Vinh quang thuộc về người công chính

Thánh lễ giỗ tại phần mộ cố Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày 2/11/2017. Hình: Nhật Bình/Người Việt
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nói về Tổng thống Ngô Đình Diệm, thế hệ chúng tôi chỉ biết rất ít, sự ít ỏi đó thường là những thông tin, tuyên truyền dối trá, bịa đặt mang tính ác ý của chế độ cầm quyền cộng sản hiện thời. Có một định lý hết sức bi hài ở Việt Nam bất cứ ai mà bị cộng sản tìm mọi thủ đoạn bôi đen thì họ là người công minh, chính trực. Tổng thống Ngô Đình Diệm là một nạn nhân của lịch sử dối trá mà Hà Nội đã tuyên truyền như vậy.

Cách đây 7 năm, khi tôi đối diện với các quan chức cộng sản bên ngành công an, viện kiểm sát và tòa án. Họ nói với tôi về cụ Diệm với một thái độ rất đồi bại, hỗn láo. Họ nói: “Mày có biết thằng Diệm nó lê máy chém đi khắp miền Nam giết người không? Mày có biết Diệm chỉ là con chốt thí và là tay sai của Mỹ? Mày đi theo bọn phản động, bọn lưu vong chống lại đảng, nhà nước thì mày sẽ bị ngồi tù thôi”. Đó là lời nói của một người khoảng chưa tới 40 tuổi, tự xưng là kiểm sát viên thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Thật sự lúc đó tôi chưa biết nhiều về cụ Diệm, nhưng nghe một kẻ tuổi đời khá trẻ mà ăn nói hỗn láo như vậy cảm thấy rất ghê tởm. Tôi nói: “Anh nói là một cán bộ, được ăn học mà ăn nói hàm hồ, hỗn láo với một người đã khuất như vậy thì anh có xứng đáng làm lãnh đạo, làm cán bộ không, tôi không có việc gì phải làm việc với anh, mời anh đi cho”.

Ra tù tháng Tám năm 2015, tôi quyết định vào Sài Gòn để sinh sống. Đầu tháng 11, tôi cùng hàng trăm người dân khắp nơi đến nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi viếng mộ cụ Diệm. Một ngôi mộ đơn sơ, nhỏ bé, thậm chí không bia, không tên, không tuổi. Nếu không ai giới thiệu đó là mộ cụ Diệm thì tôi không thể biết đó là mộ của một người từng là Tổng Thống Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa. Nhìn ngôi mộ, đôi mắt tôi rưng rưng lệ nhòa.

Tôi bắt đầu tìm hiểu về cụ Diệm nhiều hơn, và càng tìm tòi thì càng biết, càng hiểu rằng chúng tôi bị cộng sản tuyên truyền những điều tệ hại về Tổng Thống Ngô Đình Diệm đều là sai sự thật.

Thật may mắn là tôi cùng thế hệ giới trẻ Việt Nam đã ngộ ra được sự dối trá của cộng sản và hiểu về cụ Diệm nhiều hơn nhờ thông tin trên Internet. Coi như công phu tuyên truyền của cộng sản đã bị phá sản hoàn toàn.

Tác giả Paulus Lê Sơn bên mộ cụ Ngô Đình Diệm.

Trong hai lần tôi tham dự lễ giỗ cụ Diệm đều chứng kiến những trò bỉ ổi phá hoại lễ giỗ đối với người đã chết của chế độ cộng sản. Năm 2015, một đám đông người có mặt sẵn ở đó và họ đều đeo khẩu trang y tế màu xanh là những tay an ninh, theo dõi từng động tác cử chỉ của người tham dự thánh lễ. Đang khi thánh lễ diễn ra thì một đám cháy được phát cháy từ đám an ninh, chúng đã vơ đống cỏ và phế phẩm gần đó, chất thành đống và đốt cháy.

Năm 2016, năm thứ hai tôi tham dự Thánh lễ giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, mắt tôi đã thấy an ninh cộng sản phủ dày đặc nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, tai tôi đã nghe những lời lẽ không tốt từ phía họ, thậm chí có lúc họ gây hấn để quấy phá Thánh lễ.

Những ánh mắt láo liên và manh động như muốn ăn tươi nuốt sống người khác, những chiếc máy quay từ mọi góc độ có khi xa có khi gần, có khi lấp ló nơi các phần mộ khác chĩa về phía chúng tôi.

Thế mới thấy hết được sự đớn hèn của chế độ cộng sản. Nhưng chế độ này càng làm trò bỉ ổi bao nhiêu thì lại càng suy tôn cụ Diệm lên bấy nhiêu. Và qua từng sự kiện, người dân Việt Nam sẽ càng tìm hiểu nhiều hơn về thân thế, sự nghiệp và cuộc đời của cụ Diệm. Có tìm kiếm thì sẽ thấu hiểu cụ Diệm là bậc chí nhân công chính.

Quả thật, người đi trước, người cùng thời trong nước hay quốc tế, hay người đi sau có cái nhìn về cụ Diệm khá sâu sắc. Trong cuốn sách “Đời một tổng thống” có ghi lại lời phát biểu của chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu về việc cụ Diệm rũ áo từ quan năm 1933 như sau: “Ông Ngô Đình Diệm, con người có tâm huyết, biết thương giống nòi, biết nhục vong quốc, nên ông dám chống lại cường quyền, lui về ẩn tích, đợi thời tuyết sĩ. Đó mới là bậc CHÍ SĨ, VĨ NHÂN, tất sau này cuộc phục hưng chỉ có hạng người như ông Diệm mới làm nổi… Ta muốn tặng ông Diệm một bài thơ để tỏ lòng kính trọng bậc thiếu niên hiền triết… Ông Diệm bây giờ mới là ông lớn* thật sự.”

Để kết thúc bài viết về cụ Tổng thống Ngô Đình Diệm, tôi xin trích lại lời tiên tri của Trung úy không quân Đỗ Thọ, người kề cận bên cạnh cụ Diệm, “Mai hậu công lao của Tổng thống Diệm to tát được người đời ca tụng như Tổng thống Lincoln của người Hoa Kỳ”.

Portland, OR 1/11/2018
Paulus Lê Sơn

(*) Ông Lớn là từ mà người thời đó dùng để gọi các quan.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.