Washington phải chuẩn bị cho cuộc chiến với cả Nga và Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin bắt tay Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội Nghị APEC 11/11/2014. Ảnh: Greg Baker/ AFP via Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phạm Nhật Bình lược dịch

GS Matthew Kroenig, Phó Giám Đốc Trung Tâm Scowcroft về Chiến Lược và An Ninh thuộc Atlantic Council, đã công bố bài viết “Washington phải chuẩn bị cho cuộc chiến với cả Nga và Trung Quốc” (Washington Must Prepare for War With Both Russia and China) đăng trên tạp chí Foreign Policy, ngày 18 tháng Hai, 2022.

Khi Nga đe dọa một cuộc xâm lăng trên đất liền lớn nhất ở Châu Âu kể từ Thế Chiến Thứ Hai, câu hỏi chiến lược của thế kỷ 21 đang trở nên rõ ràng: Làm thế nào Hoa Kỳ có thể đồng thời chế ngự hai cường quốc xét lại, chuyên quyền, vũ trang nguyên tử là Nga và Trung Quốc? Câu trả lời, theo nhiều chính trị gia và chuyên gia quốc phòng, là Washington phải tiết chế phản ứng với Nga ở Châu Âu để tập trung vào mối đe dọa lớn hơn do Trung Quốc gây ra ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Đây sẽ là một sai lầm.

Hoa Kỳ vẫn là cường quốc hàng đầu thế giới với các lợi ích toàn cầu, và nước này không thể đủ khả năng để lựa chọn giữa Châu Âu và Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Thay vào đó, Washington và các đồng minh nên phát triển một chiến lược phòng thủ có khả năng răn đe và nếu cần, có thể đánh bại Nga và Trung Quốc cùng một lúc.

Trong những tuần gần đây, Biden đã gửi vài ngàn quân Mỹ đến tăng cường sườn phía đông của NATO, vì những lý do chính đáng. Một cuộc chiến lớn ở Ukraine có thể tràn qua các biên giới và đe dọa 7 đồng minh NATO có biên giới với Nga, Belarus và Ukraine. Hơn nữa, nếu Tổng Thống Nga Putin thành công ở Ukraine, tại sao ông ấy lại dừng lại ở đó?

Putin đã thể hiện sự quan tâm rõ ràng đến việc hồi sinh Đế chế Nga trước đây và các quốc gia Đông Âu dễ bị tổn thương khác – Ba Lan, Romania hoặc các nước Baltic – có thể là mục tiêu tiếp theo. Một cuộc xâm lăng thành công của Nga vào lãnh thổ của một đồng minh NATO có thể đồng nghĩa với việc chấm dứt liên minh phương Tây và sự tin cậy của các cam kết an ninh của Hoa Kỳ trên toàn cầu.

Mối đe dọa do Trung Quốc gây ra cũng rất nghiêm trọng. Đô Đốc Philip Davidson, cựu Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, dự đoán Trung Quốc có thể xâm lược Đài Loan trong vòng sáu năm tới. Đây là một cuộc chiến mà Hoa Kỳ có thể thua. Nếu Trung Quốc thành công trong việc chiếm Đài Loan, nước này sẽ thành công trong việc phá vỡ trật tự do Mỹ dẫn đầu ở Châu Á, với mục tiêu làm điều tương tự trên toàn cầu.

Hơn nữa, Nga và Trung Quốc đang ngày càng hợp tác với nhau nhiều hơn. Như hội nghị thượng đỉnh 4 tháng Hai vừa qua, giữa Putin và Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho thấy, Moscow và Bắc Kinh đang thiết lập quan hệ đối tác chiến lược chặt chẽ hơn, bao gồm cả các vấn đề quân sự. Các nhà độc tài này có thể phối hợp các cuộc tấn công kép vào cấu trúc liên minh của Hoa Kỳ hoặc nắm bắt cơ hội dựa trên sự phân tâm do sự gây hấn của bên kia. Nói cách khác, có nguy cơ nghiêm trọng xảy ra đồng thời với các cuộc chiến tranh giữa các cường quốc ở cả Châu Âu và Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Để giải quyết vấn đề này, nhiều người đã đề nghị các câu trả lời đơn giản là sẽ không hành động. Ban đầu, chính quyền Biden hy vọng đặt quan hệ với Nga trên một nền tảng “ổn định và có thể đoán trước được” để tập trung vào Trung Quốc. Nhưng Putin lại có ý tưởng khác, như thế giới đang thấy ở Ukraine. Thật không may, Washington không thể quyết định cách đối thủ của họ sắp xếp hành động gây hấn của họ ra sao.

Những người khác bày tỏ hy vọng rằng Washington có thể tách các cường quốc này ra hoặc thậm chí liên kết với Nga để chống lại Trung Quốc, nhưng đây không phải là những giải pháp thực tế.

Một quan điểm sai lầm đang được chấp nhận gần đây nhất là Washington chỉ nên chọn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thay vì Châu Âu. Các chính trị gia và chuyên gia cho rằng Hoa Kỳ thiếu nguồn lực để đối đầu với cả Nga và Trung Quốc. Họ chỉ ra sức mạnh của Trung Quốc và sự giàu có của Châu Á và cho rằng Châu Á nên là ưu tiên. Trong khi Washington xoay trục sang Châu Á, các quốc gia Châu Âu giàu có, chẳng hạn như Đức, nên tăng cường cung cấp khả năng  phòng thủ cho NATO. Trên thực tế, Chiến Lược Quốc Phòng của chính quyền Biden, vốn đã bị trì hoãn do cuộc khủng hoảng Ukraine, được cho là sẽ tập trung vào Trung Quốc mà không đưa ra giải pháp rõ ràng cho vấn đề chiến tranh hai mặt.

Tuy nhiên, một chiến lược tốt bắt đầu với những mục tiêu rõ ràng và mục tiêu của Washington là duy trì hòa bình và ổn định ở cả Châu Âu và Châu Á. Các lợi ích của Hoa Kỳ ở Châu Âu là quá quan trọng để có thể chỉ giải quyết chúng giữa Putin và các đồng minh Châu Âu của Hoa Kỳ. Thật vậy, Liên Minh Châu Âu, chứ không phải Châu Á, là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Hoa Kỳ.

Hơn nữa, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở Châu Âu và Trung Đông. Cạnh tranh với Trung Quốc về mặt quân sự có nghĩa là cạnh tranh trên toàn cầu, không chỉ ở Châu Á. Ngoài ra, ông Tập đang đánh giá quyết tâm của Hoa Kỳ và phản ứng yếu ớt của Mỹ ở Ukraine có thể khiến Trung Quốc có quyết tâm tấn công Đài Loan nhiều hơn.

Hoa Kỳ không phải là Pháp nên không bắt buộc phải đưa ra những lựa chọn chiến lược khó khăn về an ninh quốc gia của mình do nguồn lực hạn chế. Nói tóm lại, việc công bố một chiến lược quốc phòng mà chỉ có thể đối phó với một trong những đối thủ cường quốc của Hoa Kỳ, chính là điều được mong đợi từ chiến lược phòng thủ quốc gia sắp tới, đang là kế họach thất bại.

Thay vào đó, Mỹ và các đồng minh phải thiết kế một chiến lược phòng thủ có khả năng răn đe và nếu cần, đánh bại cả Nga và Trung Quốc trong các khung thời gian chồng chéo. Chắc chắn, việc phát triển một chiến lược như vậy sẽ là một thách thức, nhưng có một số cách để bắt đầu xây dựng.

Đầu tiên, Washington nên tăng chi tiêu quốc phòng. Trái ngược với những người cho rằng nguồn lực hạn chế sẽ buộc phải lựa chọn khó khăn, Hoa Kỳ có thể đủ khả năng đối phó với Nga và Trung Quốc cùng lúc. Hoa Kỳ sở hữu 24 % GDP toàn cầu so với 19 % cộng lại từ Trung Quốc và Nga. Năm nay, Mỹ sẽ chi 778 tỷ USD cho quốc phòng so với chỉ 310 tỷ USD của Nga và Trung Quốc.

Hơn nữa, Hoa Kỳ có thể đi xa tới mức tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng (hiện là 2,8% GDP) và vẫn ở dưới mức trung bình thời Chiến Tranh Lạnh (gần 7% GDP). Thật vậy, do cuộc Chiến Tranh Lạnh mới này nguy hiểm không kém gì lần trước, nên việc gia tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng, tập trung vào các công nghệ quốc phòng mới nổi của thế kỷ 21 là điều có thể xảy ra.

Ông Tập đang phá hoại mô hình tăng trưởng của Trung Quốc bằng cách đàn áp khu vực tư nhân và đẩy lùi các cải cách tự do hóa, và chính sách ngoại giao hiếu chiến của ông đang làm đảo lộn các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Kết quả là kinh tế Bắc Kinh bị đình trệ. Triển vọng kinh tế dài hạn của Nga thậm chí còn tồi tệ hơn. Nói tóm lại, ngay cả khi cuộc cạnh tranh chiến lược mới này trở thành cuộc chạy đua vũ trang hai chọi một, thì Washington vẫn có khả năng thắng thế.

Ngoài ra, Hoa Kỳ có thể tích cực dẫn dắt các đồng minh của mình ở Châu Âu và Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương phát triển một chiến lược phòng thủ thế giới tự do. Hoa Kỳ và các đồng minh hiệp ước chính thức sở hữu gần 60% GDP toàn cầu. Cùng nhau, họ có thể dễ dàng điều phối các nguồn lực để duy trì sự cân bằng thuận lợi về sức mạnh quân sự đối với cả Trung Quốc và Nga. Việc hình thành các liên minh chính thức như NATO ở Châu Âu và các liên minh song phương ở Châu Á có thể được bổ túc bằng các thỏa thuận mới, chẳng hạn như Đối Thoại An Ninh Tứ Giác (Quadrilateral Security Dialogue – The QUAD, Bộ Tứ Úc – Ấn Độ – Nhật – Mỹ). 

Do đó, các đồng minh cần phải đẩy mạnh và làm nhiều hơn nữa để bảo vệ mình, nhưng họ sẽ không tự mình làm điều đó nếu Hoa Kỳ đe dọa rời khỏi Châu Âu. Thay vào đó, Washington nên chủ động dẫn đầu, chuyển từ mô hình mà Washington cung cấp khả năng phòng thủ cho các đồng minh sang một mô hình mà Washington đóng góp vào khả năng tự vệ của các đồng minh. Điều này bao gồm việc kết hợp các đồng minh chủ chốt vào việc lập kế hoạch quân sự, chia sẻ trách nhiệm và phân công hợp lý để mua vũ khí.

Các đồng minh Châu Âu nên đầu tư vào thiết giáp và pháo binh trong khi các đồng minh Châu Á mua thủy lôi, hỏa tiễn và tàu ngầm. Bộ binh Hoa Kỳ nên ưu tiên Châu Âu trong khi Hải Quân Hoa Kỳ chiếm Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và Lực lượng Không Quân Hoa Kỳ lớn hơn đóng một vai trò quan trọng trong cả hai khu vực. Ngoài ra, Hoa Kỳ nên cung cấp các khả năng chiến lược như chiếc ô hạt nhân của mình; khả năng tấn công thông thường toàn cầu, bao gồm cả hỏa tiễn siêu thanh và tình báo, giám sát và trinh sát.

Cuối cùng, nếu cần, Washington luôn có thể lấy một trang trong cuốn sách về Chiến Tranh Lạnh của mình và dựa nhiều hơn vào vũ khí nguyên tử để bù đắp lợi thế cục bộ, thông thường của các đối thủ. Sự hiện diện của vũ khí nguyên tử chiến thuật của Mỹ ở Châu Âu đã giúp răn đe Hồng Quân Liên Xô trong nhiều thập kỷ. Tương tự, Hoa Kỳ có thể dựa vào việc đe dọa các cuộc tấn công nguyên tử phi chiến lược để răn đe và là phương án cuối cùng, ngăn chặn cuộc đổ bộ của Trung Quốc vào Đài Loan hoặc cuộc tấn công của xe tăng Nga vào Châu Âu.

Chắc chắn, có những rủi ro liên quan đến khả năng răn đe nguyên tử, nhưng vũ khí nguyên tử đã đóng một vai trò nền tảng trong chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ trong 3/4 thế kỷ vừa qua và có khả năng sẽ tiếp tục như vậy trong nhiều thập kỷ tới.

Việc răn đe Trung Quốc và Nga cùng một lúc sẽ không dễ dàng, nhưng tốt hơn là giả vờ rằng Washington có thể đối phó với một đối thủ cường quốc này hoặc đối thủ khác một cách thuận tiện. Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt đã không chọn chiến thắng ở một chiến trường  duy nhất trong Thế Chiến Thứ Hai. Biden nên làm theo tấm gương đó của mình và đồng thời lên kế hoạch bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ ở Châu Âu và Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cùng một lúc.

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.