TPP và nhân quyền, dân chủ cho Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuối cùng thì lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ đều đã bỏ phiếu thông TPA với một phiên bản mới, không gắn với TAA để mở đường cho chính quyền Obama được quyền đàm phán nhanh về TPP. Dự luật này sẽ được Tổng thống Obama nhanh chóng phê chuẩn.

Để có thể kết thúc đàm phán TPP với Hoa Kỳ, đây là thời điểm bắt đầu để chính quyền CSVN thực thi các yêu cầu, điều kiện của Hoa Kỳ về nhân quyền, cải cách luật pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền, cho phép công nhân thành lập công đoàn độc lập,…

TPP có phải là phép màu để cải thiện triệt để tình trạng nhân quyền và thúc đầy một tiến trình dân chủ cho Việt Nam?

Theo quan điểm của tôi thì chắc chắn là không.

Sức ép về chính trị, ngoại giao, kinh tế,… từ bên ngoài không bao giờ làm thay đổi bản chất toàn trị của chế độ cộng sản. Khi gặp những khó khăn về kinh tế, tranh chấp lãnh thổ,…, chính quyền CS có thể nhượng bộ, chấp nhận một số thay đổi và cởi mở về không gian chính trị trước những áp lực từ quốc tế. Với mục đích để họ vượt qua những khó khăn đó, nhưng bản chất toàn trị thì không thay đổi.

Sự chuyển đổi một cách hòa bình từ độc tài sang dân chủ phải đến từ áp lực trong nước! Vậy TPP sẽ giúp cải thiện những gì về nhân quyền, dân chủ?

Thứ nhất, các tù nhân lương tâm sẽ lần lượt được phóng thích trước thời hạn. Các điều luật mơ hồ trong Bộ luật Hình sự như 79, 87, 88, 258,… sẽ được sửa đổi hoặc hủy bỏ. Các bộ luật liên quan đến quyền chính trị của công dân như luật biểu tình, luật về hội, luật tiếp cận thông tin,… sẽ sớm được ban hành.

Thứ hai, việc Việt Nam được vào TPP theo những điều kiện của Hoa Kỳ sẽ giúp cho không gian chính trị trong nước được mở rộng và cởi mở hơn. Các tổ chức XHDS, tổ chức chính trị, đảng phái chính trị và những người hoạt động nhân quyền độc lập sẽ an toàn hơn, có không gian mở để hoạt động.

Và đây là thời cơ cho các tổ chức XHDS, các tổ chức chính trị, đảng phái chính trị đã được thành lập trong những năm qua được củng cố và phát triển. Tức là các tổ chức XHDS, chính trị phải tranh thủ được khoảng thời gian vàng này để vận động các nguồn lực tài chính, nhân sự cho sự phát triển và mở rộng. Khi các tổ chức XHDS, chính trị trong nước đứng vững, có sức mạnh thì có thể tự mình giải quyết vấn đề nhân quyền và dân chủ của Việt Nam.

TPP cùng với không gian chính trị mở rộng do nó tạo ra cũng trao cơ hội cho các tổ chức chính trị, đảng phái chính trị mới được thành lập.

Đã tới lúc các từng lớp nhân sĩ, tri thức trẻ đã được đào tạo bản ở trong nước và nước ngoài vượt qua sự e dè, sợ hãi. Hãy cùng nhau tham gia các tổ chức, đảng phái chính trị đã có hoặc liên kết với nhau để thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị mới. Với sự tham gia chính trị của nhân sĩ, trí thức trẻ, các tổ chức, đảng chính trị mới sẽ nhanh chóng thu hút được sự tham gia và ủng hộ của các từng lớp Nhân dân, đặc biệt là các bạn trẻ. Điều này sẽ làm thay đổi nhanh chóng sự tương quan lực lượng giữa một bên là đảng CS già nua, bảo thủ, đã đánh mất niềm tin của Nhân dân và một bên là các tổ chức, đảng phái chính trị mới trẻ trung, năng động, sáng tạo. Buộc đảng CS phải tiến hành đối thoại để xây dựng một lộ trình dân chủ cho Việt Nam.

JPEG - 24.7 kb

Đấu tranh bảo vệ nhân quyền, chống lại bất công và vận động xây dựng xã hội dân chủ là quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và lương tâm của mỗi người Việt Nam. Đã đến lúc mọi người Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ, tri thức cần phải từ bỏ thái độ thờ ơ của mình đối với chính trị. Bởi có một người đã nói: “Nếu mọi người đều thờ ơ với chính trị, thì quí vị đã, đang và sẽ tiếp tục bị cai trị bởi những kẻ ngu, dốt hơn mình.”

Thực tiễn ở các quốc gia đã từng được chuyển đổi từ các chế độ độc tài, độc đảng sang dân chủ cho thấy: Nhân quyền, dân chủ không bao giờ là món quà miễn phí. Để dành được nó, biết bao thế hệ đã phải vất vả đấu tranh, chịu nhiều sự hy sinh bằng những năm tháng trong lao tù, chịu sự sách nhiễu, bách hại bằng những trận đòn, máu, thương tích đầy mình.

Sau những nỗ lực đấu tranh của biết bao nhiêu những người hoạt động nhân quyền, dân chủ trong một thập kỷ qua. Những sức ép từ cộng đồng quốc tế và nhu cầu hội nhập. Giờ đây, không gian chính trị tại Việt Nam đã được mở rộng và an toàn hơn bao giờ hết. Nếu chúng ta bỏ lỡ vận hội này, chúng ta sẽ có lỗi với chính mình, có lỗi với các thế hệ hôm nay và mai sau.

Tương lai tươi sáng của đất nước, của dân tộc nằm ở trong tay của mỗi chúng ta.

Hà nội, ngày 25 tháng 6 năm 2015

Luật sư Nguyễn Văn Đài

Nguồn: FB Nguyễn Văn Đài

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?