Vụ Trường Quân sự Quân khu 7: Lấp liếm, đe dọa và đàn áp có dập được lửa phẫn nộ?*

Cuộc họp báo về việc thông tin sinh viên HUFLIT theo học tại Trường Quân sự Quân khu 7, hôm 12/1/2023.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hai cái clip có thể là mồi lửa của vụ việc. Tất nhiên clip là bán tín bán nghi. Nhưng thứ làm bùng lên ngọn lửa phẫn nộ đến mức không cần suy nghĩ nữa chắc chắn là lời đe doạ dùng Luật Anima để xử lý những ai dám phao tin của trường quân sự. Sau đó thì ngọn lửa càng được thổi bùng lên khi một thế lực nào đó tìm cách chữa cháy bằng việc đổ thêm dầu kiểm duyệt, xoá bài… vào. Những người làm truyền thông cho trường quân sự đã bỏ qua cơ hội bằng vàng để minh bạch, đàng hoàng nói cho dư luận rằng họ không bao che cho ai. Thay vào đó, họ tìm cách giữ thể diện.

Đó có thể là câu trả lời cho câu hỏi mình cứ hỏi mãi từ chiều đến giờ, là vì sao người ta có thể xử lý một vụ việc đơn giản một cách tệ như vậy, nếu sự thật là họ trong sạch? Thay vì sẵn sàng đối mặt với bức xúc của dư luận bằng sự đối thoại – mà thật tình đó là điều đáng mừng, vì một vụ việc như vậy mà dư luận không bức xúc thì xã hội nguy to – họ chọn cách bịt miệng vụ việc.

Đơn giản vì minh bạch không phải là thứ đầu tiên họ nghĩ đến.

Giờ đây thì sẽ không còn bất kỳ điều gì có thể xoay chuyển được lòng tin của những ai đã cả quyết rằng có một vụ phạm pháp xảy ra. Khi người ta chỉ ra những điểm vô lý của câu chuyện phạm pháp do nhóm sinh viên kể, người ta cũng đã quên rằng câu chuyện mà họ kể cho dư luận nghe về những gì “đã xảy ra” cũng tào lao không kém.

Sự thiếu minh bạch, uẩn khúc đó… trùng khớp hết với tất cả những câu ngạn ngữ, ca dao mà ông bà ta vẫn dùng để mô tả sự mờ ám. Và họ cũng quên rằng dù ngớ ngẩn đến đâu thì người dân có quyền đặt nghi vấn, và họ có nghĩa vụ phải giải trình. Đây chính là mối quan hệ cốt lõi mà đất nước này vốn được xây dựng nên từ đó.

Vậy là, thay vì tập trung vào việc xem mình phải nói gì với dư luận, họ lại đi tìm cách quản lý xem dư luận nói gì về họ.

Có thể vụ việc không như thế thật. Có thể những tin đồn đã được làm quá lên. Nhưng điều chắc chắn: Uy tín của chế độ bị ảnh hưởng không phải vì những tin đồn thất thiệt, hay mấy cái share trên Facebook, mà bằng thái độ đối xử lấp liếm và sự đàn áp.

Nguồn: FB Le Nguyen Duy Hau

* Tựa do BBT đặt

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Cảng Container Quốc tế Hải Phòng ngày 16/4/2025, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tạm dừng áp thuế trong 90 ngày đối với nhiều nước. Ảnh: Reuters/ Athit Perawongmetha

Bloomberg: Việt Nam chứng kiến mức thuế quan của Trump làm giảm tới một phần ba kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ

Theo một tài liệu được soạn thảo cho hội đồng cố vấn của Thủ tướng Phạm Minh Chính và được Bloomberg News xem xét, mức thuế quan từ 20% đến 40% sẽ làm giảm doanh thu xuất khẩu tới 37 tỷ đô la, và ảnh hưởng đến phần lớn các ngành công nghiệp chủ chốt của Việt Nam, bao gồm điện tử, máy móc, may mặc, giày dép và đồ nội thất.

Tàu hải quân Trung Quốc mang số hiệu 629 đang di chuyển gần bãi cạn Escoda (tên Philippines gọi bãi Sa Bin) được nhìn thấy trong một cuộc tuần tra trên biển ở Biển Đông đang tranh chấp hôm 7/6/2025. Ảnh: Ted Aljibe/ AFP via Getty Images

Sự thống trị của Bắc Kinh ở Biển Đông không phải là điều tất yếu

Tuy nhiên, dù không có ý tỏ ra ngây thơ trong một thế giới mà sức mạnh thuần tuý và những kẻ liều lĩnh dường như đang chiếm ưu thế, nhưng chúng tôi tin, vẫn có cách ngăn chặn Trung Quốc toàn trị Biển Đông. Thành công của bất kỳ nỗ lực nào như vậy đều phụ thuộc vào độ thực dụng…

Tình trạng của Vịnh Xanh 58 bị lật úp khi được phát hiện hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Thảm kịch Vịnh Hạ Long: Những câu hỏi nhức nhối về trách nhiệm và năng lực quản trị

Đây không đơn thuần là một tai nạn, mà là đỉnh điểm của một chuỗi những sai sót và yếu kém mang tính hệ thống.

Chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm. Chưa có ai từ chức. Đó là điều chúng ta có thể ghi nhận từ cách chính quyền trung ương và tỉnh Quảng Ninh phản ứng với vụ tai nạn chìm tàu du lịch Vịnh Xanh trên Vịnh Hạ Long hôm 19 tháng 7, 2025.

15 thẩm phán của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) trong buổi công bố ý kiến về nghĩa vụ khí hậu của các nước. La Haye, Hà Lan, 23/07/2025. Ảnh: AP - Peter Dejong

Tòa án Công lý Quốc tế: Những nước vi phạm nghĩa vụ khí hậu sẽ phải bồi thường

Ngày 23/07/2025, Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ), trụ sở tại La Haye, Hà Lan, đã ra một ý kiến tư vấn mang tính chất lịch sử về khí hậu: Những nước nào vi phạm nghĩa vụ về khí hậu sẽ bị coi là thực hiện một hành vi “phi pháp” và có thể sẽ phải bồi thường các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ý kiến tư vấn, được nhất trí thông qua, vượt quá mong đợi của các nhà hoạt động và được nhiều nước hoan nghênh.