Vương Đình Huệ bị loại mở đường cho nhiệm kỳ thứ tư của Nguyễn Phú Trọng

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chính trị nội bộ của đảng Cộng sản Việt Nam thời gian gần đây ắt hẳn khiến công chúng và giới quan sát kinh ngạc vì những diễn biến chưa từng có tiền lệ.

Chỉ trong vòng 16 tháng đã có ba ủy viên Bộ Chính trị hàng tứ trụ phải khăn gói ra đi theo một thủ tục đặc biệt gọi là “xin thôi.” Quy trình này được Bộ Chính trị đưa ra từ tháng 11/2021 nhằm dàn xếp sự rút lui của các quan chức cấp cao nhất mà không phải áp dụng các hình thức kỷ luật đảng bao gồm khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.

Trong ba trường hợp này, vụ việc ông Nguyễn Xuân Phúc có vẻ dễ hiểu trong mắt công chúng. Ông Phúc được cho là để gia đình “dính” vào vụ Việt Á – một scandal tham nhũng trục lợi trên nỗi đau của dân chúng trong đại dịch COVID-19. Vụ việc vỡ lở, ông Phúc rút lui để chịu trách nhiệm chính trị cũng là điều hợp tình hợp lý.

Nhưng trường hợp ông Võ Văn Thưởng và mới đây nhất là ông Vương Đình Huệ lại khó hiểu với công chúng hơn rất nhiều khi hàng loạt câu hỏi được đặt ra và chưa hề được giải đáp.

Cứ cho là ông Thưởng mất chức vì để người thân nhận tiền của công ty Phúc Sơn thời ông làm bí thư Quảng Ngãi cách đây 13 năm, còn ông Huệ phải ra đi vì vài chục năm qua để cho trợ lý Phạm Thái Hà mượn danh trục lợi từ doanh nghiệp, nhưng câu hỏi là phải chăng là tới giờ này các cơ quan kiểm soát của đảng mới biết những điều này?

Đây là điều vô lý vì công tác kiểm soát nội bộ của các chế độ cộng sản luôn được ưu tiên hàng đầu do nhiều cơ quan cùng thực hiện nhằm kiểm chứng chéo lẫn nhau, bao gồm Ủy ban Kiểm tra, Ban Nội chính, Ban Tổ chức, Cục Bảo vệ Chính trị Nội bộ thuộc Bộ Công an và cả Tổng cục II thuộc Bộ Quốc phòng. Đó là còn chưa kể đến Tiểu ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương hoạt động rất tích cực dưới thời ông Trọng.

Thế thì, với những sai phạm cũ và kéo dài như vậy, vì sao ông Thưởng và ông Huệ có thể vượt qua những tiêu chí khắt khe đối với nhân sự cấp cao qua những kỳ đại hội đgần đây, để mà thăng tiến lên những vị trí cao nhất – hàng tứ trụ?

Vì sao những sai phạm này không được đưa ra từ sớm, để chặn những nhân sự này thăng tiến từ đầu, mà đến tận 13 năm sau trong trường hợp ông Thưởng, hay như trường hợp ông Huệ là hàng chục năm sau?

Câu trả lời đơn giản là vì người nắm quyền tối cao – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – muốn như vậy?

Bằng cách này, và cứ thế này, chỉ trong khoảng hơn một năm nữa, tức là vào lúc Trung ương phải quyết định phương án nhân sự chủ chốt, sẽ không còn một lựa chọn khả dĩ nào khác ngoài ông Trọng cho vị trí tổng bí thư, mặc cho hồ sơ sức khỏe và bệnh tình của ông.

Ông Trọng sẽ điềm nhiên tiếp tục nhiệm kỳ thứ 4 với lời biện bạch quen thuộc, rằng dù tuổi cao, sức yếu, năng lực có hạn, song không thể thoái thác nhiệm vụ đảng và Nhân dân giao phó.

Nhiệm kỳ thứ 4 của ông Trọng cũng sẽ được hợp thức hóa bằng việc sửa đổi Điều lệ đảng – lần đầu trong 15 năm – ở kỳ đại hội tới đây. Việc sửa đổi này được chính ông Trọng công bố lần đầu tiên vào tháng 2 năm nay và sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu điều khoản giới hạn 2 nhiệm kỳ với chức danh tổng bí thư sẽ được gỡ bỏ.

Dĩ nhiên có người sẽ cho rằng ông Trọng không cần phải hao tâm tổn trí loại bỏ các thành viên tứ trụ khác như vậy. Với quyền lực hiện tại, nếu muốn tiếp tục nhiệm kỳ thứ 4, ông Trọng cứ thế mà ngồi lại vì rất ít ai dám thách thức vị trí của ông.

Tuy nhiên, với một người hay nhắc đến danh dự như ông Trọng, ngồi lại là một chuyện, ngồi lại nhưng không bị dèm pha và điều tiếng tham quyền cố vị lại là một chuyện khác. Ông Trọng đã từng gặp phải điều tiếng này vào đại hội 13 khi ông ngang nhiên tiếp tục nhiệm kỳ thứ 3 của mình bất chấp giới hạn nhiệm kỳ trong Điều lệ đảng.

Ngoài những điều tiếng xì xào của công chúng, ông Trọng còn sẽ vấp phải phản ứng từ dư luận trong đảng, đặc biệt là từ các nguyên lão – cán bộ cấp cao về hưu. Nhiều người trong số này thuộc lớp đàn anh của ông Trọng, vốn từng chịu ràng buộc về tuổi tác và giới hạn nhiệm kỳ, một cách tự nhiên sẽ không hài lòng trước việc ông Trọng cố tình vi phạm Điều lệ đảng để ngồi lại.

Họ có thể không phản đối ông Trọng một cách công khai, nhưng có thể tìm cách đưa ra thông điệp trong đảng rằng ông Trọng nên nghỉ hưu để tạo điều kiện cho X, hoặc Y, hoặc Z – những người trẻ khỏe và có năng lực hơn, gánh vác trách nhiệm.

Bằng cách loại bỏ hết cả X lẫn Y lẫn Z, ông Trọng sẽ làm tắt tiếng những thông điệp như thế và tạo ra tình thế không còn lựa chọn hợp tình hợp lý nào khác ngoài cá nhân ông cho vị trí tổng bí thư.

Bởi vậy, có thể cho rằng việc ông Huệ và trước đó nữa là ông Thưởng và ông Phúc bị loại sẽ mở đường cho nhiệm kỳ thứ 4 của ông Trọng.

Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…