Thỉnh nguyện thư gởi QH Đức Quốc về những vi phạm nhân quyền tại VN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thưa quý vị,

Trong những ngày qua tôi nhận được nhiều mails tỏ ý đoàn kết và cảm ơn. Vài Bloggers Việt cũng nhắc đến bản thỉnh nguyện thư. Trước tiên tôi xin thưa cùng quý vị tôi hết sức vui mừng là chúng ta khi cùng hợp tác sẽ thực hiện được nhiều chuyện – giúp cho những nhà bất đồng chính kiến đang bị cầm tù tại Việt Nam được an toàn. Tôi thừa nhận là không đọc và hiểu được tiếng Việt, nên khi ai muốn liên lạc với tôi thì xin dùng tiếng Anh hay tiếng Đức.

Người ta hỏi tôi về động lực (viết thỉnh nguyện thư). Tôi khởi xướng thỉnh nguyện thư với tư cách cá nhân, không đại diện cho đảng phái chính trị hay các tổ chức xã hội dân sự nào. Là một người Blogger công giáo, tôi đã quan tâm đến nhiều trường hợp người Blogger công giáo Việt Nam bị đưa ra tòa. Tôi không quen cá nhân ai, nhưng tôi cảm thấy họ là “đồng nghiệp”. Tôi hy vọng họ chấp nhận lòng quý mến của tôi dành cho họ. Tôi cũng không phải là chuyên gia về Việt Nam. Tuy vậy tôi biết là còn có rất nhiều trường hợp (bắt bớ) đang diễn ra, khiến tôi thấy có nhu cầu sâu xa phải viết thỉnh nguyện thư.

Người ta hỏi tôi về sự hợp pháp của thỉnh nguyện thư. Thỉnh nguyện thư này kêu gọi Quốc Hội nên có hành động trong khuôn khổ luật pháp nước Đức, trao quyền hành cho chính phủ Đức, đặc biệt Bộ Ngoại Giao Đức can thiệp cho các nhà bất đồng chính kiến được an toàn, đòi hỏi Việt Nam tôn trọng, bảo vệ nhân quyền: đó là các quyền tự do tôn giáo, tự do tư tưởng và tự do báo chí.

Người ta hỏi tôi có thể làm gì thêm được không. Có hai cách ký cùng một bản thỉnh nguyện, một ở chỗ này và một ở chỗ kia (xin coi chú thích phía dưới). Bạn có thể ký ở cả hai nơi. Nhưng cuối cùng một chữ ký không được đếm là hai.

Không có một con số nhất định nào mà dựa theo đó bản thỉnh nguyện được chấp thuận; chỉ tiêu của thỉnh nguyên thư là đạt được 1.000 chữ ký.

Ngoài ra số chữ ký là một hình thức bày tỏ cho chính phủ Đức thấy cần phải quan tâm xét đến bản thỉnh nguyện và như tôi biết, không bắt buộc họ phải hành động. Mặt khác, có càng nhiều chữ ký bày tỏ quan điểm, thái độ của mình thì càng tốt. Mỗi chữ ký đều có giá trị, nhất là kêu gọi được sự chú trọng của truyền thông và nhận thức của dư luận.

Có thể là giới lập pháp trong chính phủ Đức khi biết đến các trường hợp (vi phạm nhân quyền) sẽ xúc tiến bảo vệ nhân quyền trên toàn cầu chứ không chỉ riêng cho Việt Nam, dù thế họ sẽ nhận thức rõ được là nhân quyền tại Việt Nam bị vi phạm trầm trọng. Xin quý vị phổ biện rộng rãi thỉnh nguyện thư.

Cảm ơn quý vị. Chúa ban phúc lành cho quý vị.

Thân kính
Josef Bordat

Chú thích:

Chỗ này: https://www.openpetition.de/petition/online/verbesserung-der-menschenrechtssituation-in-vietnam

Chỗ kia: http://www.petitionen24.com/verbesserung_der_menschenrechtssituation_in_vietnam

* * *

 

Ladies and gentlemen,

for I received a lot of mails in the last days, expressing solidarity and gratitude, and some Vietnamese bloggers mentioned the petition, I first of all want to express my deep joyousness about the fact, that together we really can move something – for the good of the arrested dissidents in Vietnam. I have to admit, that I am not able to read and understand Vietnamese language, so if anybody wants to stay in contact, it would be necessary to use English or German for conversation.

I was asked about my motivation. I started this petition as a private person, not represanting any Political Party or NGO. As a Catholic blogger I am emotionally involved into the different cases of politically motivated trials against Catholic bloggers in Vietnam. Although I do not know anyone personally, I feel free enough to call them „collegues“. I hope they will take this as a token of my esteem. I am, by the way, not an expert on Vietnam. So, I had to learn that there are much more cases ongoing. That once more shows to me the deep need for the petition.

I was asked about the legal status of the petition. This petition calls for action within the parlamentary process of legislation in Germany in order to empower the German Government, especially the Minister for Foreign Affairs, to intervene for the good of any dissident, holding Vietnam to account for the protection of Human Rights, i. e. the freedom of religion, of opinion, and of the press.

I was asked about posibilities to act additionally. In the moment, there a two posibilities to sign the same petition, one here and one there. You may sign one of them or both. In the end the votes are not counted twice. There is no exact number to be reached in order to get the petition accepted; the goal is to reach 1000 signers.

Furthermore the number of signers does only indicate a certain need for the German Government to negotiate the petition; there is, as far as I know, no obligation to do so. On the other hand, the more signers express their attitude, the better. So: Every single vote counts to keep (first of all: to get) the topic into media and, as a result, into public awareness.

It also may be, that beside of the legislation members of German Government get to know the cases and act under their general competence to promote Human Rights in the World. That does mean, there is no need for a special mandate concerning Vietnam, but for the awareness, that in Vietnam Human Rights are harmed systematically – and that seems to be the case. So: Please spread the massage broadly!

Thank you all! God bless you!

Yours sincerely,
Josef Bordat

* * *

 

Verbesserung der Menschenrechtssituation in Vietnam

Von: Josef Bordat aus Berlin

An: Deutscher BundestagPetitionsausschuss in Deutschland

Die Bundesrepublik Deutschland möge mit allen gebotenen diplomatischen Mitteln sowohl in den bilateralen Beziehungen als auch über die Europäische Union und die Vereinten Nationen sowie ihre Unterorganisationen auf die Verbesserung der Menschenrechtssituation in der Sozialistischen Republik Vietnam einwirken.

Begründung: Im Hintergrund der Petition stehen jüngste Verurteilungen katholischer Bloggerinnen und Blogger, die zeigen, dass insbesondere die Religions-, Meinungs- und Pressefreiheit in der Sozialistischen Republik Vietnam erheblich eingeschränkt sind.

Seit Jahren kommt es in der Sozialistischen Republik Vietnam v. a. gegenüber katholischen Priestern und Laien zu staatlichen Repressionen, obgleich die Verfassung des Landes Glaubens- und Religionsfreiheit garantiert. Zugleich ist eine kritische Berichterstattung über die Politik der Regierung nur unter der Gefahr behördlicher Verfolgung möglich. Am 28. Dezember 2012 wurden nun die drei Dissidenten Nguyen Van Hai, Nguyen Tri Dung und Maria Ta Phong Tan in einem „show trial“ (AsiaNews) zu insgesamt 25 Jahren Haft verurteilt. Die Katholiken hatten in ihren Weblogs Korruptionsfälle der regierenden kommunistischen Partei bekannt gemacht. Nun stehen 14 weitere katholische Bloggerinnen und Blogger in Vietnam vor Gericht. Das Urteil gegen sie wird am 6. Januar 2013 erwartet. Ihnen droht für ihre „subversive Tätigkeit“ des Bloggens mit dem angeblichen Ziel, die „Herrschaft des Volkes zu stürzen“, im schlimmsten Fall die Todesstrafe. (Weitere Informationen: jobo72.wordpress.com/2013/01/03/vietnam-drei-katholische-blogger-in-haft/)

Die Sozialistische Republik Vietnam hat den Internationalen Pakt über bürgerliche und politische Rechte sowie den Internationalen Pakt über wirtschaftliche, soziale und kulturelle Rechte ratifiziert und ist daher an ihre Verantwortung für die Wahrung der Menschenrechte (hier: der Religions-, Meinungs- und Pressefreiheit) zu erinnern. Es ist Aufgabe der Bundesrepublik, dies verstärkt zu tun.

Dr. Josef Bordat (Berlin)

Im Namen aller Unterzeichner.

Berlin, 03.01.2013 (aktiv bis 02.07.2013)

Bitte unterschreiben Sie unter dem Link (xin mời vào link dưới đây để ký tên):

https://www.openpetition.de/petition/online/verbesserung-der-menschenrechtssituation-in-vietnam

Nguồn: https://www.openpetition.de

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.

Các nhà hoạt động môi trường bị bắt khi đang cố gắng bảo vệ chuyên ngành của mình (Trong số đó, có người đã ra tù). Ảnh: Dự án 88

Khi chủ tịch nước Việt Nam thăm Liên Hiệp Quốc, việc “cân bằng lượng khí thải carbon” biến mất ở nhà

Dù cuộc gặp giữa Biden và (Tô) Lâm có thuận lợi đến đâu theo quan điểm của công chúng Việt Nam, Lâm nhiều nhất cũng chỉ giành được một cái bắt tay với Biden khi cả hai đều ở New York để tham dự “Hội nghị Thượng đỉnh về Tương lai” (Summit of the Future) của Liên Hiệp Quốc trong tuần này.