Xung đột chết người vì đất đai ở Việt Nam để lại những câu hỏi không có câu trả lời

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tác giả: Hoàng Tứ Duy
15 Tháng 1, 2020

Nguyên bản tiếng Anh: Vietnam’s Deadly Land Clash Leaves Questions Unanswered, The Diplomat, 15/1/2020 https://thediplomat.com/2020/01/vietnams-deadly-land-clash-leaves-questions-unanswered/

Bản dịch của Hoàng Trường

Cuộc tranh chấp bạo động về đất đai gần đây đã làm nổi bật nhiều vấn nạn trầm trọng cần giải quyết.

Rạng sáng ngày 9 Tháng Giêng, một lực lượng nhiều ngàn công an đã đột kích một ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội. Chẳng khác gì tấn công một lãnh tụ khủng bố, lực lượng an ninh phong toả kín làng Đồng Tâm, chiếu sáng rực đêm đen với lựu đạn sáng, xả đạn vào nhà của cụ già 84 tuổi Lê Đình Kình.

Theo báo cáo thì lực lượng an ninh đã giết Cụ Kình cùng với con trai của Cụ và đứa cháu trai mới 3 tháng tuổi. Nhưng Cụ Kình không phải là một kẻ khủng bố hay một người đang trốn chạy. Là một đảng viên kỳ cựu của Đảng CSVN, Cụ là tộc trưởng của một gia đình được mọi người kính trọng, và là người lãnh đạo tinh thần của phong trào chống tham nhũng.

Đã nhiều năm qua, chính quyền TP Hà Nội đã muốn chiếm đoạt một phần đất của Đồng Tâm bằng cách dọa nạt về cả thể chất và luật pháp. Tháng Tư 2017, chính quyền địa phương bắt đầu cắt xén mảnh đất theo lịch sử thuộc về Đồng Tâm. Khi Cụ Kình đến hiện trường để phản đối thì an ninh đã tấn công và đánh gãy chân Cụ.

Tình hình xoay chuyển bất ngờ, dân làng quay lại bắt giữ 38 cán bộ và cảnh sát cơ động trong suốt một tuần lễ. Để giải quyết bế tắc, Chủ Tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã trực tiếp gặp gỡ dân địa phương. Ông Chung, là cựu Trưởng Công An Hà Nội, đã hứa không trả đũa và hứa giải quyết việc tranh chấp trong ôn hoà.

Vào Tháng Mười Hai, 2019, ông Chung đã ra quyết định thúc ép Đồng Tâm phải từ bỏ đất đai của họ. Dân làng Đồng Tâm đã tổ chức một buổi họp sôi nổi và tố cáo Chung thuộc nhóm lợi ích. Dân làng chống đối quyết định buộc họ phải giao đất cho Viettel, là tập đoàn viễn thông lớn nhất của Việt Nam. Dân làng tuyên bố quyết tâm giữ vững lập trường, hưởng ứng lời kêu gọi chống tham nhũng của nhà nước.

Trong những ngày tiếp theo cuộc tấn công, truyền thông nhà nước đã cáo buộc là dân làng đã vũ trang và cản trở việc xây dựng hàng rào phi trường gần đó. Truyền thông nhà nước nói Cụ Kình chết khi “chống đối người thi hành công vụ.” Nhà cầm quyền cũng nói rằng 3 nhân viên an ninh đã thiệt mạng khi công tác. Khi không thể truy cập một cách độc lập vào Đồng Tâm thì khó có thể thẩm định những báo cáo của nhà nước.

Điều được biết là ngay trước cuộc đột kích cûa an ninh hệ thống internet chung quanh Đồng Tâm đã bị cắt. Những đoạn video thu được bằng điện thoại cầm tay mà sau đó được phát trên mạng cho thấy nhiều đoàn xe đổ dồn về xã, và sau đó là những tiếng nổ lớn. Thân nhân của Cụ Kình được nhận xác của Cụ vào ngày hôm sau. Theo video ghi lại thì dường như Cụ Kình đã bị bắn vào đầu và vào tim.

Nhà nước đã cố ngăn chặn không cho tin tức thoát ra từ Đồng Tâm. Bộ Thông Tin và Truyền Thông đã chỉ trích Facebook đáp ứng chậm chạp yêu cầu của chính phủ đòi gỡ bỏ những nội dung liên quan đến vụ tấn công. An ninh cũng cô lập những blogger nổi tiếng, ở cách xa Hà Nội cả 40 cây số, không cho tường trình về sự kiện. Một nhà dân báo nổi tiếng là Trịnh Bá Phương đã bị quản thúc tại gia vì ngày trước đó đã tường trình sự việc.

Ngay lúc này, tình hình vẫn rất căng thẳng, và không biết đã có bao nhiêu dân Đồng Tâm đã bị thương và bao nhiêu người còn bị giam giữ. Nhà cầm quyền đã cấm không cho ra vào Đồng Tâm. Biến cố Đồng Tâm được coi là một trong những hành động đàn áp người bất đồng chính kiến trong nước trầm trọng nhất của an ninh trong những năm gần đây.

Các tổ chức nhân quyền đã kêu gọi sự minh bạch. Ông Phil Robertson thuộc Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) nói “Nhà cầm quyền Việt Nam phải tiến hành ngay việc điều tra khách quan và minh bạch về sự việc để biết rõ chuyện gì đã thực sự xảy ra, ai trách nhiệm việc bạo động, và an ninh có sử dụng bạo lực quá mức hay không.”

Tuy nhiên, vấn nạn lớn hơn đưa đến việc tranh chấp đất đai ở Việt Nam là tình trạng vô trách nhiệm và tham nhũng của quan chức. Người ta tin rằng Đảng và quan chức nhà nước làm giàu bằng cách cấp quyền sử dụng đất. Theo Luật Sư Lê Công Định “Việc tranh chấp đất đai bắt nguồn từ nguyên tắc sử dụng đất cho phép Nhà Nước chiếm đoạt, sở hữu và kiểm soát tất cả đất đai trên toàn quốc dưới danh nghiã ‘nhân dân.’”

Có lẽ việc làm nhà cầm quyền khó chịu nhất là việc Cụ Kình tổ chức làng xóm của Cụ để đòi công lý. Tại một trong những buổi họp cuối cùng của dân làng, được phổ biến rộng rãi trên mạng, các diễn giả đã bác bỏ những cáo buộc của quan chức Hà Nội là dân làng bị kiểm soát bởi các thế lực bên ngoài. Đây là đất của chúng tôi, họ nói, và chúng tôi sẵn sàng chết ở đây.

Việc sát hại Cụ Kình đã dấy lên một làn sóng phẫn uất trong cộng đồng mạng và nhiều buổi cầu nguyện đã diễn ra tại các nhà thờ ở Hà Nội và Nghệ An. Cuộc tấn công bạo động ở Đồng Tâm – nghĩa là “đoàn kết các con tim” – trên nhiều phương diện, đã làm nổi bật cuộc khủng hoảng to lớn hơn về sự chính danh của nhà nước Việt Nam.

Hoàng Tứ Duy là một nhà lãnh đạo của Đảng Việt Tân, một tổ chức chính trị tranh đấu cho dân chủ bị cấm hoạt động ở Việt Nam.

*****

Nguyên bản Anh ngữ:

Vietnam’s Deadly Land Clash Leaves Questions Unanswered

The recent violent land dispute spotlights serious issues that remain to be addressed.

By Duy Hoang
January 15, 2020

Thousands of Vietnamese security police stormed a village on the outskirts of Hanoi in the early hours of January 9. As if moving against a terrorist leader, security forces sealed off the commune of Dong Tam, illuminated the night with flash grenades, and in a hail of bullets burst into the home of 84-year-old Le Dinh Kinh.

Security forces reportedly killed Kinh, along with his son and his 3-month-old grandson. But Le Dinh Kinh was not a terrorist or fugitive. A long-time member of the Communist Party, he was the patriarch of a respected family and leader of a local protest movement against corruption.

For several years, the Hanoi municipal authorities had been trying to seize a portion of the Dong Tam commune through physical intimidation and legal threats. In April 2017, local authorities began to section off land that historically belonged to the commune. When Le Dinh Kinh arrived on the scene to object, police physically attacked the elder and broke his leg.

In a twist, local residents then converged on the officials and somehow detained 38 officials and police officers for a week. To resolve the standoff, the chairman of the People’s Committee of Hanoi, Nguyen Duc Chung, personally met with the local residents. Chung, who was the former police chief of Hanoi, promised no reprisals and to resolve the land dispute peacefully.

In December 2019, Chung issued an order further pressuring Dong Tam to relinquish their land. Residents of Dong Tam organized a spirited town hall in which they accused Nguyen Duc Chung of being part of a corrupt faction. The local residents opposed the decision by authorities to give their land to Viettel, Vietnam’s largest telecommunications group. Residents said they would stand their ground, heeding the public calls by Vietnamese leaders to resist corruption.

In the days following the police attack, Vietnamese state media accused the residents of being armed and interfering with the construction of a nearby airport fence. State media said Le Dinh Kinh died “resisting officials carrying out their public duty.” Authorities also claimed that three security officers lost their lives during the action. Without independent outside access to Dong Tam it is hard to evaluate the claims in state media.

What is known is immediately prior to the police assault, internet service around Dong Tam was suspended. Video footage taken on mobile phones and later uploaded online showed police convoys heading into the commune followed by sounds of explosions. Relatives were able to recover the body of Le Dinh Kinh the subsequent day. According to video footage, he appears to have been shot through the head and heart.

Authorities have tried to suppress the news coming out of Dong Tam. Vietnam’s Ministry of Information and Communications criticized Facebook for being slow to respond to government requests to take down content surrounding the attack. Police also isolated leading bloggers, based 25 miles away in Hanoi, from reporting on the incident. One well known citizen journalist, Trinh Ba Phuong, was effectively put under house arrest for his live reporting the day before.

Currently, tensions remain high and it is unclear how many residents from Dong Tam were harmed and how many remain in police detention. Authorities have reportedly prevented freedom of travel to and from the commune. The incident is believed to be one of the highest-profile security actions taken against domestic opponents in recent years.

Human rights groups have called for transparency. “Vietnam’s national authorities must launch an impartial and transparent investigation of these events that gets to the bottom of what happened, who is responsible for the violence, and whether police used excessive force,” said Phil Robertson of Human Rights Watch.

But the larger issue driving land disputes in Vietnam is official corruption and lack of accountability. It is widely believed that party and government officials enrich themselves by granting land usage. According to Vietnamese lawyer Le Cong Dinh, “Those land disputes are originated from the regime of land use rights, which allows the State to acquire, possess and control all lands within the Vietnamese territory in the name of the ‘people.’”

Perhaps what spooked the authorities the most is that Le Dinh Kinh organized his neighbors to seek justice. In one of the commune’s final public meetings, which went viral online, the speakers refuted the accusations by Hanoi officials that local residents were being controlled by external forces. This is our land, they said, and we are willing to die here.

The killing of Le Dinh Kinh has sparked an outpouring of grief among Vietnamese netizens and prayer vigils in activist churches in Hanoi and Nghe An. In many ways, the violent crackdown in Dong Tam — which means “united hearts” – spotlights the broader crisis of legitimacy for Vietnam.

Duy Hoang is a U.S.-based leader of Viet Tan, an unsanctioned pro-democracy political party in Vietnam. 

Source: https://thediplomat.com/2020/01/vietnams-deadly-land-clash-leaves-questions-unanswered/

Buổi họp cuối cùng của người dân xã Đồng Tâm trước khi trận đánh úp vào dân Đồng Tâm xảy ra rạng sáng 9/1/2020

Video: Dong Tam TV

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.