VinFast – niềm tự hào của ai?

Tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng (trái) và Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng (giữa) khi ông nầy viếng thăm Tổ Hợp Sản Xuất Ô Tô Vinfast của ông Vượng ở Hải Phòng năm 2017. Ông Phạm Minh Chính đứng phía sau. Ảnh: Giáo Dục Việt Nam,
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 29 tháng Ba vừa qua, các hãng thông tấn của Hoa Kỳ đã đồng loạt loan tin VinFast một công ty xe hơi thuộc Tập Đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã ký một thỏa thuận sơ bộ với tiểu bang North Carolina, Hoa Kỳ để xây dựng một nhà máy sản xuất ba sản phẩm: Xe bus điện, xe thể thao SUV, pin xe hơi, có vốn đầu tư ban đầu là 4 tỷ Mỹ Kim. Tòa Bạch Ốc cũng đã đăng lời tuyên bố của Tổng Thống Joe Biden về sự kiện này, rằng đầu tư của VinFast sẽ tạo ra hơn 7.000 việc làm, và là “ví dụ mới nhất về chiến lược kinh tế của tôi.”

Qua thỏa thuận ký với tiểu bang North Carolina, VinFast sẽ đặt nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp Triangle Innovation Point thuộc quận hạt Chatham với diện tích 800 ha. Giai đoạn I của nhà máy sẽ khởi công ngay trong năm 2022 và dự kiến sẽ được vận hành vào tháng Bảy, 2024 với dự trù sản xuất 150.000 xe/năm với hai dòng xe VF-9 SUV có 7 chỗ ngồi và VF-8 SUV có 5 chỗ ngồi. Vinfast cũng dự trù tuyển dụng 7.500 công nhân cho nhà máy từ nay đến năm 2027 với mức lương trung bình là 51.000 Mỹ Kim/năm.

Với sự đầu tư này, VinFast được tiểu bang North Carolina và quận hạt Chatham hứa chi ra gần 1,2 tỷ Mỹ Kim gọi là tiền “ưu đãi” như tiền hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ sở, tiền bồi hoàn tuyển dụng nhân viên, không nộp thuế doanh nghiệp… trong 32 năm, nếu VinFast thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng.

Thật ra lúc đầu VinFast dự trù đặt văn phòng tại Los Angeles sau khi tham gia cuộc triển lãm hai mẫu xe điện VF e35 và VF e36 thuộc dòng SUV được thiết kế bởi hãng Pininfarina của Italy vào tháng Mười Một, 2021 để trực tiếp cạnh tranh với các hãng xe điện Tesla, Lucid và Rivian; nhưng cuối cùng không tìm ra được địa điểm để thiết lập nhà máy sản xuất nên đã phải chuyển về North Carolina.

Nguồn gốc xe VinFast

VinFast ra đời vào ngày 2 tháng Chín, 2017 khi Tập Đoàn Vingroup khởi công xây dựng Tổ Hợp Sản Xuất Xe Hơi VinFast tại khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, thành phố Hải Phòng, với sự tham dự của ông Nguyễn Xuân Phúc lúc đó đang là thủ tướng. Tuy được gọi là công ty “sản xuất” xe hơi nhưng ban đầu VinFast chỉ là sản xuất thân xe có động cơ, phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ, v.v…

Năm 2018, VinFast bắt đầu hợp tác về công nghệ, kỹ thuật, hỗ trợ tư vấn chiến lược cho những công xe hơi ngoại quốc muốn vào đầu tư tại Việt Nam như BMW, Siemens AG, SAP của Đức, ABB của Thụy Sĩ, Magna Steyr và AVL của Áo, LG Chemical của Hàn Quốc, Pininfarina của Italy, v.v…  Trong thời gian này, VinFast đã được hãng GM cho độc quyền phân phối dòng xe Chevrolet tại Việt Nam, cũng như sau đó được GM đồng ý chuyển giao công nghệ bao gồm cả bản quyền sản xuất các dòng xe hơi cỡ nhỏ, dưới nhãn hiệu VinFast.

Từ năm 2019, VinFast bắt đầu lấn sang lãnh vực xe điện sau khi mở rộng sự hợp tác với công ty Siemens của Đức về cung cấp công nghệ và linh kiện để sản xuất xe bus điện cũng như hợp tác với công ty LG Chem thuộc Tập Đoàn LG của Hàn Quốc trong việc sản xuất các dòng pin cho xe chạy bằng điện. Mặc dù mở rộng các hoạt động sản xuất nhưng tính đến cuối năm 2019, VinFast bán ra thị trường chỉ khoảng 18.000 xe đủ loại theo báo cáo kết toán của Tập Đoàn Vingroup thì VinFast lỗ liên tục. Chỉ riêng trong năm 2020, VinFast lỗ hơn 1 tỷ Mỹ Kim.

Từ năm 2021 VinFast ký thỏa thuận hợp tác với Gotion High-Tech (Trung Quốc) nhằm sản xuất cell pin LFP và lên kế hoạch mang hai mẫu xe hơi điện VF e35 và VF e36 thuộc dòng SUV (do hãng Pininfarina của Italy thiết kế, đã được triển lãm tại Los Angeles năm ngoái), nhằm chuẩn bị bành trướng sang thị trường Hoa Kỳ và đưa đến sự thành lập nhà máy sản xuất tại North Carolina từ tháng Tư, 2022 trở đi.

Con đường trước mặt

Nhìn qua quá trình thành lập và sự phát triển của VinFast trong 5 năm ngắn ngủi quả thật là những bước đi “phù đổng.” VinFast đang theo chân các nhà sản xuất xe hơi ở Á Châu tìm cách tham gia vào thị trường Hoa Kỳ với “may ít rủi nhiều.” Thật vậy, những công ty xe hơi của Nhật Bản như Toyota, Honda, Subaru hay của Hàn Quốc như Hyundai, Kia, đều phải nổi tiếng ở trong nước trước khi tham gia vào thị trường Hoa Kỳ.

Trong khi đó, tờ Financial Times xuất bản ở London hôm 31 tháng Ba, cho rằng quyết định của VinFast thâm nhập Hoa Kỳ – một trong những thị trường xe cạnh tranh nhất thế giới, là một bước đi đầy rủi ro đối với một thương hiệu chưa được biết tới rộng rãi. Rồi đây có thể VinFast sẽ khó tránh một cái kết cay đắng của một số công ty xe hơi của Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ và cả Trung Quốc đã phải âm thầm rút lui sau nhiều năm không đủ sức cạnh tranh để sống còn.

Nhưng cũng có không ít người cho rằng VinFast đã phát triển nhanh chóng và mang lại niềm tự hào cho người Việt Nam khi có những dòng xe mang “Made in Vietnam” bán tại thị trường Mỹ và thế giới. Có người còn “cực đoan hơn” khi cho rằng người Việt nên chạy xe VinFast như người Nhật Bản chạy xe Toyota hay người Hàn Quốc chạy xe Hyundai để “ủng hộ” VinFast. Chúng ta có thể thông cảm cách nhìn này, nhưng bình tâm suy nghĩ lại một chút ta thấy rằng VinFast không phát triển dựa vào yếu tố tự hào vì “Made in Vietnam” mà hoàn toàn là vì lợi nhuận.

VinFast mang lợi cho ai?

Nhìn vào quá trình xây dựng và phát triển, ông chủ Phạm Nhật Vượng cho ra đời VinFast vào năm 2017 là để khai thác sự hợp tác của các công ty xe hơi khác nhau trên toàn thế giới, qua đó mua lại những mẫu xe, phụ tùng, máy móc rồi lắp ráp thành các dòng xe gắn tên VinFast. Nói cách khác, VinFast là công xưởng “gia công” những chiếc xe hơi từ các phụ tùng mua hay chuyển giao công nghệ của nhiều hãng xe hơi quốc tế.

Cách đầu tư vào ngành xe hơi của VinFast hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận của Tập Đoàn Vingroup. Nếu VinFast muốn xây dựng một thế mạnh về ngành xe hơi cho Việt Nam, họ cần phải học cách đầu tư và phát triển như các công ty Toyota, Honda của Nhật Bản hay Hyundai của Hàn Quốc. Đó là vận dụng kỹ thuật từ bên ngoài giúp tăng cường nội lực và xây dựng sản phẩm bằng đôi tay của đội ngũ kỹ thuật Việt Nam. Vì thế, sự đầu tư sản xuất các dòng xe của VinFast tại Hoa Kỳ, rốt cuộc chỉ đem lại công ăn việc làm cho công nhân Hoa Kỳ và đóng thuế cho chính quyền Mỹ, hoàn toàn không mang lợi ích gì cho người Việt Nam.

Ông Phạm Nhật Vượng là du học sinh tại Liên Xô với ngành địa chất vào thập niên 80. Sau khi Liên Xô tan rã, ông Vượng cùng một số bạn bè lập ra công ty sản xuất mì ăn liền vào năm 1993. Năm 2010, ông Vượng đã bán công ty này cho Nestlé, một tập đoàn thực phẩm của Ukraine với giá 150 triệu Mỹ Kim. Ông Vượng mang số tiền này về Việt Nam đầu tư bất động sản với sự ra đời của Tập Đoàn Vingroup mà ông Vượng nắm giữ phần lớn cổ phần trong công ty và trở thành người giàu nhất Việt Nam.

Trong 10 năm qua, từ 2011 đến 2021, doanh thu của Vingroup tăng gấp 50 lần, lên hơn 5 tỷ Mỹ Kim nhờ nguồn  thu bất động sản từ hai công ty con là VinHome (phát triển nhà ở) và Vincom Retail (cung cấp dịch vụ bất động sản). Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh đã tăng gấp 10 lần trong thập niên qua, lên khoảng 800 triệu Mỹ Kim.

Với lợi nhuận đa số đến từ kinh doanh bất động sản, tài sản của Vingroup ngày một phình nở lớn nhưng cũng đầy rủi ro trong bối cảnh xung đột ngày một căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay. Vì thế, việc đẩy mạnh đầu tư VinFast tại Hoa Kỳ cũng là cách mà tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ chuyển tài sản từ Việt Nam sang Mỹ phòng khi biến sự bùng nổ chăng?

Trung Điền

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.