Việt Tân kính tiễn biệt Đại lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

Đại lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ - Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất - viên tịch ngày 24/11/2023
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đại lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, một vị giáo phẩm uyên bác đã viên tịch chiều ngày 24 tháng Mười Một, 2023 (12 tháng Mười, năm Quý Mão), tại chùa Phật Ân (tỉnh Đồng Nai), thọ 80 tuổi.

Việt Tân xin tiễn biệt Đại lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ và gửi lời chia buồn sâu sắc tới các thành viên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ nổi tiếng là dịch giả của nhiều bộ kinh, trước tác, biên soạn và giới thiệu nhiều tác phẩm luận giải kinh điển, lịch sử và triết học Phật Giáo,… Ngoài ra, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ còn được biết đến từng là giáo sư của Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn.

Bên cạnh đó, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ cũng là người từng bị nhà cầm quyền CSVN kết án tử hình với cáo buộc tội “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân.” Tuy nhiên, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế nhận định nguyên nhân việc bắt giữ Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ là do ông là thành viên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một giáo hội không được Nhà nước CSVN công nhận.

Đến Tháng Mười Một, 1988, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ được giảm xuống án chung thân sau một cuộc vận động và can thiệp của các tổ chức quốc tế. Ngày 1 tháng Chín, 1998, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ được thả tự do, trước khi thả, nhà cầm quyền yêu cầu ông ký vào lá đơn xin khoan hồng, tuy nhiên Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ cương quyết trả lời: “Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi!” Công an nói không viết đơn thì không thả, thầy không viết và tuyệt thực, chính quyền sau đó đã phải phóng thích ông sau 10 ngày tuyệt thực.

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ sẽ luôn được nhớ đến, không chỉ là một lãnh đạo tôn giáo nổi bật với các công trình nghiên cứu Phật học giá trị, mà còn ở tinh thần đấu tranh bảo vệ Phật Giáo tại Việt Nam.

Thay cho lời kết, xin được trích một đoạn trong ‘Thư gửi các tăng sinh Thừa Thiên-Huế’ của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ:

“Nhẫn nhịn đời nhưng không để cho quyền lực đen tối của đời sai sử. Tùy thuận thế gian, nhưng không tự đánh chìm trong dòng xoáy ô trược của thế gian. Các con hãy tự rèn luyện cho mình một tín tâm bất hoại; một đức tính dũng mãnh vô úy; nỗ lực tự huân tập trí tuệ bằng văn, tư, tu để nhìn rõ sự tướng chân ngụy, để thấy và biết rõ mình đang ở đâu, đang đi về đâu; không nhắm mắt phóng càn theo cỗ xe lộng lẫy bên ngoài nhưng rệu rã bên trong, đang lao xuống dốc dài không định hướng…”

Ban Biên Tập Việt Tân

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…