Sydney: Hội luận với TS Trần Diệu Chân: “Công cuộc đấu tranh của người Việt – Thử thách và cơ hội”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 22/10/2017, cơ sở Việt Tân Sydney đã tổ chức buổi hội luận với tiến sĩ Trần Diệu Chân, diễn giả đến từ Hoa Kỳ, để chia sẻ và tâm tình qua chủ đề: CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NGƯỜI VIỆT- THỬ THÁCH VÀ CƠ HỘI.

Chương trình được chính thức bắt đầu lúc 14 giờ. Sau phần lễ chào quốc kỳ và phút mặc niệm, ông Châu Văn Khảm, đại diện cơ sở Việt Tân Sydney đã mở đầu chương trình với phần giới thiệu, ghi nhận sự hiện diện của các Hội đoàn, đoàn thể như ông Hà Cao Thắng chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW; cựu nghị viên Trần Nhân; ông Paul Huy chủ tịch Hội đồng giám sát nhiệm kỳ 2015-2017; cùng đại diện nhiều hội đoàn khác trong cộng đồng. Buổi sinh hoạt cũng có sự tham dự của các thân hữu Việt Tân tại Sydney và nhiều thân hữu đến từ Canberra.

Trong phần thuyết trình, Ts. Trần Diệu Chân nhìn nhận, công cuộc đấu tranh của người Việt đang đứng trước 4 thách thức lớn, cụ thể như: phong trào đang chịu sự đàn áp quá lớn của chế độ cộng sản, tương quan lực lượng của chúng ta còn yếu kém, chưa có một sự điều phối hài hòa cũng như chúng ta còn thiếu một đầu tàu, một liên minh dân tộc để tạo sự kết nối mạnh mẽ. Tuy nhiên, ngoài những thách thức lớn gây trở ngại thì đảng cộng sản Việt Nam cũng đang vấp phải những bế tắc mà theo bà đó chính là cơ hội để đưa công cuộc đấu tranh của người Việt đi đến thành công. Bà dẫn chứng những câu thơ của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, như một thông điệp chuyển tải đến tất cả những người Việt yêu nước:

JPEG - 51.3 kb
Ts Trần Diệu Chân.

“Trong bóng đêm đè nghẹt
Phục sẵn một mặt trời
Trong đau khổ không lời
Phục sẵn toàn sấm sét
Trong lũ người đói rét
Phục sẵn một đoàn quân
Khi vận nước xoay vần
Tất cả thành nguyên tử…”

Ts Diệu Chân cũng đề cập đến quyển sách mang tựa đề Death by China (Chết bởi Trung Quốc), của hai giáo sư kinh tế học Peter Navarro và Greg Autry mà bà là dịch giả chính, quyển sách đã được phát hành rộng rãi và được sự ủng hộ đông đảo của quý đồng hương, đến nay đã phát hành lên đến hàng ngàn quyển kể từ năm 2012.

Sau phần diễn thuyết của diễn giả Diệu Chân là phần tâm tình và đặt câu hỏi của quý đồng hương. Cuộc thảo luận đã diễn ra với nhiều hỏi đáp liên quan đến tình hình đất nước hiện tại và tương lai, cũng như sự quan tâm của các bạn trẻ về phương thức đấu tranh bất bạo động.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?