Việt Nam tấn công một nhà báo

Nhà báo độc lập TS Phạm Chí Dũng trong một lần tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc ở Sài Gòn.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ước mong của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm đàn áp những tiếng nói dũng cảm và cao quý nhất không biết khi nào mới dứt. Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền cho biết số tù nhân chính trị lên tới hơn 130. Dự Án 88 [The 88 Project, BBT VT] ước lượng các nhà hoạt động bị cầm tù ở mức 269, và 143 người khác có nguy cơ bịt bắt.

Người giờ góp phần làm tăng lên thêm số tù nhân chính trị đó là Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập không sợ hãi và giác ngộ. Thứ Năm tuần này, ông Dũng đã bị công an TP.HCM bắt giữ vì phổ biến các bài báo và thông tin chống lại nhà nước. Thông báo của Công an TP HCM cho biết ông đã “vi phạm pháp luật nghiêm trọng” và “rất nguy hiểm đến an ninh trật tự”. Nếu bị bỏ tù, ông có thể phải lãnh án từ 5 đến 20 năm tù giam. Ông đã bị bắt với tội danh tương tự vào năm 2012 nhưng chỉ ở tù bảy tháng. Tuy nhiên, với sự đàn áp của Đảng Cộng Sản và những phiên toà lừa đảo gần đây, ai cũng biết rằng ông sẽ bị nhận bản án nặng nhất.

Ông Dũng là người đầu tiên tôi gặp khi tôi bắt đầu đưa tin về chính trị Việt Nam vào năm 2014. Cuộc gặp mặt của chúng tôi bắt đầu xấu đi khi người phiên dịch của tôi quá lo lắng khi hỏi những câu hỏi tôi đã viết ra và chốt lại. Kết hợp giữa tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp, chúng tôi cũng đã làm việc xong. Với bộ ria mép mỏng như bút chì, thân mình mảnh khảnh, nhợt nhạt và mái tóc xơ xác, lần đầu tiên khi tôi gặp trông ông Dũng giống như một bức ảnh của George Orwell mà tôi từng thấy.

Các bài viết của ông về kinh tế mang tính dự báo và chua cay, như mong đợi của một người có bằng tiến sĩ kinh tế, và các bài viết cố gắng trả lời những câu hỏi mà chẳng mấy ai còn bận tâm để hỏi (luôn luôn có xu hướng là những câu hỏi thú vị nhất ). Chẳng hạn, một trong những bài viết mới nhất của ông cho Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA, ngày 31 tháng Mười, đã nghi ngờ về tốc độ tăng trưởng GDP chính thức của Việt Nam và phê phán khoản nợ nguy hiểm mà Đảng Cộng Sản đang làm cho nhà nước suy yếu.

Quan điểm của ông về chính sách đối ngoại luôn có nhiều thông tin, đặc biệt là trong lĩnh vực thường bị nhầm lẫn và hiểu lầm về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Khả năng của ông Dũng để bóc trần những gì xảy ra trong Đảng Cộng Sản thật không thể tưởng. Quan trọng nhất, ông không sợ hãi. Chỉ cần điểm qua danh sách các bài báo gần đây của ông viết cho VOA để thấy sự đa dạng và lắt léo trong các câu hỏi của ông.

Có lẽ đó là vinh dự lớn nhất cho một nhà báo làm việc trong một chế độ độc tài là trở thành mối đe dọa cho nhà nước, nhưng các bài báo của ông Dũng không phải là nổi loạn cũng chẳng phải là không ái quốc. Như ông nói với tôi nhiều năm trước quan điểm của ông là Đảng Cộng Sản phải chịu trách nhiệm. “Đảng đang ở đi vào đường cùng. Giờ đây, Đảng về phía những người giàu có; không còn gì là chủ nghĩa xã hội nữa và bất bình đẳng đang gia tăng,” ông Dũng nói với tôi.

Thật vậy, ông đã chẳng còn tự tìm tòi về Đảng Cộng Sản, nhưng lại tìm tòi về những lý tưởng tự do và bình đẳng đáng phải được cổ suý. Sau khi tốt nghiệp học viện quân sự, ông vào đảng năm 25 tuổi và làm việc cho ban nội chính thành phố 16 năm – và trong nhiều năm cuối cùng đó, ông đã bí mật viết bài.

Sau khi bị bắt giam năm 2012, ông đã từ bỏ Đảng Cộng Sản – cùng lúc với Lê Hiếu Đăng, một người có 40 năm tuổi đảng và là một luật sư dân quyền, ông Đằng bỏ đảng và thành lập Đảng Dân Chủ Xã Hội vào năm 2013.

Trong thư từ bỏ đảng ông Dũng viết: “Tôi đã từng có một khát khao cháy bỏng muốn đóng góp cho một quốc gia xã hội chủ nghĩa bình đẳng. Tuy nhiên, những gì Đảng Cộng Sản lãnh đạo toàn trị đã làm đã khiến tôi và nhiều đảng viên khác đi từ thất vọng đến tuyệt vọng.” Ngay sau đó, ông đã sáng lập Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, một tổ chức sẽ không bao giờ được Đảng Cộng Sản cấp phép hoạt động, nhưng vẫn cứ hoạt động. Sống thú vị như cuộc sống của Vaclav Havel, ông Dũng cùng với rất nhiều nhà báo và nhà hoạt động dũng cảm khác sống như thể Việt Nam đang tự do và như thể các quyền cơ bản của con người như tự do ngôn luận và tự do tư tưởng là hiển nhiên.

Vào tháng Tám, anh ta đã bị chỉ trích là vu khống khi truyền thông nhà nước phát sóng chương trình Đối diện: Mặt trái của phương tiện truyền thông xã hội, khi họ xem các nhà báo và nhà hoạt động độc lập như những kẻ âm mưu. “Tôi thách thức bất kỳ tổ chức đảng, đài phát thanh hoặc đài VTV nào có thể chỉ ra bất kỳ những gì không chính xác từ các bài báo hoặc các cuộc phỏng vấn nào của tôi, hoặc vạch rõ đâu là xuyên tạc hoặc kích động,” ông Dũng vặn lại và nói thêm rằng anh ta có quyền kiện họ. “Tôi biết rằng sẽ rất khó thắng được toà ở Việt Nam, nhưng tôi có thể kiện họ ra tòa sau này mà không phải bây giờ.”

Việc bắt giữ ông Dũng diễn ra trong bối cảnh tống giam và đàn áp rộng rãi của một đảng cộng sản đã trở nên hoang tưởng hơn kể từ năm 2016. Liệu cộng đồng quốc tế, cụ thể là Hoa Kỳ, ít ra sẽ cố gắng làm gì đó trong việc này? Chắc là không. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã được các chính quyền Mỹ o bế và nuông chiều, đặc biệt là Barack Obama, khi tin rằng Mỹ phải giữ liên minh chiến lược với Hà Nội vì sự phản đối của Việt Nam đối với việc Bắc Kinh xâm lược Biển Đông. Tuy nhiên, điều mà các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ phớt lờ là Đảng Cộng Sản có thể sẽ tự hủy hoại nếu liên minh hoàn toàn với Bắc Kinh, vì dân tộc tính và tinh thần chống Trung Quốc trong xã hội Việt Nam, và đảng sẽ bị chế giễu là con rối của Bắc Kinh. Washington thực sự có nhiều lựa chọn khi đòi hỏi Việt Nam phải cải thiện nhân quyền hơn là họ nghĩ.

David Hutt
Khánh Anh
dịch

Nguyên bản tiếng Anh: Vietnam’s assault on a journalist, David Hutt, Asia Times 21/11/2019

Nguồn: FB Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.