2000 người dân biểu tình yêu cầu “Formosa cút khỏi Việt Nam”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(24.07.2016) – Khoảng 200 xe máy với hơn 500 người đã tham gia cuộc diễu hành trên đoạn đường hơn 10 km yêu cầu Formosa cút khỏi VN và phản đối đường lưỡi bò phi pháp của Trung Cộng vào sáng ngày 24.07.2016.

Cao điểm là lúc đoàn tuần hành từ giáo xứ Phú Yên tụ hội với khoảng 2000 giáo dân xứ Song Ngọc cũng đang biểu tình và cùng nhau dâng thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình, cách riêng các ngư dân Miền Trung.

Người biểu tình đã đồng thanh hô vang “Formosa: cút; Đường lưỡi bò: cắt” dọc trên đường cũng như khi tập hợp tại bến thuyền.

Rất nhiều khẩu hiệu bày tỏ sự bất bình về cách đảng cộng sản xử lý thảm họa môi trường do Formosa gây nên khiến đời sống người dân điêu đứng.

Nhà cầm quyền chọn Formosa hay Việt Nam?

Khoảng 6 giờ sáng cuộc biểu tình lớn đã xuất phát từ nhà thờ giáo xứ Phú Yên ở xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An sang tới tận giáo họ Văn Thai thuộc giáo xứ Song Ngọc trên địa bàn xã Quỳnh Ngọc, cũng trong huyện Quỳnh Lưu.

Cha Antôn Đặng Hữu Nam cùng cầu nguyện với cộng đoàn trước khi biểu tình và là người đi sau trong đoàn xe tuần hành.

Cha Antôn chia sẻ mục đích chuyến biểu tình này với mọi người: “Là người Ki tô hữu chúng ta phải liên đới với anh chị em mình. Cộng đoàn ta có bổn phận qua thăm và đồng hành với những người bị thiệt hại do thảm họa môi trường Formosa ở xứ Song Ngọc, cũng là anh chị em chúng ta. Đồng thời là để cầu nguyện cho mình vì xứ Phú Yên cũng là nạn nhân của Formosa. Giải pháp để trấn an lòng dân của cộng sản bây giờ từ bỏ formosa, đuổi chúng về nước và quay về với dân tộc Việt Nam.”

Đoàn người biểu tình cầm nhiều bảng hiệu như: “Formosa: công cụ bá quyền”, “Formosa là thảm họa của dân Việt”…

Trước ngày biểu tình công an xã, huyện và cả tỉnh đã đến để “khuyên” cha Anton Đặng Hữu Nam đừng tổ chức biểu tình. Hôm nay nhiều công an chìm nổi đã theo dõi sát cuộc tuần hành nhưng không ra tay phá phách.

Đoàn người biểu tình đi trong trật tự và ôn hòa. Người dân hai bên đường đã ra để xem cảnh tượng này và bày tỏ lòng mến phục.

Đoàn tuần hành đã hội ngộ với hơn 2000 giáo dân xứ Song Ngọc đang chờ đợi.

Cầu nguyện cho nhà chức trách tôn trọng quyền con người

Khoảng 7 giờ thánh lễ cầu nguyện cho công lý, hoà bình, Cầu nguyện cho quê hương đất nước, cho môi trường biển Miền Trung, và các nhà lãnh đạo Việt Nam khôn ngoan sáng suốt dẫn đưa đất nước phát triển, đem hoà bình-công lý, đem nhân quyền, nhân phẩm đến cho người dân.

Trong bài Tin mừng theo Thánh Luca (Lc: 11, 1-13), cha Antôn Đặng Hữu Nam chia sẻ: “Ngài chỉ cho mọi người bí quyết để đất nước thay đổi là kiên trì và kiên nhẫn xin – tìm – gõ tức hành động cho lý tưởng của mình và vì công ích chung.”

Sau thánh lễ là giờ chầu và hát vang kinh hòa bình.

Đặc biệt mọi người đi ra khu vực bến thuyền và tập trung phản đối formosa. Cha Đặng Hữu Nam và cha Trần Đình Tề cùng với giáo dân hai giáo xứ đã hô to: Formosa cút, formosa cút, cút…

Người dân tỏ bày quan điểm ôn hoà bằng các biểu ngữ: “500 triệu đô không đủ mua quan tài cho dân việt”, “Formosa cút”, “VTV vua tin vịt”, “Fomosa nhận lỗi, đảng nhận tiền, nhân dân nhận thảm hoạ”, “Dân tộc hay Formosa”, “Formosa sản phẩm độc hại”, “Formosa thảm hoạ dân việt”, … ủng hộ phán quyết của tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hague, ngày 12/7/2016. Bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông đối với Philippines.

Bạn Quân, một trong những giáo dân chia sẻ cảm xúc khi tham gia cuộc biểu tình: “Biển Miền Trung bị ô nhiễm, ngư trường cũng bị Trung Cộng thâu tóm, người dân đi biển thì bị tàu kiểm ngư của Trung Cộng rượt đuổi. Là một người trẻ mình sẽ làm hết sức mình có thể để bảo vệ môi trường và cầu nguyện cho quê hương đất nước mau chóng thoát khỏi ách Trung Cộng.”

Cha Trần Đình Tề đã bày tỏ sự vui mừng khi giáo dân xứ Phú Yên đến đồng hành và chia sẻ với xứ Song Ngọc. Cha Tề tán đồng việc mọi người hô lên tiếng kêu của những người thấp cố bẻ miệng và đòi minh bạch trong điều hành chính phủ cũng như trừng trị những kẻ đã gây thiệt hại cho đất nước.

Pv.GNsP

Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.

Các nhà hoạt động môi trường bị bắt khi đang cố gắng bảo vệ chuyên ngành của mình (Trong số đó, có người đã ra tù). Ảnh: Dự án 88

Khi chủ tịch nước Việt Nam thăm Liên Hiệp Quốc, việc “cân bằng lượng khí thải carbon” biến mất ở nhà

Dù cuộc gặp giữa Biden và (Tô) Lâm có thuận lợi đến đâu theo quan điểm của công chúng Việt Nam, Lâm nhiều nhất cũng chỉ giành được một cái bắt tay với Biden khi cả hai đều ở New York để tham dự “Hội nghị Thượng đỉnh về Tương lai” (Summit of the Future) của Liên Hiệp Quốc trong tuần này.