Ý Nghĩa và Ảnh Hưởng của Cuộc Chiến Ukraine

Biểu tình phản đối cuộc chiến xâm lược Ukraine do Tổng Thống Nga Putin phát động, New York 24/2/2022. Ảnh: AP/ Seth Wenig
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
  • Cục diện thế giới đã thay đổi ra sao trong 10 ngày qua kể từ khi Nga khởi động xâm lược Ukraine?
  • Tại sao Nga tấn công Ukraine vào lúc này? Những sai lầm chiến lược của Putin.
  • Bài học và thông điệp nào từ cuộc chiến Ukraine?

Không ai có thể ngờ quốc gia nhỏ bé Ukraine lại bỗng chốc trở thành trung tâm điểm của bàn cờ thế giới và được hầu hết các nước ủng hộ, ngưỡng mộ và thương mến. Lý do tự nhiên và đơn giản là bởi vì họ đã bị một tên khổng lồ xâm lược tấn công vô cớ, nã pháo bắn giết hàng nghìn dân quân vô tội, phá tan nát đất nước xinh đẹp, yên lành của họ. Nhưng hơn cả chính là người Ukraine đã anh dũng đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập và dân chủ của mình, thay vì qui hàng chấp nhận bị độc tài Putin sáp nhập vào Nga.

Những yếu tố bất ngờ

A. Ukraine kiên cường chống trả đội quân xâm lược lớn hơn gấp bội

Trước hỏa lực điên cuồng và áp đảo của Putin, không ai ngờ chính phủ Ukraine vẫn đứng vững sau hơn 10 ngày giao tranh. Những câu chuyện và hình ảnh can trường của người dân Ukrain cùng lãnh đạo của họ tràn ngập trên truyền thông và Internet. Họ dùng chính thân mình để ngăn cản quân thù bằng cách nhẩy vào xe tăng địch, nằm lăn dưới đường hay đứng trước mũi xe, tự nổ bom hy sinh để giật sập cầu và chặn đường tiến quân của Nga, đám đông tay không đã phất cờ Ukraine, hát quốc ca và mắng vào mặt những kẻ chiếm đóng, đuổi họ về nước. Già, trẻ, lớn, bé làm bom xăng để  tự vệ.

Bất kể những nỗ lực ám sát của Nga, Tổng Thống Volodymyr Zelensky hiên ngang tuyên bố ông sẽ ở lại cùng dân chiến đấu và kêu gọi người dân hy sinh bảo vệ từng tấc đất cha ông. Hình ảnh ông liên tục xuất hiện điều động cuộc chiến, vận động thế giới đã là cột trụ kiên cường cho tinh thần chiến đấu của dân tộc Ukraine.

Vị tổng thống, xuất thân là một kịch sĩ hài nổi tiếng, bỗng chốc trở thành một nhà lãnh đạo lỗi lạc và biểu tượng anh hùng cho toàn thế giới. Ông được tôn vinh là “Nhà Lãnh Đạo Toàn Cầu” trong cuộc chiến chống độc tài độc ác và bảo vệ tự do dân chủ.

B. Thế giới đoàn kết chưa từng có trong lịch sử

Chính nghĩa của Ukraine và sự độc ác điên rồ của Putin đã đem đến phản ứng bất ngờ, đó là sự đoàn kết đồng bộ và rộng khắp chưa từng thấy.

1/ Bày tỏ thái độ: Tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm 2/3/2022, 141 quốc gia đã bỏ phiếu lên án cuộc xâm lược của Nga và ủng hộ Ukraine, yêu cầu Nga triệt thoái quân đội; chỉ có Nga và 4 nước không ủng hộ nghị quyết này và 35 nước bỏ phiếu trắng. Ngay cả quốc gia như Thụy Sĩ cũng thay đổi lập trường trung lập từ năm 1815 để đứng về phía Ukraine.

Trong cùng ngày khi Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga Sergey Lavrov phát biểu trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (qua màn hình vì bị cấm cửa vào Thụy Sĩ), các nhà ngoại giao của khoảng 40 quốc gia đã quay lưng bỏ ra ngoài để phản đối.  Ngược lại, Tổng Thống Zelensky đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt từ các nhà lãnh đạo Khối Liên Âu (EU) khi ông có một bài phát biểu sôi nổi để vận động 27 quốc gia EU hỗ trợ chống xâm lược Nga.

2/ Cung cấp vũ khí: Nước Đức – với chính sách không gởi vũ khí tới các quốc gia lâm chiến hơn 70 năm qua, đã quay 180 độ và cùng 20 quốc gia gởi hàng ngàn vũ khí tới yểm trợ Ukraine.

3/ Cấm vận kinh tế: Những chính sách cấm vận kinh tế Nga gay gắt nhất đã được thế giới đồng loạt thực hiện. Ngoài chính quyền còn có cả các tập đoàn lẫn tổ chức tư nhân thuộc mọi lãnh vực tham dự: Ngân hàng, dầu khí, vận chuyển, thể thao, văn hóa, phim ảnh, các mặt hàng điện tử, dịch vụ Internet v.v. Đồng ruble của Nga ngay lập tức rớt giá chỉ còn khoảng 1 xu Mỹ Kim, dự trữ ngoại tệ 630 tỷ đô-la của Nga trở nên vô giá trị, lạm phát ở mức 20%, thị trường chứng khoán Nga phải tạm đóng cửa để không bị phá sản.

Cá nhân Putin và 8 cận thần cũng bị cấm vận. Những thành phần đầu sỏ tài phiệt của Nga và gia đình họ cũng bị nằm trong chính sách bao vây kinh tế cá nhân hiếm hoi của thế giới; tài sản của họ bị đông lạnh, bị truy lùng và thu hồi. Họ cũng bị cấm đặt chân tới Mỹ, Canada, Anh, và 27 quốc gia EU.

Nói chung, thế giới tự do đã dựng lên “bức tường sắt” đối với Nga. Áp lực kinh tế và tâm lý bị tẩy chay khiến người dân Nga cảm thấy lo sợ và xấu hổ. Hai cận thần Putin, trong một động thái hiếm hoi vì rất sợ Putin, đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt chiến tranh và tái lập hòa bình tại Ukraine.

4/ Các cuộc biểu tình chống Nga nổ ra khắp thế giới, liên tục từ lúc Nga tấn công Ukraine. Người dân Nga cũng xuống đường khắp nước bất kể tù tội, vì đối với họ, Ukraine là nước láng giềng anh em. Hàng chục ngàn người Nga đã bị cầm tù. Chỉ nội trong ngày thứ 11 của cuộc chiến (6/3/2022), các cuộc biểu tình chống chiến tranh đã nổ ra trên 56 thành phố khắp nước Nga, hơn 5.000 người bị bắt chỉ trong một ngày. Trước đó, hơn 6.000 người đã bị bắt.

5/ Sự chống đối cũng bùng nổ trên không gian ảo, kể cả những tin tặc trước đây chỉ có những hành động phá rối nay cũng tham chiến chống Nga, tấn công vào các định chế của Nga, gởi các tin thật về chiến tranh để giúp người dân Nga không bị đầu độc bởi guồng máy tuyên truyền của Putin. Tỷ phú Mỹ Elon Musk đã giúp Ukraine hệ thống Satellite của ông để vượt qua việc Nga tấn công phương tiện Internet của Ukraine. Mặt trận Social Media trên Internet cũng đã đánh sập bẫy tuyên truyền thất thiệt của Putin với những thông tin cập nhật về hình ảnh đau thương, hủy diệt của cuộc chiến.

Những sai lầm và yếu kém của Putin

Câu hỏi đặt ra là tại sao Putin lại tấn công Ukraine vào lúc này? Có 4 lý do khá hiển nhiên:

1/ Putin đã thành công khá dễ dàng trong những hành vi xâm lược trước đây mà không hề gặp phản ứng mạnh mẽ của thế giới, đó là: Georgia (2008) Chechnya (1999), Crimea (2014), Syria (2015).

2/ Sau nhiều năm quậy phá thế giới tự do bằng tin giả và tin tặc, Putin cho rằng đã làm yếu đi nước Mỹ với những xáo trộn và chia rẽ nội bộ; chia rẽ NATO, Mỹ và đồng minh; đảo ngược những giá trị cốt lõi của nền dân chủ.

3/ Được Tập Cận Bình xúi giục và hứa hẹn hỗ trợ nếu bị cấm vận. Trong hai năm qua, hai đầu lãnh này đã gặp nhau 36 lần. Một nguồn tin rò rỉ cho biết lãnh đạo Trung Cộng đã yêu cầu Putin đợi sau khi Thế Vận Hội Mùa Đông chấm dứt (ngày 20/2/2022) hãy tấn công, và Putin đã khởi động tấn công Ukraine ngày 24/2 dù hàng trăm nghìn quân Nga đã được điều phối tới bao vây Ukraine từ đầu tháng 11, 2021.

4/ Sau 2 năm ẩn dật để tránh COVID, Putin đã tự mê hoặc mình với mộng bá chủ xây dựng lại đế quốc Nga thời Liên Xô cũ, tin vào khả năng siêu quyền lực hoang tưởng của chính mình. Theo các chuyên gia tâm lý, suy nghĩ bệnh hoạn này đã khiến Putin trở thành kẻ giết người không gớm tay.

Nhưng Putin đã không ngờ phản ứng chống cự mãnh liệt của dân quân Ukraine cùng vị lãnh đạo của họ, và sự đoàn kết chặt chẽ của thế giới tự do. Sau hơn 10 ngày giao tranh với tổn thất quân số có thể lên đến cả vạn người, Putin vẫn chưa đạt được mục tiêu thống lĩnh Ukraine và dựng lên một chính phủ bù nhìn tay sai. Ngược lại, bị thế giới nguyền rủa và khinh miệt.

Putin tiếp tục gia tăng hỏa lực vào những vị trí dân sự, gần nhà máy nguyên tử, đưa ra những dọa nạt sử dụng vũ khí nguyên tử, dùng vũ khí sát hại nặng đã bị quốc tế cấm như vacuum bomb (bom chân không) và cluster bomb (bom chuỗi). Cuộc chiến xâm lược bắn bừa vào dân thường đã bị gọi là cuộc tàn sát, Putin là tội phạm chiến tranh (war criminal) và kẻ khủng bố, giết người hàng loạt (mass murderer).

Sự yếu kém của Putin cũng bị phơi bày: Về quân sự thua xa Mỹ và đồng minh trong khối tự do, đồng thời phải sử dụng sự dối trá để lừa mị chính người dân và quân lính Nga. Khi sự thật được social media vạch trần, dân quân Nga đã xuống tinh thần trầm trọng và tỉnh ngộ về bản chất lừa đảo, độc ác và xâm lược của lãnh tụ. Những yếu tố về địa dư không quen thuộc, thiếu thực phẩm, thuốc men và xăng dầu đã khiến đoàn chiến xa Nga dài 40 dặm không thể nhúc nhích tiến vào thủ đô Kyiv cho tới nay.

Hệ lụy bất ngờ đối với Putin và những thể chế độc tài

Cuộc chiến hủy diệt tàn ác của Putin đã khiến khối NATO, EU và thế giới nói chung phải đoàn kết chặt chẽ để chống lại, vì đã thấy rõ:

1/ Sự đe dọa của chế độ độc tài Nga nói riêng, và các chế độ độc tài nói chung.

2/ Thấy được giá trị của nền dân chủ sau một thời gian thế giới tự do, đặc biệt là Mỹ, bị độc tài Nga và Trung Cộng dùng tin tặc, tin giả làm chao đảo, lung lạc niềm tin vào những giá trị tốt đẹp (dù chưa hoàn hảo) của đất nước, tạo sự nghi kỵ và chia rẽ trầm trọng trong xã hội, cùng sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít, mị dân, độc tài, cực hữu, cực đoan da trắng, bạo động, kỳ thị chủng tộc, v.v.

3/ Thấy rõ sự tàn bạo của chiến tranh, nhất là trong bối cảnh ngày hôm nay với vũ khí tối tân và nguyên tử. Những hệ lụy của chiến tranh và độc tài, ngoài chết chóc, hủy diệt, còn tạo ra thảm nạn nhân đạo với hàng triệu người tị nạn và đói nghèo lây lan trong bối cảnh của toàn cầu hóa.

Từ đó, hệ lụy khôn lường đối với Putin là cuộc chiến Ukraine sẽ khởi đầu cho sự chấm dứt quyền lực của một kẻ điên cuồng tham vọng.

Đây cũng là bài học cho Tập Cận Bình nếu muốn thôn tính Đài Loan và bành trướng đế chế trong vùng Biển Đông, Á Châu, và những phần đất khác.

Bài học cho các chế độ độc tài khác, kể cả Cộng sản Việt Nam, chính là:

a. Sức mạnh độc tài sẽ tàn lụi trước chính nghĩa của tự do. Thiện sẽ thắng ác và tình thương sẽ chiến thắng hận thù. Chiến tranh xâm lược không bao giờ là giải pháp và được thế giới văn minh chấp nhận.

b. Lãnh đạo không phục vụ người dân và quyền lợi của dân tộc chắc chắn sẽ bị đào thải. Những kẻ làm tay sai phục vụ ngoại bang không có chỗ đứng trong dòng lịch sử của dân tộc.

c. Muốn bảo vệ đất nước phải đứng cùng dân, phải phục vụ bằng sự chính trực, bằng cái tâm trong sáng, thiện lương, lòng can đảm và đức hy sinh.

6/3/2022

TS Trần Diệu Chân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.