát khỏi “bẫy thương mại tự do,” nghĩa là Việt Nam không thể chỉ có thể dựa vào lợi thế lao động giá rẻ, mà phải nâng cao trình độ sản xuất của cả nền kinh tế thông qua lực lao động có chất xám và tay nghề cao.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tử tù Lê Văn Mạnh (ảnh phải) và cảnh người thân của anh than khóc tức tưởi bên nấm mộ mới đắp. Ảnh: Việt Tân edited

Báo cáo viên Đặc biệt LHQ bàng hoàng trước việc hành quyết một tội phạm ở Việt Nam

Chuyên gia của Liên Hiệp Quốc và là Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về các vụ hành quyết, ông Morris Tidball-Binz hôm nay cho biết ông rất thất vọng trước việc hành quyết anh Lê Văn Mạnh, bất chấp những lời kêu gọi khoan hồng, bất chấp trước những nghi ngờ nghiêm trọng về tính công bằng của quá trình xét xử anh và bất chấp những cáo buộc đáng tin cậy về việc anh bị tra tấn hoặc ngược đãi để buộc anh phải nhận tội và bị tuyên án tử hình.

Quang cảnh lễ Hội Tết Trung thu 2023 tại Westminster, Nam California

Nam California: Vui Trung Thu không quên Hoàng Sa 50 năm

Cơ sở Việt Tân Orange County cùng hoà mình với không khí vui tươi, đầy màu sắc lung linh của lễ hội Tết Trung thu nhưng vẫn không quên gởi đến các em mẫu tô màu bản đồ của đất nước mình với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng.

Bà Ngô Thị Tố Nhiên, giám đốc tổ chức Sáng Kiến ​​về Chuyển Dịch Năng Lượng Việt Nam (VIETSE). Ảnh: VIETSE

Chính quyền Việt Nam xác nhận vụ bắt giữ giám đốc một công ty tư vấn về năng lượng

Hãng tin Pháp AFP ngày hôm nay, 1/10/2023 đã trích dẫn báo chí Việt Nam cho biết là chính quyền Hà Nội đã xác nhận việc bắt giữ lãnh đạo một công ty tư vấn về chính sách năng lượng. Đây là chuyên gia về môi trường thứ 6 bị chính quyền Việt Nam giam giữ trong vòng hai năm gần đây.

Một dự án của Novaland tại quận 8, Sài Gòn. Ảnh: Kinh Tế Sài Gòn Online

Từ Hằng Đại sang Novaland – ngày tàn một phương thức kinh doanh

Số phận tương đồng của tập đoàn Hằng Đại bên Trung Quốc và Novaland ở Việt Nam có thể là điềm báo ngày cáo chung của một phương thức kinh doanh từng phát triển mạnh mẽ nhờ gắn liền với chính sách công hữu về đất đai ở hai quốc gia “cộng sản anh em.”