Việt Nam không đủ tiêu chuẩn vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ

Theo báo cáo chung của các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, CSVN không đủ tiêu chuẩn vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ. Ảnh: Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một tuần trước khi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu bầu các thành viên vào Hội Đồng Nhân Quyền, một liên minh các tổ chức nhân quyền phi chính phủ từ Châu Âu, Mỹ và Canada đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc không bỏ phiếu cho Afghanistan, Algeria, Sudan, Venezuela và Việt Nam, vì chính phủ các quốc gia này “không đủ tiêu chuẩn” để làm thành viên của cơ quan nhân quyền cao nhất của LHQ. Đánh giá của liên minh các tổ chức nhân quyền được dựa trên hồ sơ nhân quyền cũng như hồ sơ biểu quyết của họ về các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc liên quan đến nhân quyền.

Những hành vi vi phạm, lạm dụng của những quốc gia ứng viên này được nêu chi tiết trong một báo cáo chung của UN Watch, Human Rights Foundation (HRF) và the Raoul Wallenberg Center for Human Rights (RWCHR), đã được chuyển tới các nhà ngoại giao của Liên Hiệp Quốc và được công bố trong cùng ngày họp báo tại New York, ngày 3 tháng Mười, 2022.

Tại cuộc họp báo, Tổng Bí Thư Việt Tân ông Hoàng Tứ Duy đã trình bày về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam để kêu gọi các thành viên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc KHÔNG BẦU cho CSVN vào ngày 11 tháng Mười.

[Xem phần phát biểu của ông Hoàng Tứ Duy: https://viettan.org/csvn-khong-xung-dang-la-thanh-vien-cua-hoi-dong-nhan-quyen-lhq/]

Việt Tân cùng UN Watch đều là thành viên trong liên minh các nhóm bảo vệ nhân quyền tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva hàng năm.

Sau đây là Hồ sơ Nhân Quyền và Hồ sơ biểu quyết của Việt Nam được nêu ra trong báo cáo chung của các NGO:

HỒ SƠ NHÂN QUYỀN CỦA VIỆT NAM

Việt Nam vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bao gồm: Các vụ giết người trái pháp luật hoặc tùy tiện; tra tấn; điều kiện giam giữ trong nhà tù khắc nghiệt và nguy hiểm đến tính mạng; bắt giữ tùy tiện; tù nhân chính trị; các vụ trả thù mang động cơ chính trị chống lại các cá nhân trong một quốc gia khác; sự thiếu tính độc lập của cơ quan tư pháp; can thiệp bất hợp pháp vào quyền riêng tư; hạn chế nghiêm trọng đối với quyền tự do ngôn luận, bao gồm cả việc bắt giữ tùy tiện những người chỉ trích chính phủ, kiểm duyệt và đưa ra các đạo luật hình sự mơ hồ nhắm vào những người bất đồng chính kiến; can thiệp đáng kể vào quyền tự do hiệp hội; hạn chế quyền tự do đi lại; thiếu bầu cử tự do và công bằng; tham nhũng có hệ thống trong chính phủ; buôn người; và lao động trẻ em.

Việt Nam là một nhà nước cộng sản với hệ thống chính trị độc đảng. Các cuộc bầu cử được kiểm soát bởi đảng cộng sản và không được xem là tự do và công bằng. Chính phủ Việt Nam hạn chế khắt khe quyền tự do ngôn luận, lập hội và tôn giáo.

Bộ luật hình sự của Việt Nam nghiêm cấm việc chỉ trích chính phủ và nhà nước kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông. Chính phủ chủ trương bắt giam và đàn áp các nhà báo và blogger độc lập. Thêm nữa, luật an ninh mạng có hiệu lực vào năm 2019 hạn chế quyền tự do Internet và vi phạm quyền riêng tư bằng cách yêu cầu các công ty như Google và Facebook phải lưu giữ thông tin về người sử dụng tại Việt Nam và ngăn chặn quyền truy cập vào một số nội dung. Chính phủ cũng tiến hành giám sát các công dân của mình trên mạng. Quân đội có một đơn vị đặc biệt với 10.000 “chiến sĩ không gian mạng” (Lực lượng 47) để thúc đẩy đường lối của đảng và tấn công những người bất đồng chính kiến trên mạng.

Theo Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), khoảng 40 nhà báo hiện đang bị giam cầm trong các nhà tù của Việt Nam. Người đứng đầu Văn phòng quản lý khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của RSF ông Daniel Bastard mô tả Việt Nam là “nhà tù lớn thứ ba trên thế giới dành cho các nhà báo” sau Trung Quốc và Miến Điện.

Vào tháng 1 năm 2021, Việt Nam gia tăng đàn áp đối với những người bất đồng chính kiến ​​ngay trước đại hội đảng Cộng Sản, một cuộc họp lãnh đạo đảng được tổ chức 5 năm một lần. Trong tháng đó, ba thành viên nổi bật của Hiệp Hội Nhà Báo Độc Lập đã bị xét xử và bị tuyên án từ 11 đến 15 năm tù giam. Sau đó trong cùng năm, blogger/nhà báo Phạm Đoan Trang bị kết án 9 năm tù giam vì bị cho là đã “tuyên truyền chống nhà nước.” Vào năm 2021, một số nhà hoạt động và nhà bất đồng chính kiến ​​khác đã bị khởi tố theo Điều 117 Bộ Luật Hình Sự, trong đó hình sự hóa một số hoạt động bị cho là “nhằm mục đích chống lại nhà nước.” Ngoài ra còn có ít nhất 11 người bị khởi tố theo Điều 331 Bộ Luật Hình Sự vì bị cho là “lạm dụng các quyền tự do và dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước.” Còn có nhiều nhà bất đồng chính kiến ​​và nhà hoạt động khác bị tùy tiện giam giữ tại nhà, bị đe dọa và bắt cóc.

HỒ SƠ BIỂU QUYẾT CỦA VIỆT NAM: TỒI TỆ

Việt Nam là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền từ năm 2014 đến năm 2016. Với tư cách đó, chính phủ Việt Nam đã phản đối các nghị quyết lên tiếng cho các nạn nhân nhân quyền ở Belarus và Iran và đã không ủng hộ các nghị quyết lên tiếng cho các nạn nhân nhân quyền ở Burundi và Syria. Việt Nam cũng đã hỗ trợ cho các nghị quyết làm suy yếu các quyền con người của cá nhân hoặc can thiệp vào các vấn đề vượt quá quyền hạn của Hội Đồng.

Tại Đại Hội Đồng, Việt Nam đã bỏ phiếu chống lại các nghị quyết lên tiếng cho các nạn nhân nhân quyền ở Iran và Georgia và đã không ủng hộ các nghị quyết lên tiếng cho các nạn nhân nhân quyền ở Crimea và Syria. Việt Nam cũng đã hỗ trợ cho các nghị quyết làm suy yếu các quyền con người của cá nhân bằng cách nâng cao các quyền mơ hồ và không xác định, chẳng hạn như “quyền phát triển” và “quyền hòa bình,” lên trên các quyền con người cá nhân được thế giới công nhận, bảo vệ những người vi phạm nhân quyền thông qua một nghị quyết bác bỏ quyền xử phạt các chính quyền đàn áp nhân quyền và đã không hỗ trợ một nghị quyết về việc truy cứu trách nhiệm nhằm ngăn chặn nạn diệt chủng./.

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…