Bác sĩ Đặng Vũ Chấn nói về cuộc phỏng vấn của ông Nguyễn Đình Thắng liên quan đến đảng Việt Tân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

VietTimes trò chuyện với Bác sĩ Đặng Vũ Chấn, Ủy viên Trung ương Đảng Việt Tân, về trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Đình Thắng liên quan đến đảng Việt Tân

VietTimes: Vào trung tuần tháng 2, 2016, Tuần báo Thương Mại Miền Đông, Virginia, phỏng vấn ông Nguyễn Đình Thắng về hai lá thư: Huỳnh Bá Hải gửi bà Dân Biểu Loretta Sanchez và Nguyễn Thanh Tú gửi Bà Libby Liu đề cập đến đảng Việt Tân.(Độc giả cũng có thể xem cuộc phỏng vấn TS NĐT tại link: (http://www.bacaytruc.com/index.php?option=com_content&view=article&id=9522) Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã liên lạc và trao đổi với Bác sĩ Đặng Vũ Chấn, hiện là Ủy viên Trung ương đảng Việt Tân về sự kiện này. Sau đây là những câu hỏi và phần trả lời của Bác sĩ Đặng Vũ Chấn.

JPEG - 24.1 kb
Bác sĩ Đặng Vũ Chấn

VietTimes: Trước hết xin cảm ơn Bác sĩ Đặng Vũ Chấn đã nhận lời trao đổi với chúng tôi. Để đi thẳng vào vấn đề, xin Bác sĩ cho biết ý kiến về hai lá thư nói trên.

BS Chấn: Trước hết tôi thông cảm tâm trạng của anh Nguyễn Thanh Tú, người mang nặng mối thù nhà vì có cha bị giết. Sau khi ký giả AC Thompson, qua 1 cuộc điều tra đầy thiên kiến và thiếu chuyên nghiệp, kết luận với anh ta Mặt Trận là thủ phạm, thì chuyện anh Tú nhất quyết đánh phá triệt hạ MT và tổ chức liên hệ tới MT là đảng VT, là điều có thể hiểu được. Và tôi không ngạc nhiên nếu anh trở thành 1 đối tượng rất tốt cho những ai vốn thù ghét VT khai thác, đốc đẩy, cố vấn cho những cách đánh VT nặng nhất, dưới lý cớ bề mặt là đi tìm công lý để bắt thủ phạm đền tội.

Anh Nguyễn Thanh Tú, vốn là người chưa từng có những sinh hoạt cộng đồng, chính trị hay viết lách, chỉ mới được biết đến sau khi được AC Thompson đưa lên phim đánh MT. Thế nhưng bức thư nói trên của anh cho thấy tác giả phải là một người nhiều kinh nghiệm lăn lóc trong các sinh hoạt chính trường và thông hiểu cách vận hành của các định chế Hoa Kỳ. Ngay sau đó là cuộc phỏng vấn TS Nguyễn Đình Thắng, qua đó ông Thắng khai triển rõ hơn nữa những điều trong thư anh Tú, khiến tôi thấy có một sự liền lạc, xuyên suốt, tung hứng nhịp nhàng với nhau.

Cùng lúc thư của ông Huỳnh Bá Hải cũng xuất hiện, tấn công VT và được ông Thắng khai thác tận tình trong cuộc phỏng vấn nói trên. Ông Hải là người đã từng được ông Thắng giúp đỡ rất nhiều theo chính ông Thắng cho biết.

Nếu như thư của Nguyễn Thanh Tú gửi bà Libby Liu nhắm vào quan hệ của VT với truyền thông gốc Mỹ, thì thư của Huỳnh Bá Hải gửi bà Loretta Sanchez nhắm vào quan hệ của VT với dân cử Hoa Kỳ.

Cho nên tôi không khỏi cảm thấy đây là một kế hoạch nhằm cản phá VT về hai mặt quan hệ này, vốn cũng là hai lãnh vực mà ông Thắng bỏ nhiều thì giờ đầu tư hoạt động trong nhiều năm qua.

VietTimes: Ông Nguyễn Đình Thắng đã cho rằng sự quan hệ giữa RFA với đảng Viêt Tân là vi phạm luật, có hành vi lũng đoạn các định chế chính quyền. Ông nghĩ sao về sự cáo buộc này?

BS Chấn: Có lẽ phải cám ơn ông Thắng đã đánh giá khả năng của VT quá cao! Nếu mà VT mạnh như cộng đồng Do Thái ở Mỹ, để có thể ảnh hưởng lên các định chế chính quyền thì cuộc đấu tranh cho dân chủ nhân quyền của chúng ta đỡ vất vả biết mấy!

Cả ông Thắng và tôi đều không phải là luật sư hay quan tòa, trọng tài để có thể phán quyết có sự vi phạm luật hay không. Ở đây tôi chỉ xin trình bày theo tính hợp lý thông thường người Mỹ gọi là common sense, cũng như những sự việc thường thấy tại Hoa Kỳ.

Việc quan hệ giữa một cơ quan chính phủ và tổ chức tư nhân hay xã hội rất thường tình ở Mỹ, khi mà sự quan hệ đó thuận chiều với chủ trương đường lối của cơ quan chính phủ. Ví dụ các hội y tế, hay nhà thương tư nhân thường hay có những buổi hội thảo chung với các cơ quan y tế nhà nước, hay mời những diễn giả đại diện cho các cơ quan y tế công đến nói chuyện trong các buổi sinh hoạt do mình tổ chức trong mục tiêu phục vụ cho vấn đề sức khoẻ y tế và ngành nghề chuyên môn.

Những sinh hoạt chung đó công khai và thường được thu lại để phổ biến đến các giới y tế ở khắp nơi, có khi trực tuyến trên mạng. Không thấy ai tỵ nạnh tại sao cơ quan y tế công đó lại làm việc chung với hội y tế này hay nhà thương tư nọ, như thế là tăng uy tín của các thành phần tư nhân này sao v.v…

Quan hệ giữa RFA và VT cũng như vậy thôi. Các buổi hội thảo hay sinh hoạt có người của RFA và VT cùng tham gia, hoặc do VT tổ chức, đều phù hợp với chủ tương của RFA là giúp lan toả tự do thông tin tại VN, như việc tiếp xúc, đào tạo những hạt nhân làm truyền thông theo tiêu chuẩn quốc tế, và chính những hạt nhân này có thể là tiềm năng phục vụ cho RFA sau này không chừng. Và chắc chắn VT không phải là đối tác duy nhất làm việc chung với RFA trong mục tiêu cổ võ cho tự do ngôn luận và truyền thông này.

VietTimes: Nhưng người ta cũng vẫn có thể phản biện rằng cái khác đặc biệt ở đây là VT không phải là tổ chức tư nhân bình thường, mà là tổ chức có liên can đến các tội phạm khủng bố?

BS Chấn: Theo tôi thì đây chính là một lập luận sai lầm. VT không hề là một tổ chức dính tới tội phạm khủng bố, mà VT bị vu cáo là tổ chức khủng bố. Trong xã hội văn minh, mọi người đều vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội. Trong khi đó, VC và những người đánh phá, cáo buộc VT lại không thể đưa ra chứng cớ nào thuyết phục.

FBI bỏ ra 15 năm trời để điều tra xem MT có khủng bố giết ký giả không, cũng không tìm thấy một bằng chứng khả dĩ nào đủ để đưa MT ra toà luận tội. Phim Terror in Little Saigon thì chỉ là bình mới rượu cũ tuyên truyền nói xấu MT. Ngay cả ông Michael Getler, Giám Sát Viên độc lập của PBS sau khi xem phim Terror in Little Saigon đã lên tiếng rằng “Cả phóng sự này lẫn FBI đều không có bằng chứng gì về Mặt Trận vi phạm các tội này.”

Tôi sẽ thật là ấu trĩ nếu tôi hắt hủi, tránh bạn như tránh tà chỉ vì nghe ai đó khơi khơi tố rằng bạn là khủng bố mà không có dẫn chứng thuyết phục.

VietTimes: Ông Nguyễn Thanh Tú và cả ông Nguyễn Đình Thắng cho rằng việc ông Nguyễn Văn Khanh, giám đốc đài Á Châu Tự Do, xuất hiện trong một vài sinh hoạt có sự hiện diện của lãnh đạo hay đảng viên đảng Việt Tân cho thấy là RFA đã bị đảng Việt Tân lũng đoạn, và có sự mâu thuẫn lợi ích (conflict of interests). Bác sĩ nghĩ sao về những điều này?

BS Chấn: Ông Nguyễn Văn Khanh là một công chức không có nghĩa là ông không thể có cuộc sống tư nhân, tham gia các sinh hoạt hợp pháp như mọi công dân Hoa Kỳ. Ông NVK cũng không chỉ chơi riêng với VT mà chơi với nhiều đoàn thể hội đoàn khác, từng thân mật với nhiều lãnh đạo các tổ chức khác, từng làm MC cho nhiều sinh hoạt trong cộng đồng. Quen sâu, quen rộng là một trong những yếu tố giúp người làm truyền thông nhạy bén nắm bắt thông tin, dư luân. Tại sao lại chỉ đặt vấn đề ông Khanh với VT ở đây?

Nếu xét về mặt mâu thuẫn lợi ích thì chưa chắc giữa ông Khanh và ông Thắng ai vi phạm mâu thuẫn lợi ích hơn ai. Ông Thắng là giám đốc điều hành của BPSOS, một tổ chức từ thiện nhận được fund từ chính phủ, nhận những đóng góp trừ thuế từ thiên hạ, do đó phải chịu sự kiểm tra chặt chẽ của IRS, của các định chế cho fund, và chi thu phải minh bạch không được lạm dụng vào bất cứ việc gì khác ngoài việc từ thiện, và không được làm chính trị. Thế nhưng đồng thời ông Thắng lại là lãnh đạo của một liên minh chính trị mới đây với mục đích tạo sự thay đổi nơi VN (không mấy khác mục đích của VT).

Ông Thắng có xử dụng phương tiện, nhân lực, tài lực của BPSOS cho Liên Minh chính trị của ông không? Giữa việc chuyển qua lại mũ công chức và sinh hoạt đời tư của ông Khanh và việc chuyển qua lại cái mũ từ thiện phi chính trị và mũ chính trị nhắm vào nước ngoài Mỹ (mà ông Thắng gọi là yếu tố “ngoại bang”) của ông Thắng thì cái nào là mâu thuẫn lợi ích?

VietTimes: Nhưng bên ông Thắng có nêu vấn đề là RFA Việt ngữ của ông Khanh phỏng vấn ông Lý Thái Hùng, tạo cơ hội cho VT lên tiếng 1 chiều để phản biện phim Terror In Little Saigon, và trước đó còn chấm dứt hợp đồng với ông Lê Diễn Đức sau khi ông này chỉ trích VT. Như vậy có phải là thiên vị bênh VT thấy rõ?

BS Chấn: Đối tượng chính của RFA Việt ngữ là thính giả tại VN. Ta cũng biết là nhiều giờ đồng hồ trước khi phim Terror in Little Saigon đuợc công chiếu, truyền thông VC trong nước đã có bản dịch transcript của phim và từ đó VC đã phủ sóng báo đài tuyên truyền với dân rằng MT/VT đúng là tổ chức khủng bố như họ từng dán nhãn.

Thế thì nếu bạn là 1 cơ quan truyền thông đứng đắn, chủ trương thông tin khách quan đa chiều thì bạn làm gì? Phỏng vấn những người về hùa với thông tin tuyên truyền một chiều nêu trên, hay là phỏng vấn nạn nhân của những cáo buộc trong phim để thính giả có thông tin hai chiều hầu có thể tùy nghi thẩm định? RFA phỏng vấn ông LTH giúp cho thính giả, độc giả có được sự cân bằng thông tin trở lại. Theo dõi RFA, ta thấy họ không chỉ phỏng vấn VT mà họ đã từng phỏng vấn nhiều khuôn mặt khác nhau, từ nhiều tập thể khác nhau, trong từng trường hợp thời sự khác nhau.

Về trường hợp của Lê Diễn Đức, ông này không chỉ dùng danh từ thóa mạ VT mà còn thóa mạ cả tập thể VNCH thua trận. Tôi sẽ nghĩ RFA là truyền thông lá cải nếu họ vẫn hợp tác với những người có giọng điệu thóa mạ, xúc phạm một hay nhiều tập thể khác. Ta nên phân biệt giữa bài lý luận phân tích, phê bình lịch sự, xây dựng, và bài với giọng điệu chửi bới, xúc phạm người khác; hai trình độ và tư cách khác nhau xa. Bên Mỹ nhiều ký giả bị sa thải khi viết không đúng chuẩn mực nhà báo, xúc phạm người khác, nên chuyện chấm dứt hợp đồng với Lê Diễn Đức là chuyện không lạ để RFA duy trì được chuẩn mực truyền thông cao.

VietTimes: Trong trả lời phỏng vấn, ông Nguyễn Đình Thắng đề cập đến trường hợp ông Huỳnh Bá Hải và xác nhận rằng những điều mà Ông Hải nêu ra trong lá thư gởi Bà Dân Biểu Sanchez là đúng. Xin ông cho biết hư thực về vấn đề này?

BS Chấn: Ông Nguyễn Đình Thắng tung hứng với ông Huỳnh Bá Hải nhưng lá thư ông Hải đã nói điều sai sự thật. Ông Hải nói rằng ông ta chạy sang Bangkok xin tỵ nạn vào tháng 1/2010. Thật ra, ông Hải đã lánh nạn tại Thái Lan từ tháng 8/2009 và lúc đó ông là một đảng viên Việt Tân. Với truyền thống đùm bọc của đảng Việt Tân, chúng tôi đã cưu mang ông Hải, lo việc cư trú, ăn ở và kể cả học hành cho ông trong thời gian này. Ông đã được đưa vào một trường đại học tại Chiang Mai, Thái Lan để học, trong khi chờ đợi cơ hội để ông có thể quay về Việt Nam tiếp tục hoạt động theo ý nguyện của ông.

Có một câu hỏi có thể bật ra ngay ở đây là ông Hải đang bị khó khăn, tại sao lại muốn quay về VN, có phải VT ép uổng để đẩy ông vào vòng tù tội hay bị thủ tiêu không? Tôi có thể nói ngay rằng đảng Việt Tân không hề ép bất kỳ đảng viên nào làm điều gì trái với ước nguyện của họ, và trên tinh thần tự nguyện dấn thân hy sinh, các đảng viên đã chấp nhận ngay cả việc lao vào chốn hiểm nguy.

Mục tiêu đấu tranh của Việt Tân là chấm dứt chế độ độc tài CSVN, mang lại dân chủ, nhân quyền để canh tân đất nước. Không thể đạt được điều này nếu ta chỉ la ó, hay vận động từ hải ngoại mà thôi. Vì vậy, từ trước đến nay, chúng tôi luôn luôn khuyến khích mọi đảng viên Việt Tân nếu có điều kiện và cơ hội, tiến hành những nỗ lực đấu tranh ngay trên đất nước. Nhiều đảng viên ở hải ngoại đã quay về để đồng cam cộng khổ với anh em và đồng bào trong cuộc đấu tranh chung. Nhiều đảng viên trong nước, khi bị truy lùng phải lánh nạn ra ngoài, cũng tìm cách trở về khi hoàn cảnh cho phép để tiếp tục đấu tranh ngay trên đất nước.

Khi ra lánh nạn tại Thái Lan vào tháng 8/2009, ông Hải cho biết ý nguyện của ông là muốn quay về để tiếp tục hoạt động và xin tổ chức hỗ trợ ông được tiếp tục học trong khi chờ đợi cơ hội. Chúng tôi đã giải quyết theo ý nguyện của ông Hải và đã giúp Hải nơi cư trú, tiền học phí trong nhiều tháng tại một trường đại học ở Chiang Mai.

Đến cuối tháng 1/2010, ông Huỳnh Bá Hải báo cho tổ chức là ông thay đổi ý định. Ông muốn ra đi tỵ nạn tại Mỹ, và thông báo là ông vừa gửi cho bà Dân biểu Sanchez một lá thư để xin can thiệp. Chính ông Hải đã chuyển lại cho chúng tôi lá thư của ông đề ngày 29/1/2010.

Trước ý nguyện mới này, chúng tôi đã bắt đầu một số nỗ lực vận động tỵ nạn cho ông Huỳnh Bá Hải và nói rõ với ông là tiến trình đi tỵ nạn tại Mỹ sẽ mất nhiều thời gian. Trong khi đó, thời gian xin đi tỵ nạn tại một số nước Âu Châu sẽ được rút ngắn hơn nhiều. Ông Hải xin một thời gian để suy nghĩ. Nhưng đến đầu tháng 3/2010, ông Hải xin được rời khỏi Việt Tân, và cám ơn những gì tổ chức đã cố gắng giúp cho ông trong nhiều tháng qua.

Tham gia vào đảng Việt Tân là sự tự nguyện của tất cả đảng viên. Khi muốn ngưng, mọi đảng viên đều có thể rời khỏi tổ chức. Do đó, kể từ đầu tháng 3/2010, ông Huỳnh Bá Hải không còn là đảng viên Việt Tân. Mối quan hệ giữa ông Hải và Việt Tân chấm dứt từ đó, trên căn bản mà tôi hiểu là tốt đẹp.

VietTimes: Ông Nguyễn Đình Thắng nói rằng trường hợp ông Huỳnh Bá Hải không phải là trường hợp duy nhất, và cho biết trong thời gian qua, ông Thắng đã âm thầm giúp đỡ nhiều đảng viên Việt Tân bị đảng bỏ rơi tại Thái Lan. Xin bác sĩ cho biết nhận định của ông về cáo buộc này?

BS Chấn: Đây là sự cáo buộc mà tất cả đảng viên Việt Tân đều cảm thấy bị xúc phạm, vì ai trong chúng tôi cũng đều hãnh diện với truyền thống đã có từ rất lâu của tổ chức. Đó là tình chiến hữu, đó là tinh thần không bao giờ bỏ rơi anh em. Truyền thống này đã có từ thập niên 80, khi những chiến hữu đầu tiên của chúng tôi vượt những chặng đường đầy hiểm nguy để tìm cách về chiến đấu trên đất mẹ. Nếu không có tình chiến hữu và sự đùm bọc lẫn nhau, có lẽ chúng tôi đã không thể vượt qua những chặng đường khó khăn trong quá khứ, và đảng Việt Tân đã không thể tồn tại cho đến ngày nay.

Với tình chiến hữu, chúng tôi đã cưu mang ông Huỳnh Bá Hải trong nhiều tháng, trước khi ông quyết định rời khỏi tổ chức. Với tình chiến hữu, chúng tôi cũng đã cưu mang nhiều đảng viên hay gia đình của họ, khi trên bước đường đấu tranh họ gặp những khó khăn, trở ngại. Đối với chúng tôi, mỗi đảng viên đều là một bộ phận không thể tách rời của đại gia đình Việt Tân. Chúng tôi sống chết có nhau và không bao giờ bỏ nhau trong lúc hoạn nạn. Sự gắn bó chặt chẽ của đảng viên Việt Tân từ trong cho đến ngoài nước minh chứng điều đó.

Ngoài việc hỗ trợ cho chiến hữu của mình, các đảng viên VT cũng còn hỗ trợ rất nhiều các nhà đấu tranh trong nước không phải là VT qua nhiều cách và hình thức khác nhau, nhiều khi không minh danh VT vì an toàn cho người được hỗ trợ. Các đảng viên VT trong nước cũng nhận được những hỗ trợ từ bên ngoài VT, và khi ra tù họ đã cám ơn tất cả mọi người.

Sự hỗ trợ từ ngoài vào trong nước và cùng làm việc với nhau không phân biệt VT hay tổ chức nào khác là điều tuyệt vời và cần thiết, thể hiện tình liên đới đoàn kết giữa những người cùng chung lý tưởng. VT rất hân hạnh góp phần mình trong việc hỗ trợ này mà không cần kể công vì thấy đó là chuyện nhỏ bình thường

VietTimes: Sau khi phim Terror in Little Sài Gòn chiếu hôm 3 tháng 11, ông Nguyễn Đình Thắng đã có hai cuộc phỏng vấn và một số bài viết có mục tiêu ám chỉ, cáo buộc Mặt Trận/ Việt Tân là tổ chức khủng bố nhưng đảng Việt Tân không lên tiếng, tại sao như vậy, liệu Mặt Trận/Việt Tân đã có làm điều gì sai trái chăng?

BS Chấn: Từ trước đến nay MT/VT ít khi lên tiếng trả lời các cáo buộc tấn công mình, nếu có lên tiếng thì là chẳng đặng đừng và chỉ chừng mực rồi thôi. Vì sao? Chúng tôi quan niệm những lời cáo buộc không bằng chứng khả tín thuyết phục thì không đáng để mất thì giờ phản biện vì:

a. Chúng ta sống tại xã hội văn minh, nơi mà nguyên tắc của luật pháp luôn là “những người cáo buộc có trách nhiệm phải thuyết phục chứng minh rằng người mình tố cáo phạm tội, chứ không phải người bị cáo buộc phải chứng minh rằng mình vô tội.” Đây là lẽ công bằng và hợp lý.

b. Thử tưởng tượng nếu MT/VT phải trả lời tất cả các cáo buộc lớn nhỏ thì chúng tôi làm sao có thể tập trung vào mục đích nhắm tới, đó là đem lại tự do dân chủ, và độc lập chủ quyền cho VN? Trong trường hợp này, CSVN cũng như kẻ xấu chỉ việc dựng chuyện xấu về MT/VT rỉ rả liên tục là có thể cột chân chúng tôi ngay trên bàn phím và dư luận, thế là chúng tôi sẽ không còn thì giờ đấu tranh hữu hiệu tạo áp lực lên chế độ CS nữa.

c. Những đôi co qua lại không dứt sẽ dễ đưa đến một tình trạng bát nháo trong cộng đồng khiến bà con dễ chán nản, mất niềm tin vào công cuộc đấu tranh chung. Không có niềm tin, chúng ta sẽ không thể đoàn kết và hợp quần xây sức mạnh, cũng như không thể bật dậy sức đề kháng của toàn dân để chấm dứt bạo quyền và bảo vệ đất nước.

Chúng tôi lấy hoạt động thực tế và thái độ ứng xử của những con người VT để soi sáng bản chất của tổ chức, thay vì những lời nói hô hào suông hay tranh cãi rối mù. Chúng tôi tin tưởng rằng với thời gian, bà con đã có thể kiểm nghiệm xem VT thực sự tốt hay xấu.

Trong tinh thần lấy dài hạn soi sáng ngắn hạn đó, chúng tôi rất vui khi thấy càng ngày càng nhiều bà con thương và tin tưởng chúng tôi sau một thời gian ban đầu hồ nghi, bị xao động trước những tuyên truyền, đánh phá, chửi bới VT ra rả từ những kẻ đối nghịch. Bà con đã có thời gian dài để tiếp cận, theo dõi, chứng kiến, tham dự và tham gia vào các hoạt động đấu tranh thực sự, vì tình thương chứ không phải vì hận thù của VT

Và chính nhờ vào sự ủng hộ và tin tưởng của bà con, phần lớn thầm lặng nhưng tiếp tay cụ thể bằng hành động, mà VT vẫn còn đây sau bao thăng trầm sóng gió, để có những đóng góp vào công cuộc đấu tranh chung cùng đồng bào trong cũng như ngoài nước, khiến VC phải nỗ lực tìm cách triệt hạ.

VietTimes: Trở lại vấn đề giữa TS Nguyễn Đình Thắng và VT, nhiều người không khỏi liên tưởng đến các cuộc vận động tranh cử Tổng Thống tại Hoa Kỳ hiện nay với các ứng viên tấn công triệt ha nhau và tự đề cao mình để mong hốt phiếu quần chúng. Phải chăng giữa ông Thắng và VT có sự tương tranh để giành lấy ảnh hưởng và sự ủng hộ của chính giới Hoa Kỳ lẫn quần chúng VN, để chuẩn bị cho việc hốt phiếu trong cuộc bầu cử tương lai hầu nắm quyền tại VN? Vì vậy mà ông Thắng mới công khai đánh VT nhân vụ 1 nhóm truyền thông Hoa Kỳ làm phim đánh Mặt Trận?

BS Chấn: Câu hỏi khá lý thú. Ông Nguyễn Đình Thắng có tự đề cao mình và tìm cách triệt hạ VT để chuẩn bị tranh cử tại VN hay không thì tôi không thể nói thay ông Thắng được, và xin để bà con nhận xét, suy diễn. Tôi chỉ xin trình bày quan điểm của VT.

Việt Tân không chủ trương “tranh giành phiếu” khi chế độ độc tài còn ngự trị trên đất nước. Trước khi tiến tới một cuộc bầu cử công bằng tại VN, chúng ta còn phải qua giai đoạn thiết lập một môi trường sinh hoạt dân chủ đa nguyên trong đó ĐCSVN không còn khả năng gian lận, chèn ép, khủng bố các ứng cử viên đối lập.

Giai đoạn này hiện nay còn cam go và tất cả chúng ta cần tập trung để đạt được điều kiện này càng sớm càng tốt. Vì càng chậm trễ, CSVN sẽ càng có thì giờ để củng cố, chuyển hóa sang một hình thức dân chủ biểu kiến vẫn trong vòng kiểm soát của chế độ để giành được thế chính danh trong màn kịch dân chủ trước quốc tế.

Vì tính cam go và cấp bách của giai đoạn đấu tranh hiện nay, VT không hề chủ trương gây sự, cản phá bất cứ thành phần nào đang đồng hành cùng mình. Ngược lại chúng tôi mong muốn tất cả các nhóm, các cá nhân đấu tranh, từ các XHDS, VOICE, đến BPSOS của ông Thắng v.v… đều đạt được những thành quả tốt, và càng nhiều càng hay, để đóng góp vào công cuộc đấu tranh chung.

Dù tổ chức nào đạt được thì thành quả vẫn là những thắng lợi chung. Tranh chấp với những người bạn đồng hành rốt cuộc rồi chỉ làm trì trệ chính mình và công cuộc đấu tranh chung. Trong khi đó, chính những thắng lợi và thành quả tốt này của các bạn đồng hành sẽ là nguồn kích thích cho VT và các đảng viên phải làm tốt hơn, cố gắng hơn để khỏi bị quê tụt hậu đằng sau. Nếu gọi đó là sự cạnh tranh, chuyện khá bình thường trong xã hội đa nguyên, thì đó là sự cạnh tranh tích cực, lành mạnh trong tinh thần thi đua ai làm tốt hơn, chứ VT không chủ trương cạnh tranh bằng tinh thần của những con cua trong rọ nhược tiểu, con nào mới ngoi lên thì bị đồng loại cản phá, kéo xuống.

Chúng tôi tin tưởng vào tiềm năng vô hạn của dân tộc Việt trong đó có đảng viên VT, và tin rằng sự thi đua tích cực sẽ giúp bộc lộ, phát huy được khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi con người, mỗi tổ chức. Người thắng cuộc sau cùng chính là dân tộc Việt, để chúng ta đều có thể hãnh diện trở thành dân của một cường quốc tiên tiến trên thế giới. Cạnh tranh bằng cách cản phá người khác cho dở hơn mình, đạp người khác xuống để mình ngoi lên, chỉ làm cho dân tộc ta tiếp tục đắm chìm trong vũng lầy nhược tiểu.

VietTimes: Bác sĩ muốn chia sẻ gì thêm trước khi chia tay?

BS Chấn: Trước hết xin cảm ơn quý báo đã dành cho tôi cuộc trò chuyện này. Đối với quý vị đang theo dõi cuộc trò chuyện này, nếu quý vị là người có suy nghĩ độc lập và tích cực, muốn tìm hiểu trực tiếp những vấn đề cáo buộc VT, xin mời đến gần tiếp cận, và nhất là cùng làm việc với anh chị em VT chúng tôi; và cũng xin tìm đến tiếp cận, theo dõi tìm hiểu kỹ trực tiếp những người cáo buộc, nói xấu VT. Sau một thời gian dài, quý vị sẽ biết được ai thực ai hư, ai xấu ai tốt. Và quý vị sẽ có dịp đóng góp ý kiến cụ thể xây dựng giúp cho VT càng ngày càng hoàn thiện hơn. Cám ơn quý vị.

VietTimes: Kính chào Bs. Đặng Vũ Chấn. Cám ơn Bs. về buổi nói chuyện hôm nay.

Đăng Quang (VietTimes Atlanta)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.