Việt Nam Khó Gia Nhập WTO Vào Cuối Năm Nay

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngay sau khi cuộc viếng thăm hai nước Hoa Kỳ và Canada của ông Phan Văn Khải vừa kết thúc, các cơ quan truyền thông của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã đồng loạt loan tin rằng những cuộc hội đàm song phương giữa ông Phan Văn Khải với Tổng thống Bush cũng như với Thủ tướng Paul Martin của Canada đã thành công ngoài sự dự tưởng, ngay đến cuộc hội đàm đột xuất với Thủ tướng Koizumi vào chiều ngày 1 tháng 7 cũng rất tốt đẹp nên Việt Nam có rất nhiều triển vọng sẽ gia nhập được tổ chức WTO vào cuối năm nay. Thế nhưng vào chiều thứ Tư (24/ 8) vừa qua, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội CSVN để thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt và luật Thuế Giá Trị Gia Tăng, Thứ trưởng Thương Mại Lương Văn Tự, cũng là trưởng phái đoàn đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam, đã thú nhận rằng rất khó đạt mục tiêu trở thành thành viên chính thức của WTO vào cuối năm nay.

Theo ông Tự, nếu những cuộc đàm phán tiếp theo tiến triển tốt đẹp thì sớm cũng phải đến tháng 5 hay tháng 6/ 2006 các thủ tục mới hoàn thành và khi ấy Việt Nam mới chính thức đặt chân vào WTO. Những điều mà ông Tự thú nhận đã làm cho tất cả các đại biểu Quốc Hội có mặt trong phiên họp khá ngạc nhiên đến sửng sốt là vì ai cũng yên chí rằng vào cuối năm nay Việt Nam sẽ được gia nhập WTO theo như báo, đài ở trong nước đã loan tin, khiến cho nhiều đại biểu thắc mắc và đặc câu hỏi tại sao chưa rõ khi nào sẽ được vào WTO mà bây giờ lại yêu cầu phải sửa luật, nếu sửa xong không lẽ áp dụng ngay khi mà ta chưa được vào WTO. Ông Tự cũng đã nói rằng dù cho thời điểm gia nhập WTO có nguy cơ chậm lại, song việc áp dụng đối với các luật sửa đổi vẫn nên giữ nguyên như đã dự định là từ ngày 1/1/2006, không cần thiết phải thêm vào câu ’’Áp dụng kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO’’ như ý kiến đề ra của nhiều đại biểu.

Bộ trưởng Tài chánh, Nguyễn Sinh Hùng, thì cho biết rằng trong quá trình đàm phán các nước đã yêu cầu gởi những bản dự thảo luật Việt Nam cần sửa để họ xem xét. Ông Hùng nói “Hầu hết các đối tác đàm phán yêu cầu Việt Nam công khai minh bạch thông tin về thời điểm áp dụng. Thậm chí ngay khi chúng ta đang ngồi đây để thảo luận về dự án luật thì những bản thảo này cũng đã được chúng tôi gởi đi các nước. Do vậy việc chúng ta đưa câu ’Áp dụng tại thời diểm Việt Nam gia nhập WTO’ là không phù hợp.” Ngay đến những Ủy viên trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà vẫn không có cái tầm nhìn xa, rất thiển cận khi nghĩ rằng việc sửa đổi luật chỉ để đáp cho ứng nhu cầu giai đoạn trước mặt chứ không phải là một công việc thường xuyên và trường kỳ của những nhà làm luật để điều chỉnh sao cho hợp lý đối với đời sống thực tế của người dân theo đà phát triển của xã hội và phù hợp với sự văn minh của cộng đồng thế giới ngày nay.

Một trong bốn nguyên tắc cơ bản mà Việt Nm phải thực hiện khi gia nhập WTO là tính công khai, minh bạch của các luật, quy định và các thủ tục hành chính. Đã là luật thì phải được áp dụng như nhau trên tất cả các địa phương khắp nước, nhưng thực tế cho thấy hiện nay mỗi địa phương vẫn triển khai thực hiện luật một cách khác nhau. Về phần những người làm luật vẫn không theo kịp sự phát triển các vấn đề của xã hội nên khi áp dụng vào thực tiển mới thấy nhiều thiếu sót, sai phạm, không hợp lý và lỗi thời. Đội ngũ thi hành pháp luật lại có vấn đề, không có trình độ hiểu biết, lợi dụng luật để tham nhủng, hối lộ và hành dân đang diễn ra có tính cách phổ biến.

Một trong những trở ngại lớn mà Hà Nội không giải quyết được trong những cuộc đàm phán song phương với Tokyo là quyền sở hữ trí tuệ. Nhật yêu cầu Việt Nam phải hứa là tận diệt hàng giả, nhất là về bản quyền. Trong cuộc hội đàm gấp rút vào chiều ngày 1 tháng 7, Thủ tướng Koizumi của Nhật hứa sẽ bỏ qua một số chuyện để ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO với điều kiện là Việt Nam phải ủng hộ việc Nhật vào ghế Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an của Liên Hiệp Quốc. Ông Khải không dám gật đầu vì sợ trái ý Bắc Kinh nên đương nhiên Nhật sẽ đưa các vấn đề này lại trong lần đàm phán kế tiếp mà Hà Nội không thể nào giải quyết được. Tổng thống Bush cũng hứa là sẽ ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO, nhưng Washington vẫn đòi Hà Nội phải cam kết xóa hết các phần mềm không hợp pháp đang sử dụng trong các cơ quan của nhà nước. Mexico thì yêu cầu là Việt Nam phải ký bản ghi nhớ thừa nhận Tequila và Mescal là các chỉ dẫn địa lý dàn cho rượu có xuất xứ từ Mexico.

Ngoài ra Hà Nội phải chứng minh dự thảo luật Sở Hữu Trí Tuệ so với quy định hiện hành. Ông Phạm Đình Chướng, Cục trưởng cục Sở hữu trí tuệ, phải thú nhận rằng hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam còn thiếu sót và đang cố gắng cải thiện. Sự thiếu sót đó là các quy định về bảo đảm thực thi chưa được cụ thể, chưa luật hóa đầy đủ các quy định của hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của các quyền sở hữu trí tuệ nhất là về quyền tác giả. Chừng đó chuyện cũng đủ cho thấy Hà Nội khó mà trở thành thành viên chính thức của WTO vào cuối năm nay chẳng có gì phải thắc mắc.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…