Việt Nam với biện pháp “đàn áp xuyên quốc gia”

Các ông Trương Duy Nhất, Trịnh Xuân Thanh và Thái Văn Đường. Ảnh: RFA edited
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vụ ông Đường Văn Thái, một người Việt đang tị nạn ở Thái Lan, đột nhiên bị công an Việt Nam thông báo đã bắt giữ với cáo buộc “nhập cảnh trái phép” khiến nhiều người liên hệ với hai trường hợp của Trịnh Xuân Thanh và Trương Duy Nhất bị bắt ngay tại nước ngoài đưa về Việt Nam chịu án tù.

“Việt Nam là quốc gia xuất phát các cuộc tấn công vào những cá nhân ở nước ngoài, và cũng là địa điểm mà các chính phủ khác nhắm đến.”  Đây là kết luận của Freedom House, tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Washington DC, về tình trạng đàn áp xuyên quốc gia của chính phủ Việt Nam trong o cáo công bố hôm 6/4. Báo cáo tên “The report—Still Not Safe: Transnational Repression in 2022” xem xét 91 quốc gia kể từ năm 2014 và phát hiện có 38 quốc gia thực hiện đàn áp xuyên quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Theo báo cáo, chính quyền Việt Nam bị cáo buộc thực hiện một số chiến thuật trong việc đàn áp xuyên quốc gia, bao gồm tấn công trực tiếp, tấn công trực tiếp có phối hợp vi quốc gia khác, kiểm soát hộ chiếu, sử dụng phần mền gián điệp…

Chia sẻ sâu hơn về tình hình ở Việt Nam, ông Grady Vaughan, thạc sỹ nhân quyền, người đồng tác giả của bản báo cáo này, trả lời RFA qua email cho biết hầu hết các vụ đàn áp xuyên quốc gia do Chính phủ Việt Nam trực tiếp thực hiện đều diễn ra ở các quốc gia khác trong khu vực sông Mekong, chỉ có vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là xảy ra ở Đức:

Việt Nam cũng sử dụng các chiến thuật đàn áp phi vật lý xuyên quốc gia, bao gồm phần mềm gián điệp, đe dọa kỹ thuật… Bên cạnh đó, các cá nhân đến từ Thái Lan và Trung Quốc đã bị đàn áp xuyên quốc gia khi ở Việt Nam.”

o cáo chính thức của Freedom House không đề cập nhiều đến tình trạng của Việt Nam, tuy nhiên, Ông Grady Vaughan cho biết trong cơ sở dữ liệu của tổ chức này có ghi nhận một số trường hợp cụ thể sau:

Về vấn đề kiểm soát hộ chiếu, vào tháng 6/2017, chính quyền Việt Nam đã tước quyền công dân của blogger bất đồng chính kiến người Pháp gốc Việt Phạm Minh Hoàng, trước khi trục xuất ông về Pháp.

Nhà báo Lê Trung Khoa, từ Đức nói với RFA rằng Đại sứ quán Việt Nam tại Đức từ chối cấp mới hộ chiếu khi hộ chiếu cũ của ông Khoa hết hạn vào năm 2018.

Bên cạnh đó, vì ông đưa tin chỉ trích chính quyền Việt Nam, do đó, ông Khoa cũng thường xuyên nhận được tin nhắn hay cuộc gọi đe doạ từ những người thân chính quyền Việt Nam ở Đức:

“Cũng có rất nhiều người thân cận với Sứ quán họ trực tiếđe dọa bằng nhắn tin hoặc gọi điện. Họ gọi điện cho tôi nói rằng tôi là phản động hoặc là họ nhắn tin mời ‘ăn tiết canh ngan,’ ám chỉ là sẽ cắt cổ tôi.”

Vào tháng 3/2020, blogger nổi tiếng của Việt Nam đang lưu vong tại Đức, ông Bùi Thanh Hiếu tuyên bố rằng ông sẽ không viết blog na do người mẹ 86 tuổi và các thành viên khác trong gia đình ông ở quê nhà phàn nàn về việc bị tác động bởi an ninh.

Về hành vi đe dọa kỹ thuật số, Freedom House cho biết Đảng Cộng Sản cầm quyền đã sử dụng dư luận viên trực tuyến để làm tê liệt các trang và tài khoản mạng xã hội có liên kết với đảng Việt Tân và các nhà hoạt động đối lập. Hàng nghìn tài khoản dư luận viên liên tục báo cáo và xả hàng loạt những bình luận và tin nhắn không phù hợp khiến Facebook phải gỡ bỏ các tài khoản bị báo cáo. Ngoài ra, Chính phủ đã tấn công từ chối dch vụ (DDoS) vào các trang web liên kết với Việt Tân và Tiếng Dân.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư đảng Việt Tân, cho biết xuyên suốt từ nhiều năm nay, chính quyền Việt Nam đã tấn công vào trang web của Việt Tân để đánh sập các trang mạng ở nước ngoài.

“Ngoài ra, đối với những người hoạt động, dù là đang ở nước ngoài, đôi khi cũng nhận được điện thoại hay là email đe dọa, đặc biệt là những người còn thân nhân ở Việt Nam.”

Ông Duy cho rằng hành vi đàn áp xuyên quốc gia như vậy là hành động khủng bố từ một chính quyền sợ các tiếng nói đối lập.

RFA đã gởi email đến Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu bình luận về báo cáo này nhưng chưa nhận được phản hồi.

Vào tháng trước, nhiều người Việt hiện đang tị nạn tại Thái Lan, xác nhận với RFA rằng chính quyền Việt Nam nhiều lần quấy nhiễu gia đình của họ ở Việt Nam, nhằm buộc những người đang lánh nạn phải quay về Việt Nam đầu thú.

Ông Nguyễn Đình Thắng, giám đốc BPSOS, một tổ chức chuyên vận động cho nhân quyền Việt Nam cho biết các kênh truyền thông nhà nước như An Ninh TV, An ninh thế giới, Báo Nhân dân, báo Xây dựng Đảng… đã tấn công liên tục những người bất đồng chính kiến đang ở ngoài lãnh thổ Việt Nam… Việc đó đều là hành vi bị xem “đàn áp xuyên quốc gia.” 

Ngoài ra, chính phủ Việt Nam còn trao trả những người tị nạn ở các quốc gia khác như Trung Quốc hay Myanmar đang lẩn trốn tại Việt Nam, về lại đất nước của họ. Điển hình như vụ Cơ quan chức năng Việt Nam bàn giao cho chính quyền quân sự Myanmar 154 người tị nạn Rohingya mà họ đã cứu trên biển vào tháng 12/2022. Hay vụ nhà cầm quyền Việt Nam trả nhà hoạt động Đổng Quảng Bình về lại Trung Quốc vào tháng 8/2022, sau gần ba năm ông này lánh nạn ở Hà Nội để chờ được đoàn tụ với gia đình ở Canada.

Nguồn: RFA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.