Chân Trời Mới Phỏng Vấn Ông Đỗ Hoàng Điềm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chân Trời Mới phỏng vấn ông Đỗ Hoàng Điềm
về chuyến vận động nhân quyền cho Việt Nam
tại Na Uy của Đảng Việt Tân

CTM : Sau đây xin mời quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch đảng Việt Tân, do Tâm Giao thực hiện về chuyến công tác vận động chính phủ Na Uy cho nhân quyền tại VN.

Tâm Giao: Thưa ông, vừa qua ông đã cùng với một phái đoàn Việt Tân có một chuyến đi để gặp chính giới Na Uy cho vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Vậy xin ông cho quý thính giả của đài Chân Trời Mới biết thêm về chuyến đi này không ạ.

ĐHĐ: Dạ thưa vâng. Dạ thưa quý thính giả, trong chuyến đi này, mục đích chính mà chúng tôi thực hiện công tác này có 2 lý do. Lý do thứ nhất là bởi vì cách đây vài tuần chính phủ Na Uy đã có một cuộc đàm phán về nhân quyến với chính quyền CSVN và được biết là phái đoàn của chính phủ Na Uy vừa mới quay trở về, thành ra chúng tôi nghĩ rằng đây là dịp rất tốt để chúng tôi có cơ hội tiếp xúc với Bộ Ngoại Giao để tìm hiểu thêm về cuộc đàm phán này, cũng như để trao đổi với họ về quan điểm của chúng ta đối với vấn đề tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi được biết là vào tháng 6 sắp tới đây, chủ tịch nhà nước CSVN là Nguyễn Minh Triết sẽ qua công du tại Nauy, và chúng tôi nghĩ rằng đây cũng là dịp tốt để trước khi có chuyến gặp gỡ đó của ông Nguyễn Minh Triết với bên chính phủ Na Uy. Đây cũng là dịp để chúng tôi trình bày một số những nhu cầu, những vấn đề mà chúng tôi thiết nghĩ cần phải được nêu lên, cần phải được đặt ra khi mà chính phủ 2 bên gặp nhau. Thì đấy là bối cảnh để chúng tôi có chuyến công tác này. Và đương nhiên từ 2 cái nhu cầu đó và qua sự trao đổi sắp xếp, chúng tôi đã có một chuyến đi được gặp gỡ khá nhiều những viên chức của chính phủ Na Uy cũng như một số những tổ chức khác để làm sao chúng ta có thể trao đổi về vấn đề nhân quyền tại VN.

Tâm Giao: Xin ông có thể cho biết phái đoàn của Việt Tân đã gặp những ai không, thưa ông?

ĐHĐ: Dạ thưa vâng, trong mấy ngày qua thì tình hình làm việc của chúng tôi cũng khá là bận rộn. Tựu chung thì chúng tôi có gặp tổng cộng 3 thành phần khác nhau. Thành phần thứ nhất là bên Quốc Hội của Na Uy. Trong thành phần này chúng tôi đã gặp, trước hết là Ủy Ban Ngoại Giao của Quốc Hội Na Uy. Trong cuộc gặp gỡ này chúng tôi đã gặp hầu hết những vị lẫn nhiều thành viên của Ủy ban, của nhiều đảng, từ đảng Lao Động cho đến đảng Trung và đảng Cấp Tiến cũng như đảng Hữu Khuynh. Đây là buổi gặp gỡ mà chúng tôi đánh giá rất quan trọng bởi vì đây là những người cũng có tiếng nói rất nhiều ảnh hưởng lên chính giới ngoại giao của Na Uy. Đặc biệt chúng tôi đã trao đổi rất nhiều về tình trạng của phong trào dân chủ VN cũng như tình trạng nhân quyền ở VN đối với những vị dân biểu này. Ngoài những người trong ủy ban ngoại giao, chúng tôi cũng có cơ hội gặp gỡ trao đổi trực tiếp thêm với rất nhiều dân biểu khác. Và đấy là thành phần thứ nhất.

Thành phần thứ 2 chúng tôi cũng gặp gỡ và trao đổi là những người bên bộ phận hành pháp, cụ thể là các viên chức của Bộ Ngoại Giao Na Uy. Trong số những người ngoại giao Na Uy Trung Ương tiếp xúc thì đặc biệt chúng tôi đã gặp 2 người đã tham dự trong cuộc đàm phán về vấn đề nhân quyền giữa VN và Na Uy và 2 người này cũng mới từ Việt Nam trở về Na Uy cách đây mới có vài ngày. Chúng tôi cũng đã tìm hiểu trao đổi với họ về cuộc đàm phán đó, cũng như đề nghị thêm một số những điểm khác, những vấn đề khác mà họ cần quan tâm hơn trong tương lai. Cuộc trao đổi đó cũng đem đến một số những thành quả, một số những sự thông hiểu mà chúng tôi nghĩ là rất quan trọng giữa chúng tôi và những viên chức đó. Thì đấy là thành phần thứ 2.

Thành phần thứ 3 chúng tôi đã gặp gỡ và tiếp xúc là một số những tổ chức phi chính phủ mà chúng ta vẫn hay gọi tắt là những tố chức NGO; đây là những tổ chức chú trọng về vấn đề nhân quyền cũng như là vấn đề xây dựng một nền dân chủ vững chắc ở VN. Chúng tôi đã gặp gỡ cả thể là 3 tổ chức nằm trong lãnh vực này: Rafto Foundation, tổ chức Oslo Peace Center cũng như tổ chức Norway Democracy Center. Đây là 3 tổ chức chúng tôi vừa nói có những ảnh hưởng rất lớn cũng như những cộng tác hỗ trợ cho những lãnh vực tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ tại VN.

Và thành phần thứ tư chúng tôi đã tiếp xúc, và chúng tôi cũng có cơ hội trao đổi giữa quan hệ đảng với đảng và những đảng phái khác của Na Uy và đặc biệt là đảng lớn là đảng Lao Động, thì chúng tôi cũng đã có những cuộc tiếp xúc với những viên chức tại trụ sở của đảng Lao Động của họ tại thủ đô Oslo. Và chúng tôi cũng có gặp gỡ tiếp xúc với báo chí truyền thông của Na Uy và trả lời phỏng vấn của họ. Một cách tổng quát, đấy là những thành phần mà chúng tôi đã tiếp xúc, trao đổi gặp gỡ trong những ngày qua.

Tâm Giao: Dạ vâng, vậy theo ông thì trong chuyến đi vận động này có những điểm đặc biệt nào không, thưa ông?

ĐHĐ: Tôi nghĩ rằng, có lẽ điểm đặc biệt nhất là trong chuyến đi này, chúng tôi đã có cơ hội đổi rất là cặn kẽ và đi vào chi tiết khá sâu về tình trạng hiện nay của phong trào dân chủ tại VN. Chúng tôi đã trình bày với tất cả những người chúng tôi gặp là thật sự tình hình VN đã có những biến chuyển to lớn trong 2 năm gần đây. Đặc biệt là trên 2 bình diện xã hội và chính trị. Về mặt chính trị, chúng tôi đã trình bày với họ là hiện nay đảng CSVN đang mất dần cái ngôi vị độc tôn trong cái sinh hoạt chính trị tại VN. Một cách thực tế không thể nào chối cãi được là hiện nay đã có một số những đảng phái không cộng sản, một số những đảng phái đang tranh đấu cho dân chủ đang xuất hiện công khai thách thức, lái sự cầm quyền độc tài quyền của đảng CSVN. Đây là một tình trạng chưa hề có trong lịch sử hơn 50 năm cầm quyền của đảng CSVN. Và cái tình trạng thứ 2 là với sự tham nhũng lũng đoạn với sự bất công xã hội trầm trọng Việt Nam, đã đưa đến những sự bùng nổ của những cuộc đấu tranh của nhân dân VN và đặc biệt là những cuộc biểu tình của những người nông dân VN, những người dân oan khiếu kiện cũng như là những cuộc đình công của những người công nhân VN. Và đây cũng là một hiện tượng cũng chưa hề bao giờ có trong lịch sử 50 năm cầm quyền của CSVN. Tất cả những điều này cho thấy là CSVN đang ở trong tình trạng phải nói là gặp rất nhiều khó khăn, và đây là cái cơ hội quan trọng cần phải nắm bắt để làm sao thúc đẩy để tình trạng dân chủ VN đi xa hơn. Khi chúng tôi trình bày và phân tích như vậy với những viên chức, những người trách nhiệm chương trình Na Uy thì họ đều chia sẻ cái nhìn với chúng tôi và họ đều có cảm nhận rằng là hơn bao giờ hết, đây là lúc phải có những nỗ lực cụ thể hơn nữa, áp lực cụ thể và mạnh mẽ hơn nữa trên lãnh vực dân chủ hoá VN như nhân quyền cho VN. Chúng tôi cũng nghĩ rằng đây là cái điểm quan trọng mà chúng tôi đã đạt được trong chuyến đi này và hy vọng từ đấy nó sẽ là nền tảng đưa đến những cộng tác cụ thể hơn nữa với chúng tôi với những người chúng tôi đã gặp trong tương lai.

Tâm Giao: Vậy xin ông có thể cho biết kết quả của chuyến đi này như thế nào không, thưa ông?

ĐHĐ: Tóm gọn lại, một cách tổng quát thì tôi nghĩ rằng kết quả lớn nhất trong chuyến đi này là chúng tôi đã có cái cơ hội để mà trình bày và phân tích cặn kẽ với một số những viên chức của chính phủ Na Uy cũng như những tổ chức tại Na Uy mà đang có những sinh hoạt, hoạt động trong tinh thần xây dựng dân chủ và nhân quyền. Chúng tôi đã có cơ hội để phân tích sự việc tình hình VN và trình bày làm sao cho họ thấy những nhu cầu cần phải làm sao gia tăng áp lực chính quyền lên chế độ CSVN cũng như đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động hỗ trợ cho phong trào dân chủ cho VN. Chúng tôi nghĩ ràng cái nhu cầu đó chúng ta đã truyền đạt được đến với họ và đã được sự đón nhận rất là tích cực từ phía họ. Chúng tôi nghĩ rằng là sau chuyến đi này, chúng tôi sẽ có điều kiện và từng bước có thêm những sự cộng tác cụ thể hơn nữa giữa chính phủ Na Uy, giữa một số những tổ chức của Na Uy và chúng tôi phải làm sao chúng ta có được một số những hoạt động cụ thể hỗ trợ cho tiến trình dân chủ hóa VN cũng như đấu tranh nhân quyền cho VN.

Tóm gọn lại thì chúng tôi nghĩ rằng đây là kết quả tốt đẹp nhất mà chúng tôi mong đợi và đã đạt được trong chuyến đi này.

Tâm Giao: Xin thành thật cám ơn ông đã cho đài CTM cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

ĐHĐ: Xin cám ơn chị Tâm Giao và kính chào quý vị.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?