Vụ án Cù Huy Hà Vũ: trót vì tay đã nhúng chàm… (bài 1)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bản án 7 năm tù giam + 3 năm quản chế ngày 4 tháng 4 năm 2011 không kết thúc vụ án Cù Huy Hà Vũ. Không phải vì Cù Huy Hà Vũ đã kháng cáo nên sẽ có thêm một phiên tòa phúc thẩm mà chủ yếu bởi vì vụ án càng ngày càng tạo ra những đợt sóng phản đối ở trong và ngoài Việt Nam. Và xem chừng những đợt sóng ngầm còn nguy hiểm cho chế độ hơn cả những đợt sóng đã xuất hiện. Tất nhiên nhà cầm quyền Cộng Sảnphải tìm mọi cách ngăn chặn không cho vụ án biến thành một cuộc khủng hoảng quá lớn dẫn tới rối loạn và sụp đổ. Công việc này đã trở nên khó khăn và phức tạp hơn là họ ước tính lúc đầu. Có hai lý do chính:

  • Thứ nhất là vụ án xẩy ra đúng vào lúc tình hình kinh tế xã hội rất căng thẳng. Dân chúng tức giận vì vật giá leo thang quá mức khiến cuộc sống khốn đốn trong khi đó cán bộ Đảng viên có chức có quyền chỉ lo tham nhũng, hối lộ và trụy lạc. Mặt khác đầu tư nước ngoài đã sụt giảm nhanh chóng, ngân sách quốc gia trống rỗng không đủ trả lương và trả nợ, dự trữ ngoại tệ xuống thấp đến mức báo động (hiện chỉ còn khoảng 12 tỉ đô la, chưa đủ trang trải việc nhập cảng hàng hóa nguyên liệu trong 2 tháng). Sự thiếu hụt khiến Việt Nam phải trông chờ và lệ thuộc vào những khoản viện trợ, vay mượn, tiếp tế từ bên ngoài có nguồn gốc từ các nước Tây phương, gồm cả Mỹ, Nhật Bản và khối người Việt sống ở nước ngoài. Vì thế bộc lộ những nhược điểm không còn che dấu được.
  • Thứ hai là trong vụ án Cù Huy Hà Vũ nhà cầm quyền Cộng Sản đã phạm những sai lầm đầu tiên cực kỳ quan trọng. Đó là sự kiện cả một guồng máy quyền lực gồm lực lượng công an, hệ thống báo chí, truyền thông và hệ thống tòa án đều do Đảng kiểm soát bị “bắt quả tang” đã sử dụng những thủ đoạn rất hạ cấp và phi pháp để triệt hạ một người trí thức yêu nước được nhiều người Việt Nam ngưỡng mộ. Tại thời điểm này dù bề ngoài vẫn tỏ vẻ bình tĩnh như không có gì xầy ra, bên trong ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản đã biết mình đi sai một nước cờ, rất bối rối tìm cách sửa chữa.

Nhà cầm quyền Cộng Sản lo lắng là phải, bởi vì khi sự chính đáng của quyền lực đã tan vỡ thì điều gì cũng có thể xẩy ra. Nếu vụ xì-căng-đan Watergate ở Mỹ có thể làm sụp đổ chính quyền Nixon, nếu vụ tự thiêu vì bị ức hiếp quá đáng của người bán rau Mohamed Bouazizi có thể làm bùng nổ cuộc cách mạng ở Tunisia và đốt cháy một loạt các chế độ độc tài tham nhũng khác trong các nước Á Rập thì vụ án Cù Huy Hà Vũ cũng có thể chôn vùi chế độ độc tài tham nhũng ở Việt Nam.

Trước khi bị bắt Cù Huy Hà Vũ, 53 tuổi, đã khá nổi tiếng. Cù Huy Hà Vũ là con của cố thi sĩ Huy Cận, người đại diện chính thức của Việt Minh cùng với Trần Huy Liệu nhận ấn thoái vị của vua Bảo Đại tại Huế năm 1945, chấm dứt triều đại quân chủ phong kiến ở Việt Nam. Ông Huy Cận từng làm Bộ Trưởng Văn Hóa trong chính phủ Hồ Chí Minh, là một khuôn mặt được nể trọng. Con nhà giòng dõi như thế Cù Huy Hà Vũ học cũng giỏi, là dự tuyển tiến sĩ văn chương Pháp, tiến sĩ luật khoa Paris, bằng cấp gần ngang với Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cũng là tiến sĩ luật khoa kiêm tiến sĩ văn chương Pháp lúc 23 tuổi (lớp trí thức Việt Nam đều biết Nguyễn Mạnh Tường vì chỉ trích Đảng Cộng Sản nên đã bị Đảng phong tỏa mấy chục năm, đầy đọa suốt đời cho tới khi chết). Cù Huy Hà Vũ lại rất ngang tàng, công khai không chấp nhận chủ nghĩa Cộng Sản, càng không chấp nhận chế độ độc tài “ngụy Cộng Sản” (tức là giả dối nhân danh lý tưởng Cộng Sản để làm bậy). Tiếng nói độc lập của Cù Huy Hà Vũ bắt đầu có tiếng vang lớn. Những phát biểu của Cù Huy Hà Vũ, dù viết hay nói, đều có lập luận đanh thép, vững vàng của một luật gia xuất sắc, dù đôi khi gay gắt bốp chát không kiêng nể gì hết…. Cái tội danh chính thức “tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” mà nhà cầm quyền cố ý gán cho Vũ để đưa ra xét xử là hoàn toàn xuyên tạc nhằm làm lạc hướng dư luận. Ai đọc bài của Cù Huy Hà Vũ đều thấy rõ Cù Huy Hà Vũ không thèm tuyên truyền gì cả, cũng không thèm chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, một công cụ cai trị của Đảng. Vũ hạch tội thẳng lãnh đạo của Đảng mà trong mắt Vũ là một nhóm người ngu dốt, tham nhũng, và phản bội tổ quốc. Vũ không chửi bâng quơ mà nêu đích danh các ủy viên Bộ Chính Trị như Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Thanh Hải…, mắng mỏ, dậy bảo như Chu Văn An đàn hặc bọn quyền thần, như Triệu Tử Long tung hoành ngọn giáo xung sát giữa đám quân Tào. Người dân hả lòng hả dạ vì cảm thấy Cù Huy Hà Vũ nói thay cho mình mà nói hay, nói đúng, nói huỵch toẹt. Còn lãnh đạo Đảng thì xanh mặt, ú ớ, đối đáp không nổi, vừa giận, vừa sợ. Cù Huy Hà Vũ đã trở nên nguy hiểm hơn cả Trần Độ trước đây. Xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của Đảng như một cánh đồng cây cối đã khô rang, như lò thuốc súng mà hành động của Vũ giống như quăng thêm lửa vào.

Tất cả những việc xẩy ra ai cũng thấy mười mươi vụ án Cù Huy Hà Vũ được điều khiển từ cấp cao nhất tức là Bộ Chính Trị của Đảng Cộng Sản. Triệt hạ một tầm vóc như Cù Huy Hà Vũ đòi hỏi một kế hoạch hẳn hoi. Công an được lệnh “ngắm nghía” Cù Huy Hà Vũ theo kiểu hổ rình mồi trong bóng tối. Bắt thì dễ nhưng bắt thế nào để hủy hoại uy tín của Cù Huy Hà Vũ ngay từ phút đầu, bắt thế nào để có một hiệu quả tối đa, để khi mang ra xử thì Vũ đã giống như “con gà chết”, trụi hết cả lông cánh. Vì thế một màn kịch như truyện thật được dựng lên với trọng điểm là bôi bẩn đối tượng càng ngoạn mục càng tốt. Đó là tinh thần của cuộc họp báo ngày 6 tháng 11/2010 do một trung tướng công an chủ tọa công bố tin động trời: Cù Huy Hà Vũ đã bị bắt đêm hôm trước trong một vụ bố ráp mãi dâm bằng cớ gồm 2 bao cao su đã qua sử dụng và một người đàn bà. Báo chí, truyền thanh truyền hình đồng loạt phổ biến tin “sốt dẻo” khắp nơi với cùng một nội dung và văn phong. Tuy vậy, khôn mà không ngoan, tấn tuồng vu cáo, dàn dựng, chụp mũ trắng trợn lộ liễu quá đầy rẫy những lỗ hổng, những sai lạc và những lầm lỗi kỹ thuật nên lộ tẩy. Thấy không ai tin, còn khinh bỉ, nhà cầm quyền sau đó đánh bài “phe lờ” không thèm nhắc đến chuyện Cù Huy Hà Vũ “đi chơi điếm bị bắt”, hy vọng thế là xong. Không ngờ câu chuyện “hai bao cao su đã qua sử dụng” mau chóng trở thành chuyện nghìn năm bia miệng, một thành ngữ tiếu lâm thời đại gắn liền với “thanh danh” của Đảng. Từ nay lãnh đạo Đảng còn “vốn liếng” nào khác để cai trị 85 triệu dân ngoài việc hàng năm vào lăng Bác đóng kịch quay phim trình diễn sụt sịt mấy giọt nước mắt thương Bác và nhớ lời Bác dậy phải làm người tử tế?

Đến đây người viết nhớ có nghe kể rằng cố Giáo sư kiêm Sử gia Trần Quốc Vượng khi dậy về môn khảo cổ học ở Hà Nội có nhắc tới thời đại đồ đá, đồ đồng, sinh viên trong nước hỏi Giáo sư Vượng thời đại này gọi là thời đại gì. Nửa đùa nửa thật vị giáo sư khả kính trả lời “thời đại này là thời đại đồ đểu!” Xem ra Giáo sư Trần Quốc Vượng nói thật chứ không phải đùa!

(Còn tiếp bài 2: Ai Xử Án Ai?)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).