Ký kết gia nhập TPP rồi sao nữa?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau 5 năm với nhiều vòng đàm phán gay go, cuối cùng Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), đã được 12 quốc gia ký kết ngày 4 Tháng 2 Năm 2016 tại New Zealand (Tân Tây Lan), trong đó có Việt Nam.

Sự kiện kinh tế thế giới này kết hợp 12 quốc gia đứng đầu là Hoa Kỳ thành một vành đai kinh tế qui mô mà khi bước vào hiệu lực, có thể mang lại lợi nhuận thương mại nhiều tỷ đô-la cho các nước thành viên. Ngoài ra, ý nghĩa chính trị của Hiệp Định còn là một mắt xích hỗ trợ thiết yếu cho chiến lược trở lại Á Châu của Hoa Kỳ trong tình hình Trung Cộng ngày càng tỏ ra nhiều tham vọng bành trướng trên Biển Đông.

JPEG - 74.8 kb
Thủ Tướng New Zealand John Key (giữa) cùng đại diện của 12 thành viên ký kết Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hôm 4 Tháng Hai, 2016.

Nhưng Việt Nam ký kết gia nhập rồi sao nữa?

Thứ nhất, Việt Nam có một thời hạn 2 năm chuẩn bị các điều kiện thích hợp trước khi thông qua hiệp định để chính thức bước vào một sân chơi kinh tế thế giới. Dĩ nhiên đây chính là dịp Việt Nam chứng tỏ nỗ lực của mình tiếp theo sau những lời hứa hẹn cải cách tốt đẹp để được gia nhập.

“Cá chép hóa rồng” là ước mơ của hầu hết các nhà kinh tế Việt Nam, nhưng làm gì để cá chép hóa rồng mới là điều đáng nói. Sau 8 năm gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), Việt Nam bộc lộ nhiều điểm yếu trên đường hội nhập, do nhà nước giữ chặt độc quyền kinh tế, hệ quả của sự đổi mới nửa vời từ nền kinh tế tập trung trong tay nhà nước sang nền kinh tế thị trường. Liệu lần này Việt Nam có vượt qua được con đường TPP được mô tả là một văn kiện mậu dịch chặt chẽ hơn hết, không chỉ ràng buộc về kinh tế mà còn nhiều mặt khác liên quan tới nhân quyền.

Tự do ngôn luận hay tự do thông tin và minh bạch là nền tảng cho mọi giao thương quốc tế. Đây là chuyện Việt Nam phải làm để kiện toàn bộ máy vận hành song song cùng các quốc gia thành viên. Thiếu tự do thông tin và không minh bạch, Việt Nam không khác một ốc đảo kinh tế sinh tồn bằng sự che giấu, tự vỗ tay khen lẫn nhau.

Nhưng ngay trong năm 2015, bộ mặt nhân quyền của Việt Nam vẫn bị quốc tế đánh giá là tồi tệ. Bộ Thông Tin và Truyền Thông mà người chủ của nó là Ban Tuyên Giáo Trung Ương vẫn nắm chặt báo chí trong tay và liên tục bóp nghẹt những tiếng nói không được đảng ưa thích.

JPEG - 39.6 kb
Ông Nguyễn Bắc Son tại Hội thảo quốc gia “90 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam – Truyền thống, bản lĩnh và trách nhiệm” vào Tháng 6, 2016.

Dù đã có Luật Báo Chí từ năm 1990 nhưng sau 15 năm thi hành, tình trạng không có gì thay đổi. Dự án Luật Báo Chí trong năm 2015 vẫn rào đón chặt chẽ quyền tự do thông tin và không đề cập đến báo chí tư nhân. Vì như lời khẳng định của Bộ Trưởng Nguyễn Bắc Son “báo chí của chúng ta là báo chí cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng, quản lý của nhà nước.” Luật Báo Chí cũng chỉ là công cụ giúp nhà nước thống trị tư tưởng toàn dân, giữ vững chuyên chính vô sản.

Cho đến nay, theo tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), có ít nhất 15 bloggers và nhà báo tự do còn bị cầm tù.

Bên cạnh đó, mới đây Dự Luật biểu tình cũng bị chính phủ yêu cầu quốc hội trì hoãn với nhiều lý do từ Bộ Công An đưa ra. Do chưa có luật biểu tình, đa số những cuộc biểu tình “tự phát” đều bị nhà cầm quyền tìm cách đàn áp.

Điều có thể khó khăn nhất cho Việt Nam là nhanh chóng cải tổ rất nhiều luật lệ mà lâu nay trở thành vật cản cho sự phát triển. TPP không chỉ là tự do mậu dịch hay phá dỡ hàng rào thuế quan, mà gắn liền với tình trạng nhân quyền của mỗi nước. TPP cũng không chỉ bước vào để hưởng lợi, làm giàu mà phải nghiêm chỉnh thi hành những cam kết trước đó.

JPEG - 45 kb
Công nhân tại hãng sản xuất giày da Pou Yuen ở khu công nghiệp quận Bình Tân, Sài Gòn đình công phản đối luật bảo hiểm mới hồi Tháng 3, 2015.

Ngoài Luật Báo Chí, sự thiếu sót về quyền lập hội, tự do công đoàn đến nay vẫn bị bỏ qua trên thực tế. Một trong những điều kiện tiên quyết để được gia nhập TPP là định chế Công đoàn độc lập. Nhưng sau ngày 4 Tháng Hai, Việt Nam vẫn im lặng và ngang nhiên cho côn đồ đánh đập những nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi công nhân như Đỗ Thị Minh Hạnh, Trương Minh Đức.

Nền kinh tế thị trường Việt Nam có được từ sau những năm 1980 vốn được chỉ đạo bởi hướng đi vô định của kinh tế xã hội chủ nghĩa, kèm theo một thể chế độc quyền chính trị. Nó không cho phép một ai thoát khỏi vòng kim cô của đảng trị, do đó yếu kém trong cách điều hành kinh tế ngày càng bộc lộ.

Ông Nguyễn Đình Lương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ nói về TPP trong một cuộc phỏng vấn của báo chí đã thừa nhận, trong tương lai doanh nhân và chính phủ Việt Nam có thể đối mặt với nhiều khó khăn chưa hề có. Chẳng hạn quy định cho phép nhà đầu tư đưa Nhà nước ra tòa trong trường hợp Nhà nước có các quyết định gây hại, trái với các điều khoản của TPP.

Trong khi đa số doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo lề lối nửa bao cấp nửa kinh tế thị thường thì doanh nghiệp tư nhân èo uột không thể đóng vai trò lớn hơn. Dù vậy doanh nghiệp tư nhân bao giờ cũng là thành phần kinh tế phát triển nhanh nhất, hiệu quả nhất nếu nhà nước sớm có những thay đổi căn bản về quyền sở hữu đất đai, sở hữu trí tuệ, quyền công dân. Bình đẳng trong kinh doanh thúc đẩy khu vực nhà nước sớm rời bỏ vai trò chủ đạo để cạnh tranh trong một sân chơi mới.

PNG - 141 kb

TPP là một hình thức kinh tế thị trường đúng nghĩa và thực sự cho mọi quốc gia. Do vậy, Việt Nam không thể thiết lập hay điều hành chính sách kinh tế bằng nghị quyết của đảng cầm quyền. Việt Nam cần phải theo đúng cam kết và luật lệ đã thỏa thuận giữa 12 nước thành viên của TPP mà Hoa Kỳ là quốc gia khởi xướng.

Ông Nguyễn Đình Lương đưa ra nhiều điểm khó khăn Việt Nam cần vượt qua để “hóa rồng” và kêu gọi “đổi mới hơn nữa”. Lãnh đạo đảng cũng liên tục hô hào “tiếp tục đổi mới” từ nhiều năm qua, nhưng tất cả đều cố tình quên vấn đề nhân quyền, mà bao trùm trên hết là đổi mới hệ thống chính trị.

Điểm rất quan trọng này đã được Bộ Trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư Bùi Quang Vinh nói lên trước diễn đàn Đại Hội 12 vừa qua “Thực tế năm năm qua, chúng ta đã tích cực đổi mới về thể chế kinh tế, đạt kết quả nhất định. Nhưng đổi mới hệ thống chính trị thì hầu như chưa làm. Chính vì vậy, công cuộc đổi mới năm năm qua chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.”

Việt Nam còn thời gian 2 năm nữa để TPP có hiệu lực thi hành sau khi được thông qua. Nếu không thực tâm vì quyền lợi dân tộc, nếu cứ lấp liếm các điều kiện đã cam kết thay đổi thì chuyện vào TPP chỉ là chuyện “đánh trống bỏ dùi”.

Chừng ấy thay vì hóa rồng, thì đất nước vẫn chỉ là con cá nằm phơi bụng trên vũng cạn.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.