Vụ Ciputra (dự án Khu đô thị Nam Thăng Long): Khơi lại trách nhiệm người đứng đầu của ông Nguyễn Phú Trọng?

Ông Nguyễn Phú Trọng trong ngày nhận chức Chủ tịch Quốc Hội, hết đảm nhiệm chức bí thư thành ủy Hà Nội, 26/6/2006. Ảnh: AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mới đây, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn về vấn đề thực hiện kỷ luật, kỷ cương trách nhiệm trong thực thi công vụ tại các cơ quan Nhà nước do Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức, đại biểu Vũ Ngọc Anh nêu lại sự việc liên quan dự án Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra).

Theo ông Ngọc Anh, cuối tháng 11 năm 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư  có Thông báo số 01 kèm theo hồ sơ tài liệu gửi Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, đề nghị có ý kiến thẩm định về hồ sơ điều chỉnh dự án Ciputra. UBND thành phố Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu nội dung này.

Tuy nhiên gần một năm sau, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa nhận được ý kiến của UBND thành phố Hà Nội, mặc dù Bộ liên tục ra văn bản đôn đốc, đề nghị thành phố cho ý kiến để có căn cứ báo cáo thủ tướng xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án này.

Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân cho biết đang tiến hành kiểm điểm từ ban giám đốc, phó giám đốc sở phụ trách trực tiếp rồi các cán bộ thụ lý hồ sơ nhằm chỉ ra những vấn đề, biểu hiện trong việc xử lý hồ sơ và những bất cập, từ đó khắc phục cho những dự án sau này.

Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) là một trong những khu đô thị mới đầu tiên do nhà đầu tư Indonesia và Việt Nam hợp tác liên doanh xây dựng tại Hà Nội năm 2002, có quy mô lớn nhất miền Bắc với tổng diện tích hơn 300ha, tổng số vốn khoảng hơn 2 tỷ USD.

Năm 2006, báo Tuổi Trẻ có bài viết Nhà nước thiệt hại 3.000 tỉ đồng do quyết định duyệt giá đất của UBND TP Hà Nội.” Theo bài viết, chỉ vì một quyết định của UBND TP Hà Nội ngày 14 tháng 12 năm 2004 duyệt giá thu tiền sử dụng đất của Dự án khu đô thị Nam Thăng Long [Ciputra] sớm hơn 16 ngày so với việc công bố giá đất theo Luật Đất đai mà ngân sách Nhà nước đã thiệt hại 3.000 tỉ đồng. Được hưởng siêu lợi nhuận này là một nhà đầu tư bất động sản nước ngoài, tập đoàn Ciputra.

Bài báo phân tích, Quyết định số 4622/UB-NNĐC (QĐ 4642) ngày 14 tháng 12 năm 2004 của UBND TP Hà Nội áp giá đất ở dự án Khu đô thị Nam Thăng Long thấp hơn giá thị trường rất nhiều, chỉ từ 620.000 đồng đến 1.540.000 đồng một mét vuông. Sau QĐ 4622 có 16 ngày, chiếu theo Luật Đất đai, giá đất mới được Thành phố Hà Nội công bố và áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2005, giá đất được xác định là từ 6.480.000 đồng đến 12.000.000 đồng một mét vuông, cao gấp 8 -10 lần giá đất mà QĐ 4622 cho nhà đầu tư dự án Khu đô thị Nam Thăng Long được hưởng.

Đứng đầu thành phố Hà Nội lúc đó là ông Nguyễn Phú Trọng, Bí thư thành ủy Hà Nội, vị trí lãnh đạo cao nhất của Thành ủy Hà Nội. Ông Trọng giữ chức này từ ngày 6 tháng 1 năm 2000 đến ngày 26 tháng 6 năm 2006. Sau khi chủ tịch Quốc hội đương nhiệm là ông Nguyễn Văn An từ chức, ông Trọng trở thành chủ tịch Quốc hội kế nhiệm từ năm 2006 đến năm 2011, chính thức bước vào tứ trụ của Nhà nước Việt Nam.

Một nhà quan sát tình hình chính trị trong nước yêu cầu ẩn danh, nêu nhận định của ông với RFA:

“Với quy định được ban hành vào tháng 4 năm 2024 của Bộ Chính trị, là cơ quan cao nhất của ĐCSVN, thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm cho dù có nghỉ hưu, tức họ cho phép hồi tố. Và thời điểm Ciputra bắt đầu đầu tư vào Hà Nội là giai đoạn ông Nguyễn Phú Trọng làm bí thư thành ủy Hà Nội. Do đó, ông Nguyễn Phú Trọng phải chịu trách nhiệm với tư cách người đứng đầu.

Với chủ trương ‘đốt lò’ hiện nay, tôi nghĩ khơi lại vụ Ciputra là người ta đang đánh thẳng vào ông Nguyễn Phú Trọng. Như thế, ông Trọng hiện nay đang lâm vào thế thân bại danh liệt theo đúng cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, và Việt Nam đang bước vào thời kỳ cuối của giai đoạn đấu đá quyết liệt nhất.

Theo tôi, đây là bước chuyển từ chế độ độc đảng toàn trị sang chế độ độc tài toàn trị. Trung Quốc họ đã thành công khi ông Tập Cận Bình nắm toàn bộ quyền hành với việc nắm cả hai chức vụ là tổng bí thư và chủ tịch nước. Kỳ này ông Tô Lâm có nắm được luôn cả chức tổng bí thư hay không sẽ là điều quyết định cho Việt Nam chuyển đổi từ mô hình độc đảng toàn trị sang độc tài toàn trị thành công hay không.”

Theo nhà quan sát này, dự án Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) lấy ý tưởng từ sự thành công của khu đô thị Phú Mỹ Hưng ở Sài Gòn do một tập đoàn Đài Loan đầu tư. Tuy nhiên, Ciputra thất bại vì một vài lý do căn bản như: đất xây khu đô thị Ciputra không phải là đất đầm lầy như khu Phú Mỹ Hưng nên việc đền bù cho người dân phải theo mức định giá đất của nhà nước, mà việc định giá đất luôn luôn làm thất thoát ngân sách; luật về đất đai và các bộ luật liên quan tới đất đai, về kinh doanh bất động sản thay đổi xoành xoạch dẫn đến việc Ciputra phá gần hết các quy hoạch; Ciputra được quản lý trên tư duy nông nghiệp lạc hậu chứ không phải bằng tư duy công nghiệp hiện đại.

Nhà báo độc lập Nguyễn Khắc Toàn thì cho rằng, khi một đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội nhắc lại vụ Ciputra, tức họ muốn nhắc lại sai lầm của ông Nguyễn Phú Trọng lúc còn làm bí thư thành ủy Hà Nội. Ông nói với RFA:

“Như vậy là họ nhắm vào việc khoét sâu cái sai lầm, cái vi phạm luật pháp, cái khuyết điểm nặng nề, rất trầm trọng của ông Nguyễn Phú Trọng khi còn làm ủy viên Bộ Chính trị, bí thư thành ủy Hà Nội. Bây giờ họ đưa vụ này ra để ép ông ấy, một là phải viết đơn xin từ chức như Võ Văn Thưởng, Nguyễn Xuân Phúc, Vương Đình Huệ. Ông ấy đã quá già yếu rồi và để lại một bộ máy đảng trị với công tác nhân sự yếu kém, trì trệ, ù lỳ đến độ anh em công an bây giờ họ cũng không chịu nổi.

Người ta phải công phá vào bộ máy thành trị đảng trị này để đảng có cơ hội cải cách và thể chế được cơ hội cải cách.”

Trong khi hàng loạt cấp dưới của ông Trọng phải từ chức, bị bắt giam thì ông Trọng vẫn “bình chân như vại” là điều dư luận đặt câu hỏi, nhất là từ khi Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Quy định số 142. Quy định nêu rõ, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình kể cả sau khi đã chuyển công tác và về hưu trong hai trường hợp: Giới thiệu cán bộ để bầu cử, bổ nhiệm thiếu công tâm, khách quan; không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác; Miễn nhiệm cán bộ không bảo đảm căn cứ, thủ tục theo quy định.

Nguồn: RFA

A

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.