Việt Nam: Hãy hủy bản án khắc nghiệt đối với ông Lê Đình Lượng

Nhà hoạt động nhân quyền và môi trường Lê Đình Lượng, người bị nhà cầm quyền áp đặt bản án 20 năm tù giam và 5 năm quản chế tháng 8/2018. Ảnh: Human Rights Watch
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhà Hoạt Động Dân Chủ Đối Đầu Với Bản Án Tù 20 Năm

(Bangkok, 17/10/2018) – Ngày hôm nay tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) đã lên tiếng: “Việt Nam cần đảo ngược bản án đã tuyên đối với ông Lê Đình Lượng, một nhà hoạt động lâu năm bảo vệ môi trường và đòi hỏi dân chủ, và trả tự do ngay cho ông Lê Đình Lượng.” Phiên xử phúc thẩm dự trù diễn ra vào ngày 18/10/2018 tại Nghệ An.

Ông Phil Robertson, Phó Giám Đốc HRW nói “Bản án 20 năm tù của ông Lê Đình Lượng là một trong những bản án nặng nề nhất trong chiến dịch trấn áp những nhà hoạt động dân chủ của nhà nước. Đây là một cơ hội để toà án điều chỉnh sự sai trái này, và làm rõ sự khác biệt giữa việc chỉ trích chính phủ và đe dọa an ninh quốc gia, và bảo vệ quyền tự do phát biểu của người dân.”

Ông Lê Đình Lượng, 53 tuổi, đã bị bắt vào Tháng 7/2017 và bị cáo buộc tội danh “hoạt động âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự. Toà Án tỉnh Nghệ An trước đây dự trù phiên xử vào ngày 30/7/2018 nhưng đã hoãn lại vào giờ chót. Mặc dầu là một phiên toà công khai, chỉ có vợ của ông Lê Đình Lượng và người em trai của ông được phép hiện diện trong phòng xử. Các nhà ngoại giao muốn tham dự cũng đã bị cấm vào.

Vào ngày 16/8, Toà Án Nghệ An đã tuyên án 20 năm tù cho ông Lượng, một bản án tù đặc biệt dài, cộng với 5 năm quản chế với nhiều giới hạn khắc nghiệt về di chuyển. Trong một động thái bất thường, Toà đã tuyên án dài hơn thời gian mà công tố Nghệ An đề nghị là 17 năm.

Ông Lê Đình Lượng đã tham gia nhiều hoạt động mà nhà cầm quyền Việt Nam cho là không thể chấp nhận được, bao gồm việc phản đối liên quan đến tôn giáo và môi trường. Ông Lượng đã tham gia nhiều cuộc biểu tình bảo vệ môi trường, kể cả việc phản đối công ty thép Formosa Hà Tĩnh, một công ty Đài Loan, xả thải ra biển làm ô nhiễm bãi biển miền Trung Việt Nam, gây ra cái chết hàng loạt của hải sản và tàn phá môi trường.

Truyền thông của công an và quân đội liên tục lên án ông Lê Đình Lượng là một kẻ “phản động nguy hiểm” có liên hệ với Việt Tân, một đảng chính trị có trụ sở tại Hoa Kỳ. Vụ xử của ông Lượng đã nêu lên nhiều quan ngại về vấn đề xử án công bằng.

Vào Tháng 8/2017, công an đã bác bỏ yêu cầu để luật sư Hà Huy Sơn bào chữa cho ông Lượng. Công an đã nói rằng một người bị nghi ngờ vi phạm an ninh quốc gia không được có luật sư trước khi việc điều tra đã kết thúc theo Điều 58 (vào thời điểm đó, mà bây giờ trở thành Điều 74) Bộ Luật Hình Sự. Ông Lượng đã không được phép có luật sư bào chữa mãi cho tới đầu Tháng 7. Vào ngày 17/7, con dâu của ông Lượng, cô Nguyễn Thị Xoan, đã cho phóng viên của tổ chức Defend the Defenders biết là gia đình đã không được cung cấp tin tức gì về ông Lượng kể từ ngày ông bị bắt.

Quyền tự do phát biểu và quyền được có luật sự bào chữa hiện hữu trong Hiến Pháp Việt Nam, trong Truyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, và Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) mà Việt Nam đã ký kết. Toà Phúc Thẩm phải trả tự do tức khắc cho ông Lượng và những nhà hoạt động khác đã bị giam cầm sai trái và cho phép họ phát biểu quan điểm một cách ôn hoà.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Cộng Đồng Châu Âu, và nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) đã kêu gọi chính phủ Việt Nam phải bảo đảm ông Lượng và những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền khác được xét xử công bằng như được công nhận trong luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế.

“Một bản án 20 năm tù vì biểu tỏ quan điểm ôn hoà là quá đáng”, ông Robertson nói. “Phát biểu ủng hộ hay chống đối quan điểm của chính phủ đúng ra phải được coi là chuyện bình thường. Trường hợp này cho thấy quan niệm thật sự của Việt Nam về thế nào là pháp quyền.”

Nguyên bản Anh ngữ (HRW): Vietnam: Drop Activist’s Long Sentence

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.