Phim Lý Công Uẩn để Hán hóa cả cha ông?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ban biên tập web Việt Tân: Tiết mục “Làng Dân Báo” sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và “ngoài luồng” của quần chúng Việt Nam.

Xin giới thiệu đến bạn đọc bài cảm nghĩ của GS Nguyễn Đăng Hưng về cuốn phim “Lý Công Uẩn – Đường tới Thành Thăng Long”, cùng với ý kiến của thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. (Nguồn: http://nguyenxuandien.blogspot.com/…).

— –

Cảm nghĩ sau khi xem đoạn quảng cáo phim

“LÝ CÔNG UẨN – ĐƯỜNG TỚI THÀNH THĂNG LONG”

JPEG - 70.4 kb

Mới xem qua thôi mà tôi đã thấy hãi, nếu không nói kinh hoàng!

Từ trang phục cho đến cảnh quan, từ áo mão cho đến búi tóc, hình ảnh toát ra cho ta thấy: Đây là một phim Trung Quốc; chẳng khác gì những phim lịch sử Trung Quốc khác mà đông đảo người Việt Nam quen xem.

Lời bình nhắc nhở diễn viên là người Việt Nam, nhưng bất cứ ai chưa thấy họ trên phim Việt Nam, đều nghĩ ngay họ là người Tàu, chỉ trừ cô gái và chiếc áo tứ thân.

Chi tiết nhỏ này không thể cứu vãn được tính bao trùm của bản sắc Trung Quốc!

Trời! Ai có thể ngờ Việt Nam ngày nay có thể như vậy!

Đậm đà bản sắc dân tộc mà như thế ư?

Vì thiếu kỹ thuật, thiếu điều kiện, thiếu tài năng (hay không muốn người thật tài thực hiện!), ai đó đã chọn giải pháp dễ dãi nhờ đến “Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành”, một cái tên gợi ý rất rõ: đây là sản phẩm của Trung Quốc! Than ôi, người ta vô tình (hay cố ý ai biết!), đang dẫn dắt dân Việt chúng ta tiến nhanh tiến mạnh đến bóng đêm của ngàn năm lệ thuộc!

Chúng ta đang thấy nhan nhản ngày nay văn hóa Thăng Long cổ kính, trong sáng, thanh lịch ngày càng phai nhạt…

Chúng ta than trách tại sao người lo bảo tồn văn hóa không thể hiện nét văn hóa cần thiết. Sơn phết màu mè, pha trộn, giả cổ là phổ biến…

Chỉ có mấy phút hình ảnh thôi mà những điều nhiều các nhà văn hóa đích thực thường trăn trở, lo âu bấy lâu nay, như được mở toang ra, một sự kiện có sức tố cáo đanh thép trước công luận: Từ chỗ vô văn hóa đến chỗ văn hóa nô dịch chỉ là khoản cách những bước đi nhỏ… Phim nhắc đến trên đây là một trong những bước đi ấy.

Vô văn hóa mà làm văn hóa thì chỉ là người đào mồ chôn văn hóa đích thực!

Mà mất văn hóa là mất hết, than ôi!

Một nghìn năm Thăng Long, một nghìn năm văn hóa dân tộc, ai sẽ chịu trách nhiệm cho những tổn thương này?

Tp HCM, 18h45 ngày 10 tháng 9 năm 2010.

— –

Ý KIẾN CỦA THIẾU TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH

“Thật không thể được! Nếu tôi là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, tôi sẽ cấm chiếu bộ phim này trên toàn cõi Việt Nam, bất kể trên truyền hình hay rạp”.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?