‘Xui’ không chỉ Thủ Thiêm mà cả dân tộc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Xui là một tính từ chỉ việc ai đó bị đen đủi, bị xúi quẩy, đó là phương ngữ, cách nói của người dân miền Nam. Dư luận chia sẻ một Video clip dài 2 phút 35 giây được đăng trên facebook của cô gái trẻ Nguyễn Thùy Dương, là dân oan Thủ Thiêm, trong một buổi ‘đối thoại’ với lãnh đạo TP.HCM ngày 22/11/2018 về việc giải quyết bồi thường thỏa đáng cho dân oan Thủ Thiêm.

Một người đàn bà trạc tuổi ngũ tuần, trong nước mắt kể về quảng đời vất vả, đau khổ từ khi bị chính quyền cướp đất đai tài sản, thế mà bao năm lăn lội đòi lại công lý cho gia đình, bà chỉ được tay thanh tra phán cho một câu “Coi như chị xui đi”.

Đó là câu chuyện của dân oan Thủ Thiêm đau khổ triền miên trước sự “hên xui” của canh bạc cộng sản.

Trong canh bạc thời cuộc, vùng đất Thủ Thiêm được coi là một nơi ẩn nấp của quân cộng sản, dân nơi đây nuôi giấu người cộng sản, theo cộng sản. Thế mà, đời bạc bẽo, phản phúc, thật là xui cho những con người ngày hôm qua là ân nhân mà hôm nay lại trở thành nạn nhân của chế độ này.

Những ngày này, bị hứng chịu cơn bão số 9 đổ bộ khiến Sài Gòn ngập nặng trong biển nước, cả thành phố tê liệt, người ta mượn cơ thể người chế thơ để đo mức độ ngập trên từng con phố, tên đường. Nhẹ thì đến háng đến bẹn, nơi ngập đến rốn đến bụng, nặng thì đến ngực, lên cằm, hay lút đầu. Coi như cả một con người bị chìm trong biển nước.

Hiếm lắm thì Sài Gòn mới có bão ập đến, nhưng khi ập đến rồi thì nó tàn phá khủng khiếp. Còn lụt lội thì Sài Gòn ngày nay chớm mưa đã ngập, ngập quanh năm suốt tháng, ngập như tình hẹn bất chợt vậy.

Người ta chịu khó an ủi nhau là người Sài Gòn cũng quen chịu và bình thản đón nhận giông bão, lụt lội. Thế nên giờ người Sài Gòn cũng có kỹ năng bơi trong lụt đến mực thượng thừa chăng?

Sài Gòn trước 1975 được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông, đường phố, cấu kiến trúc hạ tầng được mô tả như Paris hoa lệ khiến cho lân bang xa gần phải trầm trồ, ao ước. Chuyện lụt lội hiếm xảy ra. Nhưng nay đã khác xưa.

Coi như Sài Gòn xui đi…

Không! Không thể nói một câu vô trách nhiệm như viên thanh tra nói với dân oan Thủ Thiêm vậy được.

Vạn vật xoay vần đều tịnh tiến theo quy luật nhân quả. Chúng ta cần phải tìm cho ra kẻ nào đã khiến cho Sài Gòn nói riêng và đất nước Việt Nam chúng ta tụt hậu, kém phát triển như ngày hôm nay.

Kể từ khi đất nước được mang tên chủ nghĩa xã hội trên toàn lãnh thổ, dân tình đói khổ, trải qua trăm bể ngàn dâu, rải khắp Bắc Nam là xương sọ đầu lâu. Cho đến hôm nay vẫn còn loay hoay trong mộng mị cộng sản, dân tình chán nản cam chịu uất hận mà biết bao giờ mới dứt.

Câu chuyện của người dân Thủ Thiêm bị thủ phạm chính là nhà cầm quyền cộng sản tấn công, cướp tài sản, đánh đập con người chẳng qua đó chỉ là một chấm nhỏ trong một bức tranh u ám của xã hội Việt Nam. Dân tộc này có hàng triệu người con bị chết vô nghĩa bởi chủ thuyết cộng sản, có hàng trăm ngàn gia đình tài sản bị mất trắng, thân nhân ly tán. Đất nước này có hằng hà vô số tài nguyên khoáng sản bị chiếm đoạt vô tội vạ. Nền văn hóa của cả một dân tộc dần dần bị xóa nhòa, bóp méo, tính luân thường đạo lý của cội nguồn bị đảo lộn.

Và quan trọng nhất, đau đớn nhất là một ngày nào đó, Việt Nam không còn trên bản đồ thế giới. Khi đã thành một thực thể của Trung Cộng tàn bạo, lúc đó người ta lại nói rằng: Coi như Việt Nam xui đi.

Tư duy lãnh đạo cộng sản không có nền tảng đạo đức, vì thế sự chối bỏ trách nhiệm của kẻ lãnh đạo trước những hậu quả do nó gây ra còn dễ hơn cái chớp mắt vô thường của người đời.

Ngày hôm nay, những kẻ cầm quyền cướp đất của dân, rồi sau đó phán với dân “coi như chị xui đi”.

Ngày hôm nay, những kẻ cầm quyền gây bao tai họa, phá tan hoang đất nước, rồi sau đó phán với dân “coi như người dân xui đi”.

Ngày mai, những kẻ cầm quyền bán đất nước cho giặc thù , rồi sau đó phán rằng “coi như đất nước xui đi”.

Chúng ta có là người vô cảm, vô trách nhiệm trước hồn thiêng sông núi hay không chính là sự thức tỉnh và hành động của mỗi người. Nếu cứ mãi thờ ơ hững hờ thì vận ‘xui’ cộng sản sẽ ám ảnh cuộc đời của mỗi người trong chúng ta mỗi ngày và suốt đời. Và vận xui cộng sản đó sẽ khiến cho bạn không còn là con dân của đất Việt như dân Thủ Thiêm không nhà không cửa vì bị chế độ cướp đất, cướp nhà.

Portland, OR 25/11/2018
Paulus Lê Sơn

 

 

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.