Vụ AVG: Son và Tuấn sắp vào ‘lò’ theo cách nào?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phải mất đến gần 20 ngày kể từ thời điểm ‘Bộ Công an đã tiếp nhận bàn giao hồ sơ vụ án từ Thanh tra Chính phủ’, cũng cơ quan này mới ‘tiếp nhận lần hai’, hoặc được xem là chính thức tiếp nhận hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’ vào ngày 23/4/2018.

‘Mobifone mua AVG’ là một vụ kê khống giá mua lên tới gần 9000 tỷ đồng so với giá trị thực chỉ khoảng 1000 – 1500 tỷ đồng, được phối hợp ‘binh chủng hợp thành’ bởi hàng loạt quan chức của doanh nghiệp viễn thông Mobifone, AVG và các Bộ Thông tin-Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Văn phòng chính phủ. Sau hơn một năm trời bị cố ý ‘ngâm tôm’ kết luận thanh tra, đến tháng Ba năm 2018 kết luận thanh tra vụ việc này đã được Thanh tra chính phủ công bố, sau khi đã ‘cưỡng bức’ thay ghế Tổng thanh tra chính phủ và đẩy Phó tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh về hưu. Kết luận thanh tra này đã được thông qua bởi Thường trực Ban bí thư, Ủy ban Kiểm tra trung ương và Thủ tướng chính phủ và được xem là ‘chung quyết’.

Chạy án?

Lần ‘tiếp nhận’ đầu tiên của Bộ Công an đối với vụ ‘Mobifone mua AVG’ được thông tin là ngày 5/4/2018, tức khoảng hai tuần sau khi có kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về vụ này. Khi đó, một số tờ báo nhà nước đã bắn ý trước là theo quy định pháp luật thì tối đa 20 ngày sau thời điểm tiếp nhận hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’, Bộ Công an sẽ phải ra quyết định có khởi tố hoặc không khởi tố hình sự, hoặc sẽ chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Nhưng dường như đã có một ‘trục trặc’ nào đó trong quá trình chuyển giao hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’ giữa cơ quan Thanh tra chính phủ và Bộ Công an, để mãi đến ngày 23/4/2018, hồ sơ này mới chính thức được bàn giao cho cho C46 (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm của Bộ Công an) – được xem là mũi tập kích chủ công của Tổng bí thư Trọng trong những chiến dịch bắt cựu Ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng và Trung tướng tình báo công an Phan Hữu Tuấn.

Với rất nhiều dấu hiệu ‘cố ý làm trái’ và tham nhũng, vụ ‘Mobifone mua AVG’ rất nhiều khả năng sẽ được khởi tố kèm bắt bớ trên diện rộng.

Nhưng bàn giao là một chuyện, còn khi nào khởi tố lại là một chuyện khác. Một số tờ báo nhà nước có vẻ thất vọng khi dẫn nguồn tin từ Bộ Công an là ‘do hồ sơ quá nhiều nên chưa biết khi nào mới bàn giao xong’. Trong khi lẽ ra, vụ ‘Mobifone mua AVG’ đã phải được khởi tố trong tháng Tư năm 2018. Còn đến lúc này, chẳng biết là ‘20 ngày sau khi tiếp nhận hồ sơ’ sẽ là ngày nào…

Vào thời gian khoảng vài tuần trước ngày 23/4 là thời điểm bàn giao hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’ giữa Thanh tra chính phủ và C46, đã xuất hiện dấu hiệu trở lại chính trường của Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tuấn: sau khi đã ‘đạo diễn’ để AVG trả lại tiền cho Mobifone như một cách ‘khắc phục hậu quả’, với đợt hoàn tiền đầu tiên là 2500 tỷ đồng, ông Trương Minh Tuấn có vẻ đã ‘được cho’ xuất hiện trở lại trên cương vị Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông khi ông chủ trì cuộc họp quản lý báo chí của bộ này cùng vài cuộc họp không quan trọng khác.

Rất nhiều dư luận đã tỏ ra nghi ngờ rằng ông Trương Minh Tuấn đã tận dụng khoảng thời gian vài tuần lễ quý giá trên để ‘chạy án’.

Nghi ngờ trên là phần nào có cơ sở, bởi Trương Minh Tuấn từ lâu đã được xem là ‘bài’ của Nguyễn Phú Trọng.

Vào tháng Tám năm 2016, Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tuấn đã được Tổng bí thư Trọng chỉ định kiêm chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương – được hiểu như một cách để thay mặt bên đảng nắm hoạt động chính quyền.

Khi đó, Trương Minh Tuấn bất ngờ ngoi lên khỏi mặt bằng giới ủy viên trung ương với quan điểm sắt son đến lạ lùng về ‘chống tự diễn biến, tự chuyển hóa’ và chống tham nhũng trong báo chí – lặp đi lặp lại phương châm cùng chủ đề của Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị trung ương 4 vào tháng Mười năm 2016.

Vì thế hiểu theo một cách nào đó, ông Trương Minh Tuấn được xem là ‘phe ta’, tức người của phe Tổng bí thư Trọng, trái ngược với ‘phe củi Nguyễn Tấn Dũng’

Có lặp lại ‘Hãy đối xử với bị cáo như một con người!’?

Trong chiến dịch được xem là ‘chống tham nhũng’ của Nguyễn Phú Trọng, vụ ‘Mobifone mua AVG’ và cá nhân Trương Minh Tuấn được dư luận đặc biệt chú tâm. Nếu ông Trọng ‘cho qua’ vụ Trương Minh Tuấn, điều được ông Trọng tuyên xưng là ‘chống tham nhũng không có vùng cấm’ sẽ vô giá trị, còn tất cả những tụng danh dành cho ông Trọng như ‘Sỹ phu Bắc Hà’, ‘Minh quân’, ‘Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’ và gần đây nhất là ‘Người đốt lò vĩ đại’ sẽ chỉ còn gió thoảng mây bay.

Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Trọng chỉ mang tính công bằng để bắt đầu thuyết phục được dư luận nhân dân khi ông ta phải chấp nhận ‘diệt’ cả người của ‘phe ta’.

Vào buổi chiều 23/4/2018 và trùng với thời điểm Bộ Công an đã tiếp nhận bàn giao hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’ từ Thanh tra Chính phủ, trong dư luận đã lan truyền thông tin về việc Ủy ban Kiểm tra trung ương đã làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Thông tin-Truyền thông, và ủy ban này cũng đã ‘mời làm việc’ đối với hai nhân vật là Nguyễn Bắc Son – cựu bộ trưởng TT-TT, và bộ trưởng hiện thời là Trương Minh Tuấn.

Trong số các quan chức dính dáng đến vụ ăn chia ‘Mobifone mua AVG’ khiến ngân sách thất thoát ít nhất 7000 tỷ đồng, Nguyễn Bắc Son bị dư luận xem là ‘ăn đậm’, với tỷ lệ dành cho Son có thể lên đến 10 – 15% trong số 7000 tỷ. Còn Trương Minh Tuấn cũng được cho là không thể ‘vô tư’ khi ông này trực tiếp ký phê duyệt hợp đồng ‘Mobifone mua AVG’ khi còn là cấp phó cho Nguyễn Bắc Son.

Một dẫn chứng phát lộ gần đây nhất về ‘tỷ lệ ăn chia’ là Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Bộ Công an – Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, được chính thức công bố đã ‘ăn’ 15% trong hợp đồng chia phần lợi nhuận của đường dây đánh bạc công nghệ cao.

Cho tới nay, vẫn chưa biết số phận của hai nhân vật Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn sẽ được ‘trên’ chung quyết ra sao. Tuy nhiên, hiện tượng Ủy ban Kiểm tra trung ương làm việc với Ban cán sự đảng Bộ TT-TT đồng thời với động tác bàn giao hồ sơ vụ ‘Mobifone mua AVG’ từ Thanh tra Chính phủ sang Bộ Công an đã cho thấy tiến trình tố tụng hình sự vụ việc này sắp nóng trở lại.

Hy vọng để Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn ‘thoát’ vẫn còn đó, với minh họa rất hiển thị là Nguyễn Văn Bình – cựu Thống đốc Ngân hàng nhà nước và hiện nay là Ủy viên bộ chính trị, Trưởng ban Kinh tế trung ương.

Vào thời phụ trách Ngân hàng nhà nước, Nguyễn Văn Bình được xem là ‘cánh tay mặt’ của thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng. Ông Bình cũng bị rất nhiều dư luận cho là đã ‘dính sâu’ và ‘ăn đậm’ trong nhiều vụ dung túng cho nhóm lợi ích vàng lũng đoạn thị trường, chiến dịch thâu tóm ngân hàng thương mại cổ phần, vụ mua ba ngân hàng Đại Dương, Xây Dựng, Dầu Khí Toàn Cầu với giá 0 đồng, phải chịu trách nhiệm đối với núi nợ xấu lên tới hàng triệu tỷ đồng trong hệ thống ngân hàng… Tuy nhiên hiện tượng lạ lùng là trong lúc những người được xem là thủ hạ đắc lực của Nguyễn Tấn Dũng là Trầm Bê và Đinh La Thăng lần lượt tra tay vào còng vào năm 2017, Nguyễn Văn Bình vẫn bình yên vô sự. Thậm chí vào tháng Tư năm 2018, ông Bình còn được Tổng bí thư Trọng phân công ‘dẫn đoàn đại biểu đảng cộng sản Việt Nam đi thăm Trung Quốc’ và đã được chính Phó chủ tịch nước Vương Kỳ Sơn tiếp đón.

Một luồng dư luận suy luận rằng Nguyễn Văn Bình đã ‘quy hàng’ Nguyễn Phú Trọng vào thời gian gần đại hội 12 và cũng đã ‘khắc phục hậu quả’ với một mức độ kim tài đủ lớn để thoát thân.

Nhưng ở một chiều kích khác và ứng với ý chí ‘đi vào sử xanh’ của Tổng bí thư Trọng, cơ hội để Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn ‘hạ cánh an toàn’ là không cao, bởi gần đây Nguyễn Phú Trọng còn chỉ đạo khởi tố và tống giam cả một quan chức tình báo cao cấp là Phan Hữu Tuấn – cựu Phó tổng cục trưởng Tổng cục tình báo Bộ Công an.

Có thể dự đoán rằng trước và trong Hội nghị trung ương 7 của đảng cầm quyền, Nguyễn Bắc Son sẽ phải chịu kỷ luật đảng và bị ‘cách tất cả các chức vụ trong quá khứ’, còn Trương Minh Tuấn bị kỷ luật đảng, mất ghế ‘trung ủy’ và phải chịu ‘luân chuyển cán bộ’ đến một vị trí ‘ngồi chơi xơi nước’. Đây là mức độ kỷ luật nhẹ nhàng nhất đối với hai nhân vật này.

Nhưng nếu áp lực dư luận đối với Nguyễn Phú Trọng gia tăng trong vụ ‘Mobifone mua AVG’, Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn vẫn có thể ‘theo chân’ Đinh La Thăng, để khi đó sẽ phải thốt lên tại tòa: ‘Hãy đối xử với bị cáo như một con người!’.

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.