Vụ án Nguyễn Đức Chung và canh bạc lớn của Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Đức Chung, cựu Giám Đốc Công An, cựu Chủ Tịch TP. Hà Nội. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuối cùng Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, mà xã hội gọi là Chung ‘con’, cũng bị tống giam và khả năng ngồi tù như Bí thư TP.HCM Đinh La Thăng là không nhỏ. Cả hai chính trị gia bị lộ này đều có điểm chung – họ từng làm vương làm tướng dưới thời Ba Dũng, tức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của nhiệm kỳ trước. Nếu Ba Dũng thay ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư ở đại hội 12, khó tưởng tượng hai vị này ở vào hoàn cảnh như hiện nay. Và vụ Chung ‘con’ gặp đại hoạ cũng khẳng định điểm tựa của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong đại hội 13 không gì khác hơn chính là sự tiếp nối của cuộc chiến chống tham nhũng.

Điều có thể thấy rõ trong mấy năm qua là bức tranh kinh tế của Việt Nam không có gì đột phá và dịch bệnh Covid-19 chỉ làm cho mọi thứ thêm ảm đạm. Cực chẳng đã Việt Nam cũng đành phải huỷ các hợp đồng khai thác dầu khí ngoài Biển Đông do sức ép của ông láng giềng bốn tốt và 16 chữ vàng. Điều này khiến thiệt hại từ bồi thường hợp đồng và nguồn thu từ dầu khí lên tới nhiều tỷ đô la.

Tình hình xã hội cũng không được cải thiện khiến những “cột điện” tiếp tục tìm tới các xứ tư bản để rồi chết ngạt trong thùng công-ten-nơ trong năm ngoái hay phải bỏ ra cả triệu đô để mong có cuốn hộ chiếu thứ hai mà người ta vừa mới phát hiện ra. Không ngạc nhiên khi ông Trọng chọn chống tham nhũng để lập công dâng đại hội 13.

Nhưng ông Trọng bước vào đại hội 13 với tuổi cao hơn và sức khoẻ yếu đi trông thấy. Mặc dù vậy ông không phát đi tín hiệu nào cho thấy điều này ảnh hưởng tới tham vọng tiếp tục ở lại thêm từ nửa tới cả nhiệm kỳ nữa. Nó làm cho ông giống Lukashenko ở Belorussia [Cộng Hòa Belarus hiện nay], Putin ở Nga và Tập ở Trung Quốc. Chỉ có điều sức khoẻ của ông, điều giờ là bí mật quốc gia, kém xa họ.

Sau đại hội 12 người ta cũng đã đồn đoán ông Trọng sẽ ở lại nửa nhiệm kỳ để tìm truyền nhân. Nhưng rồi truyền nhân ông tìm không ra không những cho chân tổng bí thư mà cả ghế chủ tịch nước ông Trần Đại Quang để lại sau này. Với chiếc lò nướng tham nhũng mà từ “củi khô” Đinh La Thăng tới “củi tươi” Nguyễn Đức Chung đều cháy rực, ông Trọng làm cho nhiều quan to lo ngay ngáy.

Trong một chế độ mà các quan chức được coi là “bậc thầy” tham nhũng, những ai chưa bị lộ đều ngán chiếc lò của ông Trọng. Điều này cũng có nghĩa là số người muốn hạ bệ ông Trọng, trong đó có cả vây cánh trước đây của ông Nguyễn Tấn Dũng, không hề ít. Và nếu ông Trọng không may rớt đài như ông Dũng ở đại hội 12, một cuộc nổi dậy của phe ăn dày có thể làm cho cánh hẩu hiện nay của ông Trọng điêu đứng. Có lẽ đây là lý do dù đã già và yếu nhưng ông Trọng vẫn phải giữ chặt lấy cả hai ghế mà phải uỷ viên bộ chính trị mới được ngồi như hiện nay.

Sau khi ông Nguyễn Đức Chung bị tống giam, trong số những bình luận về vụ này có câu “ở Việt Nam không có đúng với sai, chỉ có thắng hay thua”. Hiện giờ phe ông Trọng cũng đang thắng cả người dân trong nhiều vụ việc trong đó có vụ Đồng Tâm hồi đầu năm. Với tình hình hiện nay câu “phe nào thắng thì nhân dân đều bại” của Nguyễn Duy lại vẫn đúng.

Nguyễn Hùng

Nguồn: VOA

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.